Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Đặc điểm chủng tộc Việt


Trích từ “Văn minh Việt Nam” (La Civilisation annamite) của học giả Nguyễn Văn Huyên:
Chủng tộc Việt, có những nhận xét như sau:
• Người Việt vóc nhỏ bé. Vóc người đàn ông trung bình là 1,595m và đàn bà là 1,53m. Bác sĩ Bigot, khi xem xét 322 người Bắc Kỳ lấy trong số lính khố xanh, kết luận rằng: 107, tức là 33,2%, vóc người nhỏ (1,50m đến 1,59m); 202, tức là 62,7%, tầm vóc trung bình (1,60m đến 1,69m); và 13, tức là chỉ 4% có vóc cao lớn (1,70m  đến 1,79m). Thật ra, theo ông, nếu ta chấp nhận tầm vóc trung bình là 1,65m, thì ta thấy rằng 261 người, tức là 82,1%, dưới trung bình. Đại đa số tức là 208 (64,4%) nằm trong khoảng giữa 1,56m và 1,63m.
• Vai rộng, thân mình gày gò và dài so với hai chân. Ngực nhô ra đằng trước, khung chậu ít phát triển. Chân tay dài, cơ khớp mềm mại, làm cho họ nhanh nhẹn. Người Việt có khả năng dùng chân nhặt những vật nhỏ, điều khiển thuyền bằng các ngón chân. Bàn tay thon nhỏ và thanh, đốt ngón tay có mấu. Xưa kia, các nhà nho Việt Nam quen để móng tay thanh mảnh của họ thật dài.
• Về đại thể, người Việt rất mềm mại, và có khiếu về vận động thân thể. Họ trèo cây rất nhanh nhẹn, thân người tách khỏi thân cây, bàn tay và bàn chân cử động giống như những chiếc móc sắt. Về trò phóng giáo và đánh vật, ngày nay vẫn còn thịnh hành trong các hội làng, họ tỏ ra nhanh và dẻo như giống mèo. Ta ngạc nhiên khi thấy tấm thân kia, lúc thường thì bơi trong mớ áo quần rộng lùng thùng, trở nên mềm mại và nhanh nhẹn để tránh các đòn của đối thủ, và nhanh như chớp tung ra những cú đánh sấm sét.
• Người Việt nói chung không béo phị. Phụ nữ rất cân đối. Họ có những nét đẹp, bàn chân và bàn tay rất nhỏ, cổ chân, cổ tay rất xinh xắn.
• Sọ người Việt tròn. Sọ đó thuộc loại đầu ngắn. Trong khoảng 500 sọ người ở Bắc Kỳ mà ông Đỗ Xuân Hợp quan sát, ta có thể kết luận rằng người Việt Nam đầu ngắn trong 54,36% trường hợp; đầu trung bình trong 30,8% trường hợp. Đầu dài chỉ chiếm 3,22% trường hợp. Mặt khác, nói chung, đầu đàn bà nhỏ hơn đầu đàn ông.
• Râu chỉ mọc vào tuổi từ 25 đến 30, và vẫn thưa. Râu đen, cứng, thẳng và chỉ mọc ở cằm và phía trên môi. Tuy vậy, ta vẫn thấy ở một vài người râu mọc ở dưới tai và hai bên má.
• Tóc thì đen tuyền, rậm, rất dài và hơi cứng. Ta biết rằng tóc là sản phẩm chất sừng hệ trọng nhất của da, về phương diện phân biệt các giống người. Giống như người Trung Hoa, người Việt Nam phải được xếp vào các chủng tộc tóc thẳng và mượt. Nếu nói chung họ có tóc thô và cứng, thì ta cũng có thể thấy những người tóc thanh và mịn. Một vài người thậm chí có tóc làn sóng và quăn. Dù sao, tóc này bạc tương đối muộn, chỉ vào quãng năm mươi tuổi mới bạc. Lông mọc thưa.
• Đôi mắt họ hơi xếch về phía ngoài, mở to, đẹp, rất đen, rất hiền và rất diễn cảm nói chung.
• Môi người Việt rất mọng, nhưng không dày lắm.
• Hàm người Việt rất phát triển. Hàm răng rất đẹp, nhưng người nông dân lại thường thường nhuộm đen.
• Người Việt cả nam lẫn nữ đều phát triển chậm. Thường thường, một thanh niên 20 tuổi chỉ có vẻ 15 tuổi, còn các thiếu nữ thì, trong một thời gian dài, vẫn trông như những em bé gái. Tuổi dậy thì quá muộn ở Việt Nam. Tuổi trung bình để kết hôn là từ 14 đến 15. Phụ nữ rất mắn đẻ và ta thường thấy những gia đình từ bốn đến sáu con. Người ta ước lượng có đến trên 4% gia đình có hơn một chục con. Con số chửa đẻ trung bình được ước tính là bốn.
• Người Việt già đi nhanh chóng, bắt đầu từ tuổi bốn mươi. Một người đàn ông 50 tuổi đã già lụ khụ. Tuy nhiên tuổi thọ không thua kém ở châu Âu. Nhiều người sống đến 70 tuổi. Người 80 tuổi chẳng hiếm. Và thậm chí đôi khi ta còn gặp một số cụ thọ 100 tuổi.

