Thứ Bảy, 26 tháng 12, 2015

KỲ TÍCH DIỆT SÂU

Cột và Kèo vốn là bạn chí cốt. Chúng thường buôn dưa lê về đủ thứ chuyện. Nhân một ngày cuối năm, sau khi đã "zô, zô!" vài phát và men đă bốc, Cột đố Kèo nêu được sự kiện nổi bật nhất của 2015. Kèo láu táu, đó là Đại hội Hội Nhà văn toàn quốc. Cóc phải. Là Đại hội toàn quốc Hội nhạc sĩ. Cóc phải. Là Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc. Cũng cóc phải nốt. Đó chỉ là những hoạt động theo thông lệ, kiểu "đến hẹn lại lên", nặng về hình thức và trình diễn mà thôi. Chú mày biết khônng, dân gian truyền nhau mấy câu vui phết: "Ghét nhau chung chiếu không ngồi/Chung chăn không đắp, chung nồi không ăn/Chỉ trừ cái Hội nhà văn/Ghét nhau như chó vẫn lăn xả vào." Còn về chuyện "thi đua" thì người dân xì xầm : Quái lạ, người người thi đua, ngành ngành thi đua, các đơn vị, cá nhân báo cáo thành tích nghe choang choang, hoành tráng lắm mà sao càng thi đua đất nước càng tụt hậu, lẽo đẽo theo sau các nước trong khu vực, từ nước đang phát triển thành nước "không chịu phát triển".
Thế theo bác đó là sự kiện gì nào, Kèo vặn. Cột vênh mặt phán, nghe đây! Đó là việc Hà Nội và TP HCM tuyên bố không có tham nhũng. Sững sờ tí chút rồi Kèo cãi, vô lí, ông Tổng khẳng định công cuộc chống tham nhũng "phức tạp và quá khó" rồi nhắc nhở "đánh chuột nhưng không làm vỡ bình", ông Chủ tịch thì bảo có "cả một bầy sâu", bà Phó Chủ tịch than vãn: "Người ta ăn của dân không từ cái gì"... Cột bảo thế nên mới có hai khả năng. Thứ nhất, các quân sư quạt mo của ông Tổng, ông Chủ tịch và bà Phó cung cấp thông tin rởm! Thứ hai, thông tin của các quân sư là chính xác, dưng mà thủ đô Hà Nội và TP HCM đã triệt để quán triệt tinh thần: chống tham nhũng hay là chết, nên đã chỉ đạo cực kì rốt ráo, quyết liệt, quyết liệt và quyết liệt cái mặt trận cam go và nóng bỏng này, lấy thành tích dâng lên Đại hội XII nên đã lập nên kỳ tích rực rỡ: ĐẨY LÙI QUỐC NẠN THAM NHŨNG, TIÊU DIỆT HẾT BẦY SÂU!
Nghiêng nghiêng cái đầu gật gù, Kèo reo lên em biết rồi khả năng thứ hai là trúng phóc vì cho đến nay không thấy ba vị trên đưa ra một lời cải chính nào cả (chứ chả phải như ông nghị DTQ bảo "tham nhũng nằm ở nhà quê" đâu). Chú mày thông minh đột xuất đấy. Khi mà Hà Nội và TP HCM, hai thành phố lớn và quan trọng bậc nhất, nơi tập trung phần lớn quan chức cỡ bự và có môi trường màu mỡ như thế mà không có sâu thì các tỉnh thành khác bói cũng chả ra con sâu nào dù bé tí tẹo. Suy ra, cả nước đã sạch sâu! Cho nên tớ hoan hỉ, lạc quan lắm. Sự kiện này quá xứng đáng là nổi bật nhất 2015 chứ gì nữa. Bác chỉ được cái nói đúng thôi! nhiệt liệt hoan hô Hà Nội và TP HCM! Ta cùng nâng li ăn mừng nào! Cột và Kèo "zô" một phát! Rồi "zô" phát nữa! Phát nữa! Rồi Cột cao hứng khua tay bảo sắp sang năm mới rồi, thể nào trong đít cua chúc mừng của các vị cũng có câu: "Xin vui mừng thông báo với đồng bào và chiến sĩ cả nước, năm qua chúng ta đã giành thắng lợi vẻ vang, từ nay đất nước sạch bóng bầy sâu." Ôi, "Chưa có bao giờ đẹp như hôm nay, non nước mây trời lòng ta mê say!" Cột ôm Kèo hát ông ổng. Thế là từ năm 2016 đất nước ta sẽ cất cánh bay vun vút, rồi sẽ thành rồng thành phượng, ngang ngửa sánh vai với các cường quốc năm châu! Trong tâm trí Cột bỗng âm vang câu hát véo von thuở nào: "Đất nước mình rồi sẽ thắm tươi, trong tương lai XHCN...". Cột vỗ đùi đánh đét: Cái ông nhạc sĩ tiên đoán thánh thật. Tài, tài thật, tiên s... !
Kèo phục Cột sát đất. Thảo nào các cụ dạy: "Không biết thì dựa Cột mà nghe!".
25/12/15
:Chi chú: Đăng lại bài của ông ban VĐT

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2015

Chúc THẦY thượng thọ an bình !


Đây là hình chụp quyển sách kèm theo tờ cart trên đó có bài thơ mà tác giả tặng cho học trò tôi và. Đó là Thầy Nghĩa (cách goi than mật đã quen thuộc đối vớ SV chúng tôi từ lâu rồi). thầy Nghĩa là một trong số ít giáo viên đầu tiên dạy lớp tôi khi Trường Ngoai Giao mới chân ướt chân ráo đến nơi sơ tán trên Bắc Thái. Đúng ra thầy là giáo viên chính của ĐH Sư Phạm và đã từng là đồng tác giả của một số quyển từ điển lớn ở VN , Hiện nay Thầy đã 80 tuổi vẫn là một cây bút sắc sảo của Hội Nhà văn VN với bút danh Nguyên Tâm và là một trong những cây bút chuyên sáng tác văn thơ Thầy còn là dịch giả của khá nhiều sách tiếng Anh.

Điều khiến tôi ngạc nhiên và thán phục là, tuy sau gần 40 năm thầy trò không gặp lại (cho đến cách đây quảng 1/2 năm tôi được một người bạn đưa đến nhà thăm Thầy, và qua đó được biết thầy vẫn nhớ tất cả bọn sinh viên chúng tôi cùng mọi điều của những ngày sơ tán. Mới đây, biết tôi bệnh nặng Thầy đã lọ mọ đến nhà thăm và tặng tôi quyển thơ mới sáng tác. Điều khiến tôi ngạc nhiên hơn là ở mặt sau tấm thiếp Thầy có đề tặng 4 câu thơ trong đó nói về tính cách của tôi. Tuy những tính đó gợi lại nguyên nhân thất bại trong cuộc đời công tác của tôi nhưng phải nói chúng hoàn toàn chính xác mà có lẽ chỉ một người Thầy rất hiểu trò mới khái quát được ngắn gọn và hóm hỉnh như vậy (xin mọi người chịu khó đọc trên mặt sau của tấm cart có đính kèm trong tấm ảnh)..
Nhân ngày Nhà giáo 20/11, do ốm đau không đến nhà thămThầy được, tôi xin mạn phép mượn status này để tỏ lòng cảm ơn và ngưỡng mộ sâu sắc của tôi đối với Thầy vậy! Xin kinh chúc Thầy tượng thọ và an bình./.
Trò Trần Kinh Nghị.

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Thử tìm lý do tạị sao bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công

                                            Bệnh viện Hồng  Ngọc với diện tích rất khiêm tốn

Nếu bạn đã một lần vào  bệnh viện  Hồng Ngọc tôi tin chắc bạn sẽ thấy đó mới đích thực là một bệnh viện. Tất nhiên chi phí ở đây  khá cao, nhất là so với thu nhập bình quân của  người Việt hiện nay. Nhưng đúng  như  người ta nói " Đắt xắt ra miếng"; bạn sẽ không có gì để than phiền  và không phải bận tâm lo chuyện "phong bì" - một trong những  mối lo khiến bạn và người nhà luôn canh cánh  trong  đầu, thậm chí ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của bạn.

Giá đắt của bệnh viện tư là hoàn toàn có lý vì họ phải trang trải mọi chi phí từ  đất đai , nhà của, trang thiết bị, lương nhân viên , v.v... Tôi nghĩ một bệnh viện công  thường chiếm những khu đất rất rộng gấp  chục làn của  bệnh viện Hồng  Ngọc và và  thường có vị trí "đắc địa". Tất cả các bệnh viện công đều được Nhà nước trợ giúp phần lớn  cơ sở vật chất từ đất đai, trang thiết bị  bằng kinh phí ban đầu và  hàng năm và được ưu tiên tuyển chọn  một đội ngũ bác sĩ  nhân viên tay nghề  cao và số lượng rất "đông đảo" nhưng chất lượng dịch vụ  phải nói là rất kém (Bản thân tôi nằm  nhiều  bệnh viện  nhưng có thể nói, trừ một số đặc biệt hoặc "người nhà",  chưa bao giờ được nói chuyện trao đổi  quá 2-3 phút với  bác sĩ thì làm sao bác sĩ hiểu được tình trạng bệnh tình của bệnh nhân (thậm chí  còn bị "hiểu nhầm" đáng tiếc gây hậu quả về lâu dài). Mọi chăm sóc ban đêm và cả một phần ban ngày đều cho "người nhà bệnh nhân " (thực chất là đội ngũ không thể thiếu tại các bệnh viện công lâu nay và họ được "sai bảo" như người của  bệnh viện vậy ! "Tôi có rất nhiều dẫn chứng về điều này nhưng không tiện nói hết ra đây.

Bằng mấy lời ngắn gọn này tôi không có ý định phê phán hay chê , khen  bênh nào hoặc cá nhân nào mà chỉ  muốn nêu lên một thực tế tôi đã từng trải qua để chúng ta cùng suy ngẫm nhằm phấn đấu cho một nền y học nước nhà sánh kịp với quốc tế để dân ta được nhờ. Nhiều thế hệ người VN đã chìm đắm quá lâu trong cái gọi là "chế độ bao cấp"- một khái niệm rất mơ hồ mà vẫn được duy trì lâu thế có lẽ là do một bộ phận muốn duy trì vì lợi ích cá nhân hoặc "tập thể" của họ. Rõ ràng một phần lớn số kinh phí bao cấp của Nhà nước phải  chui vào tư túi của nhóm người đó hoặc bị lãng phí do không được quản lý và sử dụng một cách hợp lý..

Chắc có nhiều ý kiến cho rằng " Hồng Ngọc thu viện phí cao thế thì dịch vụ tốt là điều tất nhiên". Nhưng theo tôi vấn đề sâu xa không phải ở viện phí đất.  Tôi cho là vấn đề nằm ở khâu tổ chức , quản lý và sử dụng nhân sự. Và không ai khác, Nhà nước, cụ thể là các  Bộ và  cơ quan hữu trách, cần kiên quyết ra tay xử lý rốt ráo thì chắc chắn sẽ giải quyết được. Chúng ta hy vọng một ngày không xa các bệnh viện công sẽ không kém gì bệnh viện tư như Hồng ngọc, Vimax... và lúc đó giá thành sẽ tự nhiên hạ thấp xuống  ./.   

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Nhân sự kiện Cu Ba và Mỹ đạt được thỏa thuận bình thường hóa, xin bàn đôi điều về quan hệ Việt-Trung

Sau sự kiện Cu Ba và Mỹ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hê đã rộ lên những so sánh về quá trình bình thường quan hệ Việt-Mỹ với quá trình bình thường quan hệ Cu Ba- Mỹ. Có ý kiến cho rằng "VN đi nhanh hơn", ý kiến khác cho rằng "Cu Ba đi chậm nhưng chắc” và sẽ tiến nhanh hơn VN, v.v...

Mọi sự so sánh đều có thể. Nhưng nếu xét  về bản chất sẽ thấy sự so sánh này là hoàn toàn khập khiễng, nếu không nói là hời hợt vì không tính đến 2 yếu tố cơ bản:

1. Mỹ là đối tượng cố hữu của nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ca Ba; trong khi đối tượng của VN là TQ. Đây là yếu tố quyết định tiến trình nhanh-chậm, mức độ "mở cửa"của hai trước nhỏ trước hai kẻ thù khổng lồ có biên giới "đất liền đất, biển liền biển" (riêng Cu Ba còn có căn cứ quân sự Wantanamo của Mỹ đóng bên trong lãnh thổ của mình);

2. Lãnh đạo và nhân dân Cu Ba có lẽ nhận thức rõ điều này hơn lãnh đạo VN nhận thức về TQ (nếu không nói là VN còn "lẫn lộn bạn thù"). Điều này thể hiện khá rõ qua đường lối chính sách của 2 nước. Cho đến nay các thế hệ chính quyền Cu Ba vẫn bám sát đường lối của mình, có thể nói trừ phi xảy ra trường hợp biến động chính trị làm thay đổi chính quyền, chắc chắn Cu Ba sẽ không bao giờ buông bỏ mục tiêu này. Và do đó, quá trình bình thường hóa quan hệ Cu Ba-Mỹ đã mất ½ thế kỷ mới bắt đầu trở lại bình thường hóa và chắc chắn sẽ còn nhiều gập ghềnh trong quá trình đàm phán cụ thể và không thể nhanh như nhiều người tưởng. Trong khi đó VN chỉ mất hơn 10 năm và đã có thể đạt thảo thuận bình thường hóa quan hệ với TQ, không những thế đã nhanh chóng khôi phục các mối quan chính trị rất thân thiện với nhau. Đặc biệt nền kinh tế VN nhanh chóng bị kinh tế TQ lấn át.  

Như trên vừa nói, xét về đối tượng kẻ thù và mục đích độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì điều khác nhau cơ bản giữa VN và Cu Ba là kẻ thù chính của VN không ai khác mà luôn là TQ; kẻ thù chính của Ca Ba là Mỹ. Nếu VN vì lý do nào đó nhìn nhận sai lệch kẻ thù chính thì vô cùng nguy hiểm. Trên thực tế mấy ngàn năm qua VN có thời kỳ nhận thức rõ, có thời kỳ bị sao nhãng. Đó chính là nhược điểm cố hữu của VN.

Chỉ khi nào bị TQ xâm lược người Việt Nam đều quật khởi đánh thắng quân xâm lược. Không kể thời kỳ tiền sử khi tổ tiên người Việt (Bách Việt) còn làm chủ cả miền Nam sông Dương Tử, thì người Việt đã tuyên bố độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ rồi, tiêu biểu là nước Nam Việt (Triệu Đà)(*), thời Hai Bà Trưng, thời Lê Hoàn 981(được cho là chủ nhân đích thực của bài thơ 

"Nam quốc sơn hà Nam Đế cư;
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư;
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm;
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư" .
(Cũng có thuyết coi đây là "Tuyên ngôn độc lập" của Lý Thường Kiệt năm 1077).

Tiếc rằng ngày nay người VN vì lý do chính thân TQ đã dần hiểu sai lịch sử chính thống của mình., không tin mình có lịch sư ngót 5 ngàn nă ( từ 2789 TCN). Để chứng minh điều này dưới đây là ảnh tôi chụp (trang đầu) của cuốn sử tóm lược đầy đủ rõ ràng về lịch sử hơn 4.000 năm của VN do đích thân Bác Hồ viết tay và vẽ tranh minh họa - tiêu đề “Lịch sử nước ta” được “Việt Nam Tuyên truyền Bộ” xuất bản tháng 2/1942. 


Tôi nghĩ đây là tư liệu vô cùng quý giá không chỉ về lịch sử mà còn để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Bác Hồ. Tuy nhiên không hiểu vì lý gì nó hầu như không được nhắc đến ngày nay.

Sang thời cận đại không thể không nhắc đến vai trò vô cùng to lớn của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ (1753-1792) , đặc biệt với kế hoạch định đòi lại Lưỡng Quảng, nhưng không may bị bạo bệnh ông mất vào thời kỳ sung sức nhất khi mới 39 tuổi.

Lịch sử chống kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc của dân tộc VN oai hùng là vậy, nhưng tiếc rằng, luôn luôn tồn tại tình trạng các chế độ cầm quyền trong các thời kỳ khác nhau vì lợi ích riêng của họ đã chọn cách quy phục Vương Triều Phương Bắc. Điều này dễ hiểu vì đó là do ảnh hưởng của hàng ngàn năm Bắc thuộc, hơn nữa thời xưa VN chưa có những "thế lực thứ ba" để dựa vào như ngày nay. Các phong trào canh tân của nhiều vị chí sĩ và ý đồ cải cách của họ cũng đều chết yểu vì nhiều lý do khác nhau. 

Có thể nói tình trạng này vẫn còn đến bây giờ. Tuy nhiên, đây là một chủ đề hết sức phức tạp và tế nhị không thể đem ra bàn cãi bây giờ, xin gác lại để lịch sử phán xét. Chỉ xin nhắc lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979 do chế độ Trung Hoa cộng sản chủ động gây ra. Đó không phải lần đầu TQ hiện nguyên hình bản chất bành trướng xâm lược đối với VN. Ý đồ thôn tính VN của nước Trung Hoa cộng sản còn mạnh hơn cả mọi thời thời kỳ phong kiến. Điều này được thể hiện trong nhiều phát biểu kín hoặc công khai của giới lãnh đạo nước này như Mao Trạch Đông , Đặng Tiểu Bình v, v... 



  Cuộcchiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 tàn bạo như thế nhưng người ta vẫn đang             tâm đục bỏ những biểu tượng dựng lên trước đó để làm hài lòng TQ

Trong bối cảnh tình hình mới, lịch sử dường như lặp lại khi Tổng BT Lê Duẩn ngay ngay sau đại thắng 30 tháng 4/1975 và thống nhất đất nước đã chỉ ra TQ mới là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất của VN. Có thể nói , những chủ trương đường lối mới do Tổng BT Lê Duẩn đề xướng thời kỳ sau giải phóng miền Nam không tránh những mặt sai lầm chủ yếu về kinh tế -xã hội, nhưng quan điểm của ông đối với TQ là đúng hướng và rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa con đường bảo vệ độc lập chủ quyền và tương lai phát triển lâu dài của dân tộc trong thời đại mới. Và quan điểm này của ông đã được nhiều vị lãnh đạo cùng thời như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng NG Nguyễn Cơ Thach, Thứ trưởng NG thứ nhất Trần Quang Cơ và nhiều cán bộ chuyên gia cao cấp của Bộ Ngoại giao và TW Đảng thời đó công ủng hộ. Riêng Ông Nguyễn Cơ Thạch đã đánh đổi bằng sinh mệnh chính trị của mình và bị phế truất lập tức mọi chức vụ do chống lại "giải pháp đỏ" Thành Đô. Điều quan trọng hơn là chủ trương mới của Tổng BT Lê Duẩn đã được được ghi rõ trong Hiến pháp nước ta năm 1980. Dưới đây xin trích lại nguyên văn Lời mở đầu Hiến pháp: 

“Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”

(Để có thêm thông tin cụ thể bạn nên đọc Sách trắng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ": Sự thật 30 năm quan hệ Việt-Trung” Nhà XB Sự thật 1979)

Tiếc thay, chỉ hai năm sau khi Tổng Bí Thư Lê Duẩn qua đời, các thế lực thân TQ lại trỗi dậy với lối tư duy cũ đã vội vã cầu hòa với nhà cầm quyền Bắc Kinh bất chấp bao hy sinh xương máu, của cải và thời gian mà dân tộc đã bỏ ra trong 2 cuộc chiến Biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc. Điều đáng tiếc là vào thời kỳ đó nếu xét về tương quan lực lược trên mặt trận à quốc tế VN thực sự có nhiều lợi thế để đàm phán sòng phẳng với TQ với một số lựa chọn mà TQ rất lo sợ , ví dụ, chấp nhận  "quốc tế hóa vấn đề CPC đồng thời không khai tội ác của TQ trong cuộc chiến tranh biên giới. Thế yếu của TQ thời kỳ đó là kinh tế kiệt quệ và bị thế giới lên án sau vụ Thiên An Môn.

Do đánh giá sai tương quan lực lược và đặc biệt bị ràng buộc bởi "ý thức hệ" Đoàn VN đã chấp nhận gần như mọi điều kiện do Bắc Kinh đưa ra. Những nội dung này đến nay vẫn chưa được bạch hóa.


    Lãnh đạo VN chỉnh tề trong lễ ký thỏa thuận Thành Đô

Không cần nhắc lại, ai cũng biết VN không bao giờ chủ trương đối đầu với TQ, cũng không "đi với bên này chống bên kia". Nhưng nguyên tắc baats di bất dịch của VN phải là sự bình đẳng thật sự trong mọi quan hệ với TQ trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đây là nguyên tắc VN không thể đánh mất vì bất cứ lý do gì. Nhưng tiếc rằng trên thực tế , vì những mối quan hệ ràng buộc "ý thức hệ", có thể nói, đến nay VN chưa làm được điều này, vẫn áp dụng chính sách cân "bằng giữa hai cường quốc Trung, Mỹ mà thực chất luôn nghiêng về phía TQ . Và chính sách này liên tục bị phía TQ triệt để lợi dụng khiến  VN luôn phải bị động chống trả chiến tranh từ phía TQ mà không có các mối quan hệ với các nước thứ ba để răn đe để TQ phải e ngại mỗi khi đánh VN. 

Gần đây, do phía TQ "không đặng đừng" nóng lòng thực hiện ý đồ bá quyền Biển Đông, rõ nhất là sau vụ giàn khoan 981 đồng thời ráo riết điên cuồng chiến dịch tôn tạo mở rộng 7 bãi đá ngầm thành đảo nổi và xây dựng những căn sân bay, bến cảng, trạm ra đa v.v.. để lộ rõ dã tâm. Những hành động này khiến nhân dân VN và thế giới nhận rõ nguy cơ sát sườn đối với độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN cũng như của một số quốc gia ven biển cũng như sự an toàn của tuyến hàng hải quốc tế xuyên qua Biển Đông. 


                                          TQ đang tôn tạo đảo tại Gạc Ma

Sự phản ứng của MỸ, Nhật và quốc tế lên mức cao chưa từng có. Washington bất chấp mọi cảnh báo của Bắc Kinh đã cử máy bay, tàu chiến giám sát trên vùng trời và phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Gần đây cả Nga được TQ hy vong tranh thủ lôi kéo làm đồng minh cũng đã chính thức nêu rõ "không đứng về bên nào" trong tranh chấp Biển Đông. Tại HN Ngoại Trưởng ASEAN- ARF mới đây, Bắc Kinh buộc phải "xuống thang" tuyên bố "ngừng tôn tạo đảo" và và "sẵn sàng thảo luận với ASEAN...", mặc dù ai cũng biết đây chỉ là thủ hoãn binh mà thôi.

Đó và việc  của TQ với thế giới. Nhưng với VN thì sao? Kể từ sau chuyến thăm được đánh giá "lịch sử " của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ tháng 8 vừa qua , dư luận ở cả MỸ và VN cũng như thế giới đều có hy vọng VN đang rời bỏ lối mòn thân Tàu...Nhưng thực sự mà nói chưa có gì để đảm bảo cho hy vọng này thành hiện thực, nhất là khi đường lối cơ bản của Đảng vẫn còn đó. Và sẽ thật sự đáng tiếc nếu giới lãnh đạo VN lại để tuột mất cơ hội này./.

Trần Kinh Nghi

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Dân trí có hạn hay quan trí có vấn đề?

Nguyễn Văn Tuấn / Basam 05-06-2015

Cứ mỗi lần Quốc hội nhóm họp là người dân có dịp nghe những lời hay ý đẹp của các đại biểu, và năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn như trong cuộc thảo luận về trưng cầu dân ý một ông dân biểu Hà Nội nói rằng cần phải xem “lòng đảng” ra sao. Tôi đọc đi đọc lại mà không hiểu cái “lòng đảng” là cái gì mà cần phải xem xét. Mượn ý cụ Nguyễn Du, có ai lấy thước mà đo … lòng đảng được? Một ông khác thì nói “dân trí thấp, không thể tuỳ tiện trưng cầu” (1). Hi vọng là báo chí tường thuật đúng những gì ông nói. Ông là một quan chức trong Hội nhà báo, tức là thuộc nhóm có học, mà nói như thế thì quả là đáng ngạc nhiên.
Vì ngạc nhiên, nên tôi tò mò kiểm tra xem tình hình dân trí của ta như thế nào, và kết quả có lẽ sẽ làm bạn ngạc nhiên. Sau đây là vài số liệu chính dựa vào điều tra dân số năm 2009 (tức là hiện nay đã khá hơn) (2):
  1. Gần 94% người dân biết đọc, biết viết;
  2. Khoảng 1/4 người Việt xong trung học hay cao hơn;
  3. Ở người trên 15 tuổi, 4.2% có bằng cử nhân và 0.2% có bằng sau đại học;
Việt Nam có hơn 100 ngàn thạc sĩ, 24 ngàn tiến sĩ, 10 ngàn giáo sư và phó giáo sư (3). Ngoài ra, chúng ta còn biết rằng Việt Nam có nhiều tướng lãnh có bằng tiến sĩ và học hàm giáo sư.
Niên học 2011-2012, Việt Nam có 215 trường cao đẳng, 204 trường đại học, với 756 ngàn học sinh cao đẳng và 1.4 triệu sinh viên đại học.
Nói chung, nhìn qua những con số trên, rất khó nói rằng dân trí Việt Nam còn thấp. Nếu nhìn vào con số giáo sư và tiến sĩ, Việt Nam còn cao hơn cả Thái Lan (vốn chỉ có 5414 phó giáo sư và 708 giáo sư).
Ở VN có một nghịch lí rất đáng chú ý. Khi nói về thành tựu giáo dục thì các quan chức thích nói rằng nền giáo dục ưu việt đã thành công xoá mù chữ, rằng dân ta thông minh và sáng tạo. Nhưng khi có ai đề nghị cải cách thể chế, phục hồi các quyền căn bản của công dân (như tự do báo chí, tự do ngôn luận, trưng cầu dân ý) thì chính những cán bộ này lại nói rằng trình độ dân trí còn thấp, chưa thể cải cách được. Hiếm thấy các quan chức Việt Nam khinh thường dân như thế. Ấy thế mà họ lúc nào cũng oang oang nói là đầy tớ của nhân dân!
Nhưng những dữ liệu tôi vừa trình bày trên đây cho thấy dân trí Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, hãy giả dụ rằng người dân thiếu thông tin, thì nhiệm vụ của Nhà nước là phải cung cấp cho họ thông tin đa chiều để nâng cao nhận thức và “dân trí”. Nhưng rất tiếc là các cán bộ trong chính quyền chưa làm (hay chưa dám làm) việc nâng cao dân trí bằng cách cung cấp thông tin cho người dân.
Thật ra, những người mở miệng nói dân trí thấp chính là “suy bụng ta ra bụng người” — chính cái quan trí của họ mới thật sự thấp.
___
Ghi thêm: Hôm nay, ông dân biểu này đính chính rằng ông ủng hộ trưng cầu dân ý, nhưng chỉ hạn chế trong một số vấn đề (4). Ông không nói những vấn đề nào không nên trưng cầu dân ý, có lẽ chính ông cũng không biết.
Ông “đá banh” sang một ông giáo sư luật tên là Nguyễn Đăng Dung, nói rằng ông Dung là người nói trình độ dân trí VN còn thấp và trưng cầu ý kiến chỉ gây hại. Chưa biết có thật sự Gs Dung nói câu đó. Thật ra, bất cứ ai, kể cả những người có chức danh giáo sư, mà nói thế thì tôi nghĩ cái trí của người đó cũng thấp thế thôi, đâu có đáng để tham khảo. Vấn đề là chứng cứ, chứ ý kiến cá nhân của ông ấy chẳng có giá trị gì.
====
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/241118/trung-cau-y-dan-phai-xem-long-dang.html
(2) http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/FINAL_Factsheet_Education_ENG.pdf
(3) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/ve-nhung-con-so-giao-su-pho-giao-su-vn.html
(4) http://vtc.vn/noi-trinh-do-dan-tri-thap-bi-phan-ung-dai-bieu-ha-minh-hue-len-tieng.2.556547.htm

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Bắc Kinh báo hiệu: Không còn hiền lãnh ở Biển Đông nữa

Tác giả: Andrew Browne- Wall Street Journal 2/6/2015/ Người dịch: Trần Văn Minh

Ở vào thế giành quyền kiểm soát hồ” của mình, Trung Quốc rút lại sự khoan dung lâu dài dành các nước láng giềng
Đô đốc Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã 'kiềm chế hết mức' ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
Đô đốc Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã ‘kiềm chế hết mức’ ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
SINGAPORE—Cách Trung Quốc xem các tranh chấp chủ quyền đang sôi động ở Biển Đông, rằng sự nhẫn nại của họ đã đi quá xa.
Các nước nhỏ hơn ở quanh vùng biển gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia đã thách thức sự kiên nhẫn của Bắc Kinh bằng cách đưa ra các tuyên bố chủ quyền trên nhiều đảo nhỏ, công trình xây dựng trên các đảo này và thăm dò năng lượng ở vùng biển xung quanh. Thật vậy, những hành động này đi trước bất kỳ hành động nào của Trung Quốc. Nhưng sự khoan dung cũng có giới hạn.
Cảm nghĩ về tính chính đáng này đã dẫn Trung Quốc tới dự án xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa, mà hiện nay là tâm điểm của một cuộc khủng hoảng đang gia tăng trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Và điều này đến từ một quan điểm lịch sử xa xưa. Trung Quốc chỉ đơn thuần trả lại những gì họ gọi là “vùng biển gần” của họ cho nhà nước mà họ tin rằng nhà nước này đã hiện hữu hàng ngàn năm – như là một cái “hồ” của Trung Quốc – trước kỷ nguyên chủ nghĩa thực dân xâm chiếm.
Ngày nay, sau khi Trung Quốc bỏ sau lưng cuộc nội chiến, sự xâm lược của Nhật Bản và các xáo trộn khác, và sau bốn thập niên tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cuối cùng họ đã đủ mạnh để đứng thẳng lên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn xa với cách hành xử như một quyền lực xét lại với tham vọng quân sự để thống trị, trong cách tính toán của Trung Quốc để mở rộng các rạn san hô và đá thành các pháo đài tiềm năng là một hành động cứu chuộc với lịch sử.
Một cách ngắn gọn, các hoạt động nạo vét của Trung Quốc không phá vỡ sự cân bằng, Trung Quốc khôi phục lại nó.
Bên ngoài, quan điểm chung này giúp giải thích tuyên bố bất thường của Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại hội nghị an ninh quan trọng ở Singapore vào cuối tuần trước.
Khi chính ông nói tới vấn đề nằm trong tâm trí của tất cả mọi người tại Đối thoại Shangri-La – việc Trung Quốc xây dựng 2.000 mẫu đất trên lãnh thổ giữa biển trong vòng 18 tháng qua (tương đương với 1.500 sân bóng bầu dục) – Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng, nước ông đang thực sự kiềm chế.
Ông nói, “Trung Quốc đã kiềm chế hết sức”.
Không đếm xỉa tới lời kêu gọi của ông Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nên ngừng công việc mở rộng, là đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ và đẩy qua hết một bên quốc gia Á châu này đến quốc gia khác, đến nỗi các lãnh đạo quân đội và an ninh của họ than phiền rằng Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, Đô đốc Tôn khẳng định rằng các hoạt động xây dựng là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý”.
Đô đốc Tôn đã không tiếp tục giải thích những gì Trung Quốc có thể sẽ làm nếu họ không tự kềm chế.
Tuy nhiên, câu hỏi này là gốc rễ của sự lo lắng hiện nay đang chi phối châu Á. Nếu một công cuộc xây dựng thả cửa với mức độ chưa từng thấy mà gọi là kiềm chế, thì sự không kiềm chế sẽ như thế nào?
Bởi vì các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc quá rộng lớn – gần như toàn bộ Biển Đông và tất cả các thực thể biển – nỗi lo sợ trong vùng Đông Nam Á là Trung Quốc đang tạm thời đè nén sự thôi thúc cho việc kiểm soát toàn bộ cái “hồ” của họ và các tuyến đường biển trong đó.
Bằng cách thúc giục Việt Nam ngưng các công trình cải tạo đảo của mình trong khu vực, ông Carter cho thấy rằng ông hiểu rất rõ mối nguy hiểm khi mà sự kiên nhẫn của Trung Quốc có thể chấm dứt.
Nhiều nước trong khu vực tin rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc tuyên bố kiểm soát bầu trời bằng cách thiết lập một khu vực phòng thủ không gian, giống như điều mà họ đã tuyên bố trên biển Hoa Đông – một hành động mà Đô đốc Tôn không loại trừ. Một hành động như vậy “sẽ phụ thuộc vào vấn đề nếu an ninh hàng hải của chúng tôi bị đe dọa”, ông nói.
Trung Quốc đã khẳng định quyền điều khiển tất cả các hoạt động đánh bắt cá trong khu vựcBiển Đông. Và họ xem toàn bộ khu vực này là một phân khu hành chánh của đảo Hải Nam, một lệnh điều hành của chính phủ [TQ] tiến xa về phía nam, tới tận Indonesia.
Thêm nữa, Trung Quốc lựa chọn những khía cạnh của luật pháp quốc tế hỗ trợ cho trường hợp của họ và phớt lờ những điều không hỗ trợ. Mặc dù họ ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng họ chưa bao giờ nêu ra yêu sách biển dựa theo luật đó.
Tháng trước, hải quân Trung Quốc đã cố gắng xua đuổi một máy bay do thám của Mỹ mang theo một đội thu hình của CNN tiếp cận đá Chữ Thập, một trong những công trình xây dựng lớn nhất. “Hãy đi khỏi!” một nhân viên phát thanh của hải quân Trung Quốc la lớn.
Máy bay P-8 Poseidon đã bị cảnh báo đang tiến tới một “khu vực báo động quân sự” – một dạng không phận không có cơ sở pháp lý. Lời cảnh báo này chỉ ra rằng Trung Quốc hẳn có ý định sử dụng công trình xây cất để tăng cường kiểm soát bầu trời trên Biển Đông và các tuyến đường biển, tuyến đường chứa hơn một nửa thương mại thế giới.
Thựa ra, sự nhập nhằng là một chiến thuật có chủ ý của Trung Quốc. Một đường chín đoạn xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc xung quanh Biển Đông, cho thấy quyền sở hữu của Trung Quốc không bao gồm bất kỳ tọa độ nào. Cũng như Trung Quốc chưa từng giải thích về cơ sở pháp lý của bản đồ.
Dù vậy, không phải ai cũng tin rằng Trung Quốc có ý định áp đặt các tuyên bố chủ quyền của họ tới cùng.
Viết trên báo Straits Times của Singapore tuần này, ông Vương Canh Vũ (Wang Gungwu), một giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore và là một học giả hàng đầu về triều đình Trung Quốc, biện giải rằng Trung Quốc chưa bao giờ mong muốn trở thành một đế chế hàng hải. Các chuyến hải hành 600 năm trước của thái giám Đô đốc Trịnh Hòa là một điều khác thường.
Không giống như Anh và Mỹ, là những nước xây dựng vị thế siêu cường thông qua sức mạnh hải quân, Trung Quốc có truyền thống tìm kiếm quyền lực thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ.
Ông Vương viết: “Vấn đề chính của Trung Quốc là làm thế nào để thuyết phục các nước láng giềng rằng họ không có ý định chuyển từ quả quyết tới áp chế”.
Trong lúc này, Mỹ và các đồng minh Á châu chỉ còn phỏng đoán sự tự kiềm chế của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu. Các cuộc tranh luận tại Washington về việc liệu sự kiềm chế của Trung Quốc cần được khuyến khích thông qua ngoại giao và kêu gọi tuân thủ các nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực quốc tế, hoặc áp đặt bằng vũ lực. Dù bằng cách nào đi nữa, sự kiềm chế không thể xem như mặc định.

Lại xuất hiện cơ hội lớn đối với VN (*)

(*) Tiêu đề nguyên bản là "Cơ hội lớn nhất cho tất cả tổ quốc và đảng Cộng sản  Việt Nam" của tác giả Trần Quí Cao đăng tại blog Basam ngày 5/6/2015

Thời cơ trước mắt cực kì thuận lợi cho nước Việt Nam thoát Chậm Tiến, thoát Độc Tài Toàn Trị, và song song với đó là thoát Trung.
Thời cơ trước mắt cũng cực kì thuận lợi cho đảng CSVN thoát ra khỏi chính mình, tự xác lập là một chính đảng luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1945 tới nay, và thức thời có công lớn trong việc đưa Việt Nam vào một giai đoạn mới: Dân Chủ, Phát Triển bền vững và Tự Chủ.

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Hai sự kiện, hai tầm nhìn

Trong những ngày này có hai sự kiện mà có lẽ người VN nào cũng phải động lòng trắc ẩn. Đó là sự kiện người đúng đầu TQ dự duyệt binh tại lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít lần thứ 70 tại Hồng Trường và sự kiện người đúng đầu đất nước VN mãi loay hoay với cơ cấu nhân sự trước Đại hội Đảng lần thứ XII. Thoạt nhìn đó chỉ là việc bình thường như thể "việc ai người nấy làm"... Nhưng nghĩ thêm chút sẽ thấy cái tâm thế và tầm nhìn hoàn toàn chênh lệch nhau giữa hai nhà lãnh đạo tối cao và cũng là giữa hai quốc gia mà họ lãnh đạo.

Sự kiện thứ nhất là việc ông Tập Cận Bình dự duyệt binh tại Hồng Trường. Nếu suốt nữa thế kỷ qua mối quan hệ Xô-Trung được coi là "đồng sàn dị mộng" (đồng sàn cộng sản, nhưng TQ thì mộng bành trướng lãnh thổ và phục thù cho nỗi hận để lại từ thừi Mãng Thanh, trong khi Nga thì mộng phục dựng lại Đế chế Sa hoàng và đề phòng Hán tộc tràn sang vùng Viễn Đông) thì giờ đây hai cường quốc này đường như đã quyết định gác mọi chuyện sang bên để cùng nhau đối phó với Mỹ và NATO. Có thể nói một thời kỳ quan hệ đồng minh Nga -Trung đã bắt đầu. 

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

Chuyến đi "lợi bất cập hại"

Duyệt đội danh dự tại Bắc Kinh  

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc đã bước sang ngày cuối cùng, tuy chưa hoàn toàn kết thúc nhưng phần nội dung đã được truyền thông của cả hai nước loan báo đủ để những ai quan tâm cũng có thể bình luận mà không lo bị cho là "thiếu thông tin". Theo sự mô tả của truyền thông chính thống của cả hai nước, thì chuyến thăm có vẻ như là thành công lớn nhất kể từ khi Trung Quốc công khai tiến hành các hoạt động bành trướng trên toàn bộ Biển Đông kể cả đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như dọc bờ biển của Việt Nam. Thậm chí có người tin rằng sau chuyến thăm tình hình sẽ tốt đẹp hơn như thể "hết mưa trời lại nắng" vậy ! Đối với người Việt Nam vốn hay lạc quan, thì cảm giác này cũng là dễ hiểu, vì  nếu không, làm sao họ có thể tồn tại dưới cái bóng của gã khổng lồ trong hàng ngàn năm qua (!?) Thôi thì, nếu khi nào còn có thể, hãy sống bằng hy vọng. Nhưng cũng đừng quên những phen vỡ mộng lắp đi lắp lại chỉ trong vòng 1/2 thế kỷ qua. Và cũng đừng quên bờ cõi giang sơn Việt Nam dù  phải dịch chuyển về phía Nam vẫn chưa thể tránh khỏi nguy cơ bị thôn tính.

Thứ Năm, 19 tháng 3, 2015

Lại "dấu đầu hở đuôi"



Từ một sự việc vốn không hay ho gì và đã được coi là "thường ngày ở huyện" bỗng trở thành "hot news" cả trên báo chí lề trái và lề phải khi vị đứng đầu ngành CA của Thủ đô Hà Nội đứng ra công khai đề cập trước báo giới và công luận về vụ việc một số thanh niên mặc áo phông màu đỏ trên có logo mô phỏng biểu trưng của ngành CA (công an) với dòng chữ “DLV đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc” tại Hồ Gươm hôm 14/3. Điều đáng chú ý là người đứng đầu CA Hà Nội đã khẳng định những người đó là "lực lượng tự phát". Vị này còn nói với báo Thanh niên rằng khi phát hiện sự có mặt của nhóm này, đội an ninh trật tự của thành phố đã yêu cầu các lực lượng đó giải tán, đồng thời xác nhận nhóm này không thuộc lực lượng do Thành ủy, Ban Tuyên giáo hay Công an tổ chức. Họ chỉ mặc trang phục có in chữ DLV chứ không thuộc đội ngũ dư luận viên thành phố. 

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Đầu năm nghĩ về sự "không giống ai" của nước Việt

Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cùng với những biến cố lịch sử chưa từng thấy trên đất nước ta cũng đã phát sinh những cách tư duy và hành động không bình thường được gọi là "không giống ai". Sự không giống ai này diễn ra trong mọi lĩnh vực và nó đã và đang kiềm hãm đà tiến hóa bình thường của đất nước. Dưới đây xin nêu vài điều như thế.
Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, cùng với những biến cố lịch sử chưa từng thấy trên đất nước ta cũng đã phát sinh những cách tư duy và hành động không bình thường được gọi là "không giống ai". Sự không giống ai này diễn ra trong mọi lĩnh vực và nó đã và đang kiềm hãm đà tiến hóa bình thường của đất nước. Dưới đây xin nêu vài điều như thế.

Thứ Ba, 10 tháng 2, 2015

50 năm trở lại Chùa Hương

Hôm nay cùng các cụ hưu trí thuộc CLB cơ quan cũ (Bộ Ngoại giao) đi tham quan Chùa Hương. Đối với mình ngoài mục đích tham quan, có lẽ mục đích lớn hơn là tìm lại một kỷ niệm. Chả là từ hồi còn học cấp I mình được nhà trường tổ chức đi chùa Hương và đó là lần đầu và cũng là lần cuối cùng cho đến nay. Sau này mỗi khii nghe đến chùa Hương mình chỉ hình dung đó là một hang động giữa vùng non nước. Nghe văn thơ âm nhạc, xem hội họa, mình cũng rung động ít nhiều, nhưng có lẽ chưa đến mức lấn át cái cảm giác lo ngại trước cảnh những đoàn người đi trẩy hội "trên bến dưới thuyền" chen chúc xô bồ tranh cướp...Vậy nên đã rất nhiều dịp định đi rồi lại thôi. Gần đây nghe nói việc đi chùa Hương đã được tổ chức tốt hơn và thuận tiện hơn nhờ có cáp treo, mình quyết định đi một chuyến. Dẫu sao, với mình, đây là một trong số những quyết định thận trọng nhất và có lẽ cũng đúng đắn nhất. Vì nó đã giúp giải tỏa tâm trạng lâu nay vốn "không đi không biết Chùa Hương/ Đi rồi mới biết ...."
Đúng là Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh tiêu biểu nhất của đất nước cả về không gian và thời gian cũng như các đặc trưng tôn giáo, văn hóa nghệ thuật, tư tưởng,.v.v...Có thể nói ai chưa đến Chùa Hương coi như chưa hiểu biết hết về đất nước và con người Việt Nam vậy.
Nhưng nhờ đi rồi ...mới biết rằng Chùa Hương cho thấy khá đầy đủ mọi nhược điểm vốn có của cái gọi là "nền văn hóa tâm linh" (nếu ai đó muốn đặt tên cho nó) của đất nước này. Chuyện này dài lắm, xin chưa bàn ở đây, chỉ xin nói rằng nó đang đang bị lạm dụng và xuống cấp một cách cấp thảm hại. Không khó để nhận biết qua hình thức bề ngoài với cung cách kiến trúc lai căng "tạp phí lù" cùng những tấm lều bạt căng lên tạm bợ một cách vô thức khắp nơi che khuất cả cảnh quan. Những màu sắc diêm dúa từ trong ra ngoài khiến các ngôi đền chùa mất vẻ tôn nghiêm đáng có của chúng. Đâu đâu cũng thấy hàng quán với rất nhiều kẻ bán hơn người mua cùng với nhiều chiêu trò kiếm tiền cả bên ngoài và bên trong các khu đến chùa khiến khách thăm cảm thấy bất an. Có lẽ ai đã một lần thăm Chùa Hương sẽ không tránh khỏi cảm nhận lẫn lộn giữa thần linh và trần tục, giữa thiện và ác, giữa tốt và xấu, giữa vui và buồn./.

Khi công nghệ cao được làm chủ bởi tay nghề thấp

Hầu như lần nào cũng vậy, hễ vào nằm viện đều gặp những nghịch cảnh khó tin nhưng phải tin.  Chúng diễn ra mọi nơi, mọi lúc đối với mọi người nên có thể gọi là  "tai nghe mắt thấy"chứ không phải điều tra khảo sát gì. Dù trong lòng vô cùng bức xúc, nhưng mình luôn tự nhủ lòng hãy kiên nhẫn chờ đợi..., và có bệnh thì "phải vái tứ phương" cho được việc. Tuy nhiên xem ra cái tình trạng "khó tin nhưng phải tin" ấy ngày một thêm nghiêm trọng và nó đang nghiền nát lòng kiên nhẫn của mình.

Thứ Năm, 29 tháng 1, 2015

Tin đồn thất thiệt: Vì sao?

Mấy ngày qua trên mạng lại xôn xao loan truyền về một trường hợp được cho là "chữa khỏi bệnh ung thư gan" của GS Văn Như Cương, thoạt nghe toàn chuyện "người thật việc thật" khiến bất cứ ai đọc qua cũng cho là hay, bổ ích, đáng rút kinh nghiệm...Nhiều người mách bảo nhau đến ông lang Nguyễn Hữu Nho ở Sóc Sơn, Hà Nội để cắt thuốc kẻo mất cơ hội! Đây là một trong những bài báo như vậy: http://petrotimes.vn/news/vn/phong-su-dieu-tra/ai-chua-benh-ung-thu-cho-giao-su-van-nhu-cuong.html


Tuy nhiên, với chút kinh nghiệm của một bệnh nhân đã sống sót được gần 4 năm nay, tui thấy bài báo trên không khác gì hàng trăm bài đã lưu truyền trên mạng lâu nay và e rằng, nếu tác giả hoặc bản thân GS Văn Như Cương và các bác sĩ trực tiếp tham gia ca bệnh của GS Cương không lên tiếng thì những bài báo như vậy là "lợi bất cập hại" chỉ tổ giúp kẻ xấu kiếm tiền trên nỗi bất hạnh của bệnh nhân. 
Đúng là ai chết đuối mà không vớ cọc? Nhưng những cái cọc mục hoặc cọc không có chân rất nguy hiểm! Vậy nên chăng các nhà quản lý ngành y nói chung, đặc biệt các bác sĩ chuyên khoa, dù muộn, hãy một lần làm rõ trường hợp ca bệnh của GS Cương, chứ không chỉ để một số nhà báo viết nhăng viết cuội về một vấn đề mà họ không thực sự hiểu biết. Tại sao các bác sĩ trực tiếp khám và thực hiện các biện chữa trị cho bệnh nhân Văn Như Cương không nói gì mà để một ông lương y không có giấy phép hành nghề thao túng tin trường suốt nhiều ngày qua? Nội dung các bài báo đều rất sơ sài, với những thông tin không đủ chuẩn xác và thiếu nhất quán, ví dụ, không rõ khối u trong gan hay chỉ là khối tụ máu trong tĩnh mạch; lúc thì nói là "nút tĩnh mạch", lúc thì nói "nút động mạch" vốn là hai thủ thuật có bản chất và mục đích khác nhau. Và có thực sự đến nay bệnh nhân Cương đã "không còn khối u gan" ( hay chỉ là do các khối tụ máu trong tĩnh mạch được khống chế? Đoạn trích ý kiến của lương y Nho rằng nhờ Tây y chỉ ra cái lô cốt ...nên ông ta có thể tấn công tiêu diệt nghe như động tác "tâng bóng" lẫn nhau giữa các cầu thủ trong cùng đội bóng chuyền vậy. Vậy họ nhằm mục đích gì ?.


Tóm lại, đây là một chủ đề khá phức tạp không dễ phanh phui . Tôi chỉ muốn nêu lên một vấn nạn đang lan tràn trong xã hội mà trong đó trách nhiệm chính thuộc về những người làm công tác quản lý ngành y. Với một "căn bệnh thế kỷ" mà VN là nước đóng góp tỷ lên cao nhất (theo thống kê của LHQ ), nhưng rất hiếm thấy hình thức trao đổi công khai minh bạch nhằm rút kinh nghiệm từ thực tiễn giữa bệnh nhân và bác sĩ mà chỉ toàn thấy cảnh "xin-cho", "khôn thì sống, mống thì chết" và "sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi". Điều này buộc người mắc bệnh ung thư luôn ở vào thế bị động, rất dễ dao động để mắc sai lầm trước các thủ đoạn lừa đảo của những kẻ làm tiền. Đó cũng là một trong những lý do tại sao người bệnh VN dù rất nghèo vẫn phải tìm đường ra nước ngoài chữa trị.


Cũng cần thấy rằng không chỉ trong lĩnh vực y tế mà trong tất cả các lĩnh vực khác của đời sống kinh tế-chính trị-xã hội ngày nay đều chứng kiến tình trạng lộn xộn kéo dài trong công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực truyền thông. Gần đây nhất, có vụ bạo bệnh của ông Nguyễn Bá Thanh mà xem ra do việc thiếu thông tin công khai minh bạch nên đã dẫn đến nhiều tin đồn không biết đâu là thật /hư. Điều lạ lẫm nhất là sau từng ấy thời gian và tin đồn, và mặc dù sau khi đã có tin chính thức của Ban bảo vệ sức khỏe TW nói ông Thanh đã về nước điều trị tại Bênh viện Ung thư Đà Nẵng, nhưng tuyệt nhiên không có hình ảnh nào cho thấy hình ảnh bệnh nhân. Dư luận không khỏi thắc mắc có gì khúc mắc với trường hợp ông Thanh mà phải úp mở so với trường hợp Tướng Giáp khi nằm viện thở ô xi chờ chết mà vẫn thường xuyên có ảnh đưa công khai trên báo chí và truyền hình (!?). Rõ ràng sự thiếu vắng hình ảnh đã khiến mối hoài nghi trong dân chúng càng tăng lên trong khi những kẻ có dụng ý xấu tha hồ tung tin thất thiệt. Đó là chuyện dễ hiểu. 


Thử đặt đặt câu hỏi:  Liệu tình trạng bưng bít thông tin như vậy có lợi cho ai (?) để từ đó có thể thấy ai đã cố tình gây ra nó. Đáng lẽ ra, thay vì công khai minh bạch thông tin mỗi khi có những sự kiện thất thường (dĩ nhiên với mức độ mà nhà chức trách có quyền lựa chọn) thì người ta lại chọn cách đưa tin nửa vời theo kiểu "1/2 sự thật chưa phải là sự thật". Mặc khác nhà chức trách đã chậm đưa tin rõ ràng minh bạch lại hay đổ lỗi cho "các thế lực thù địch" nhằm áp đặt những biện pháp cấm đoán trái với tinh thần tự do thông tin đã được quy định trong Hiến pháp và luật lệ hiện hành. Cách làm này đúng là "lợi bất cập hại", nếu không phải là dụng ý của một thế lực ngầm nào đó trong hệ thống công quyền. Dù là gì thì thiết nghĩ đó là cách quản lý thông tin đã lỗi thời cần được thay đổi để mở đường cho đất nước tiến lên./. 


Thứ Hai, 5 tháng 1, 2015

Quan hệ Việt-Trung: Đã hết thời triều cống

Đối với người Việt và cả người TQ, các năm chẵn thường được coi trọng hơn hơn năm lẻ. Vậy năm 2015 là con số đẹp đáng được chọn để điểm lại mối quan hệ giữa hai nước láng giềng bất đắc dĩ này, đặc biệt trong thời kỳ 70 năm qua và thời gian sắp tới.

Xâm lấn và bành trướng lãnh thổ là bản chất của chủ nghĩa dân tộc Đại Hán 

Có thể nói quan hệ Việt-Trung là một trong những cặp quan hệ chứa đựng đầy đủ đặc điểm của loại hình quan hệ giữa các quốc gia dân tộc từ thời thượng cổ đến thời hiện đại, đặc biệt là quá trình đấu tranh sinh tồn của một nước nhỏ trước họa bành trướng của một nước lớn cận kề. Điều này được minh chứng rõ ràng trong cả quá trình lịch sử lâu đời từ thời tiền sử đến ngày nay. Có số liệu tổng kết rằng kể từ khi thoát khỏi ánh đô hộ 1.000 năm Bắc thuộc Việt Nam đã hứng chịu không dưới 12 cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc (chưa kể cuộc chiến tranh biên giới 1979). Lịch sử cho thấy ngay từ thời nhà Hạ bên Trung Quốc tương đương thời vua truyền thuyết Kinh Dương Vương của Việt Nam tức quảng cuối Thiên niên kỷ thứ 3 trước CN, Hán tộc từ phía Bắc đã lấn chiếm lãnh địa của Việt tộc ở phía Nam sông Dương Tử. Đến thời các triều đại An Dương Vương, Triệu Việt Vương (Triệu Đà) và Hai Bà Trưng kéo dài quảng 300 năm trước và sau CN tuy được coi là thời kỳ quật khởi của người Việt nhưng cuối cùng vẫn bị Hán tộc dồn đẩy về phía Nam. Tiếp đến là thời kỳ 1.000 năm Bắc thuộc mà qua đó tộc Lạc Việt không chỉ bị dồn đẩy đến tận cùng phía Nam mà còn đứng trước nguy cơ bị đồng hóa hoàn toàn như nhiều tộc Việt anh em của họ bên Trung Quốc. 


May thay nguy cơ này đã được cứu vãn qua hàng loạt các cuộc khởi nghĩa của người Việt bản địa kết hợp với những người gốc gác Bách Việt hội tụ về đây để chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc vào cuối thiên niên kỷ thứ nhất và thiết lập lại nền độc lập tự chủ với bản sắc Việt tộc của mình. Nền độc lập này được khẳng định vào năm 1077 với bài hịch nổi tiếng của Vua Lý Thường Kiệt: 

Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tuyệt nhiên định phận tại Thiên Thư, 
Như Hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư. 

Cũng hoàn toàn không phải vô cớ mà Vua Quang Trung sau khi đánh bại quân Thanh năm 1792 đã rắp tâm lấy lại vùng lãnh thổ Lưỡng Quảng nhưng không may lâm bạo bệnh qua đời chưa thực hiện được. Điều này cho thấy ý thức về nguồn cội dân tộc và lãnh thổ vẫn luôn còn đó trong tâm thức người Việt. 

Bàn về sự thật lịch sử quan hệ Hán-Việt, một học giả Trung Quốc tên là  Le Oa Đằng mới đây có bài viết cho rằng Việt Nam là hậu duệ, là đại diện của người Bách Việt. Trong bài viết, ông cũng cho rằng người Việt Nam là chủ nhân đích thực của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (chứ không phải như tài liệu tuyên truyền của Bắc Kinh rêu rao). 

Thực tế cũng cho thấy hoàn toàn không đơn giản như một số người vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc dưới chế độ cộng sản và XHCN không còn bản chất xâm lược bành trướng! Nói cách khác, không có một phép màu nhiệm nào có thể làm thay đổi bản chất và cục diện quan hệ giữa hai cựu thù mà trong đó nước lớn Trung Quốc luôn lăm le xâm lược và thôn tính nước nhỏ Việt Nam. Mặt khác, thực tế lịch sử cũng cho thấy, dù chưa thể thôn tính và đồng hóa được Việt Nam, nhưng các thế lực bành trướng Đại Hán đã và đang khá thành công trong thủ đoạn kìm hãm Việt Nam trong vòng cương tỏa của chúng để dễ bề tiếp tục lấn chiếm và bành trướng lãnh thổ về phía Nam.

Chuyển hướng bành trướng từ đất liền ra biển 

Trong bối cảnh thế giới ngày nay, mọi quốc gia đều tồn tại trong sự tùy thuộc lẫn nhau một cách cao độ khiến cho việc mang quân xâm lược một cách công khai trắng trợn đối với một quốc gia khác không phải là giải pháp khôn ngoan nếu không nói là không thể thành công. Điều này giới lãnh đạo Bắc Kinh chắc chắn đã nhận ra, nhưng đồng thời cũng nhận thấy rằng niềm tự hào là Vương quốc ở "giữa thiên hạ" (Middle Kingdom) nay lại ở vào thế bị kẹt giữa thiên hạ, và do đó nung nấu tham vọng mở rộng không gian phát triển ra phía đại dương là hướng mà ông cha họ chưa bao giờ nghĩ tới. Nếu như các triều đại Vương Triều xưa chỉ biết mở rộng bờ cõi bằng cách lấn chiếm đất đai của các nước kế cận, thì giới lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đã biết coi trong vai trò của biển và đại dương. Và đó là nguyên nhân khiến họ thay đổi hướng xâm lược bành trướng bằng cách lấn chiếm biển đảo của các nước ven  Biển Hoa Đông và Biển Đông, xa hơn sẽ là Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, không loại trừ Nam Cực. 
Sơ đồ về phạm vi đòi hỏi chủ quyền của các nước tại Biển Đông 
Tất nhiên để thực hiện hướng bành trướng phi truyền thống này, Bắc Kinh phải tính toán và chuẩn bị kỹ lưỡng theo phương châm "ẩn mình chờ thời" của cựu lãnh tụ Đặng Tiểu Bình đề ra, bởi lẽ các vùng biển này đều đã có chủ; chỉ còn cách làm sao để "biến không thành có". Và Bắc Kinh chỉ còn cách là xâm chiếm biển đảo của các nước khác cũng như một số vùng biển thuộc hải phận quốc tế.

Để thực hiện âm mưu đó, suốt 70 năm nay giới lãnh đạo Bắc Kinh đã và đang kiên trì bằng mọi thủ đoạn, khi thì giả vờ hữu hảo, khi thì trở mặt gây sức ép quân sự, chính trị, kinh tế đối với Việt Nam. Thời điểm họ lựa chọn đánh chiếm Hoàng Sa đầu năm 1974, rồi đánh chiếm một số bãi đá ở Trường Sa đầu 1988 cho thấy chiến thuật đó. Vụ Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào khoan thăm dò dầu khí sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tháng 6/2014 đồng thời với chiến dịch "đảo hóa" tại một số bãi ngầm giữa Biển Đông đều nhằm phục vụ ý đồ độc chiếm Biển Đông, trong đó mục tiêu chính là thiết lập những "cột mốc chủ quyền" mới của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Thay đổi chiến thuật và hướng bành trướng là việc của Trung Quốc. Nhưng có điều trớ trêu là, sự thay đổi hướng bành trướng ra biển như nói trên lại một lần nữa đặt Việt Nam vào thế đối đầu trực diện với Trung Quốc, đơn giản vì Việt Nam là nước có bờ biển chạy dài từ Bắc xuống Nam và cũng là chủ nhân của 2 quần đảo ngoài khơi Biển Đông án ngữ trên con đường bành trướng của "Vương Triều mới". Tuy nhiên, cũng cần thấy rằng tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc không chỉ đe dọa Việt Nam mà còn đe dọa lợi ích của các quốc gia ven Biển Đông khác cũng như toàn bộ khu vực ASEAN và thế giới, đặc biệt các cường quốc hàng hải  như Nhật, Mỹ, Nga, Ấn Độ, Anh, Pháp, v.v...  Sự độc chiếm của Trung Quốc đối với 2 quần đảo này đồng nghĩa với việc quốc tế  mất quyền đi lại tự do trên Biển Đông và điều này là không thể chấp nhận được. Nói cách khác, hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam nhưng chúng đều nằm trong vùng biển quốc tế và do đó vai trò bảo vệ còn phụ thuộc vào quốc tế . Chính vì lý do này, để tránh sức ép quốc tế, Bắc Kinh luôn một mực khước từ việc "quốc tế hóa" đối với mọi tranh chấp ở Biển Đông đồng thời ra sức chia rẽ nội bộ ASEAN để cô lập Việt Nam.   

Với cục diện đã hoàn toàn thay đổi trên thế giới ngày nay khi mà mọi hành động gây hấn của một quốc gia đều có thể nhanh chóng biết đến trên quy mô toàn cầu. Thế giới đã lập ra nhiều tổ chức quốc tế với rất nhiều thiết chế luật lệ để điều phối các mối quan hệ giữa các quốc gia. Mặc khác, với trình độ giao thông liên lạc vô cùng nhanh nhạy, với các mối quan hệ trao đổi kinh tế, thương mại, khoa học-công nghệ, kể cả trong lĩnh vực quốc phòng vô cùng đa dạng, đa năng ngày nay thì quảng cách không còn là vấn đề lớn trong khái niệm lựa chọn đối tác, bạn-thù và đồng minh. Trong hoàn cảnh và điều kiện mới của thế giới ngày nay, một nước lớn nếu có ý đồ khống chế hay "bắt nạt" một nước nhỏ quả là không dễ dàng và đơn giản như trong quá khứ. Bài học của Mỹ tại Trung Đông và Nga tại Ucraina hiện nay cho thấy điều này. Và Trung Quốc sẽ không phải là ngoại lệ. 

Trung Quốc đã thay đổi Việt Nam không thay đổi mới là chuyện lạ

Như đã nói trên đây, chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc vẫn còn đó nhưng hướng và biện pháp đã có những thay đổi cơ bản. Xưa kia Trung Quốc chỉ bành trướng trên bộ, nay bành trướng ra hướng biển và đại dương. Trước đây mỗi khi các triều đại Trung Quốc tiến đánh Việt Nam, dù thắng hay thua, thế giới có thể không biết hoặc biết khi đã quá muộn. Vào thời đó hầu như chưa có khái niệm về sự can thiệp giúp đỡ từ quốc tế.  Trong hoàn cảnh đó Việt Nam không có cách nào khác là phải tự mình tìm cách thích ứng để tồn tại bên cạnh Vương Triều. Đó là lý do của sự ra đời sách lược mềm dẻo khôn khéo và thái độ nín nhịn "tránh voi chẳng xấu mặt nào", kể cả việc phải "triều cống" bằng lễ vật đối với kẻ thù ngay cả sau khi đã đánh bại chúng. Và sách lược đó đã cho thấy hiệu quả trong suốt hàng trăm năm trước đây và đã trở thành nếp nghĩ và là ưu tiên lựa chọn đối với  người Việt Nam trong quan hệ với nước lớn Trung Quốc.  


Tiếp đến trong 70 năm qua sau khi thoát khỏi ách thống trị của thực dân Pháp người Việt Nam lại sa vào một cái bẩy mới của Trung Quốc-đó là khái niệm "tương đồng về ý thức hệ" giữa hai nước cùng theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội. Về mặt này, người Việt Nam tỏ ra trung thành hơn cả người Trung Quốc, biểu hiện ở chỗ là, trong khi Trung Quốc liên tục "đổi màu" bằng những bước đi dài với phương châm "mèo trắng mèo đen miễn bắt được chuột" thì người Việt Nam chỉ dừng lại ở khái niệm "đổi mới" chung chung một cách dè dặt. Sau bao phen bị "ông anh" cùng ý thức hệ phản bội bằng những cuộc chiến tranh nóng cùng với các thủ đoạn phá hoại ngầm về kinh tế-chính trị-xã hội khiến Việt Nam phải điêu đứng, nhưng người Việt Nam xem ra vẫn còn hy vọng vào những lời hứa hão huyền "4 tốt", "16 chữ vàng", "lấy đại cục làm trọng", "anh em tốt, láng giềng tốt" v.v...

Lẽ ra khi Trung Quốc thay đổi phương thức và địa bàn bành trướng thì Việt Nam cũng phải thay đổi phương thức đấu tranh, trước hết không việc gì phải quá lo sợ về một cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn từ Trung Quốc; điều đáng lo hơn là âm mưu của Bắc Kinh một mặt kìm giữ VN trong vòng cương tỏa của họ, một mặt chia rẽ nội bộ Việt Nam và chia rẽ Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Đó là thủ đoạn mà Bắc Kinh ráo riết áp dụng từ thời đảng Cộng sản lên nắm quyền và đã khá thành công trong những năm gần đây khi họ nhiều lần "trùm chăn đánh Việt Nam" mà thế giới không biết hoặc chỉ biết khi sự đã rồi. Đó là trường hợp cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, rồi chiến tranh biên giới phía Bắc đến các cuộc chiến tranh chớp nhoáng ở Hoàng Sa, Trường Sa, tất cả đều diễn ra tay đôi giữa hai nước cộng sản anh em. Sự kiện giàn khoan HD 981 lúc đầu cũng đã bị ém nhẹm; nếu không được công luận lên tiếng qua mạng internet thì chắc sự im lặng đó còn kéo dài hơn và hậu quả có thể đã xấu hơn. E rằng việc Bắc Kinh đang ráo riết xây dựng căn cứ quân sự tại các bãi đá giữa Biển Đông đang có nguy cơ rơi vào yên lặng và trở thành "sự đã rồi " như các đợt lấn chiếm trước đó. Cho đến nay Trung Quốc chưa trả lại và cũng không có ý định trả lại những phần lãnh thổ biển đảo đã lấn chiếm của Việt Nam.        

Phải chăng bài học đối với Việt Nam ngày nay là không nên ngần ngại hoặc nín nhịn quá mức mà phải thể hiện thái độ công khai dứt khoát đối với mọi vấn đề tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, đặc biệt tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, theo tinh thần luật pháp quốc tế bất luận Bắc Kinh có bằng lòng hay không. Đồng thời đường lối "sẵn sàng làm bạn với tất cả" cần được thể hiện một cách cụ thể qua việc tăng cường quan hệ với các nước thứ ba như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, v.v... coi đó là nhân tố cần thiết để ứng phó với Trung Quốc trong những tình huống xấu nhất. Vẫn biết quan hệ với Trung Quốc là quan trọng và cần được ưu tiên giữ gìn, nhưng để tránh chiến tranh với Trung Quốc cách tốt nhất là tiến hành các biện pháp răn đe phòng ngừa từ trước, chứ không phải chỉ có nín nhịn cho đến khi nó xảy ra. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông. Và Việt Nam chỉ có thể bảo vệ mình với sự hỗ trợ của tập thể ASEAN và cộng đồng quốc tế. Ngược lại, ASEAN và quốc tế cần Việt Nam để bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông. Đó có lẽ là cách tiếp cận thực tế và hiệu quả nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh tương quan lực lượng của thế giới ngày nay. 
  

Tìm kiếm Blog này