Trích từ “Việt Nam văn hóa cương” của cụ Đào Duy Anh:
Xét tính chất người Việt Nam ngày nay thì ta thấy người Việt Nam là giống ngắn đầu (chỉ suất 82,8), mình thấp (1m58), chân ta nhỏ, mặt xương, lưỡng quyền cao, mắt đen và hơi xếch, mũi hơi tẹt, môi hơi dầy, tóc đen và hơi cứng, râu cứng và thưa, dáng đi thì nhẹ nhàng và chắc chắn. Song đem địa phương mà so sánh thì ta thấy ở Bắc Việt và phía Bắc Trung Việt người ta có dáng mạnh mẽ và cao (1m59), còn phía trong thì người thường yếu và thấp hơn (1m57). Sự sai biệt ấy tất là vì ảnh hưởng của địa thế và khí hậu mà sinh ra. Tuy nhiên người Việt Nam vẫn là 1 chủng loại thuần chất, nếu ta xét về sinh hoạt và văn hóa thì lại càng thấy rõ.
Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc, phi thường. Sức ký ức thì phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý. Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực học, thích làm sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng thường bị não thực tiễn hòa hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng tưởng, mà phần phán đoán thường có vẽ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp, song giỏi chịu đau đớn, cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất vọng khoe khoang, trang hoàng bề ngoài, ưa hư danh và ham mê cờ bạc. Thường thì nhút nhát và ưa chuộng hòa bình, song ngộ sự thì cũng biết hy sinh vì đại nghĩa. Não sáng tác thì ít mà bắt chước, thích ứng và dung hòa thì rất tài. Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tính vật, hay bài bác chế nhạo. đó là lược kể những tinh thần phổ thong nhất của người Việt Nam, cũng có tính nguyên lai từ thượng cổ mà có thay đổi chút ít, cũng có tính do lịch sử và trạng thái xã hội hun đúc hình thành cho nên ta đừng xem những tính chất ấy là bất di bất dịch.

Theo blog tranhung09

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

Nợ "chúa chổm" nhưng vẫn đẹp!(*)

(*)Đây là "cảm nhận nông nỗi" của chủ blog tôi ... Nhưng chắc ai cũng biết: "con nợ" cũng có nhiều loại, và khi đã mắc nợ là mất tự chủ..., nên chớ mơ hồ cứ xách rổ đi vay về tiêu xài xả láng như một số nước đang phát triển (trong đó chắc có cả VN?)
Ghi chú: Danh sách 20 quốc gia có nợ nước ngoài cao nhất thế giới dưới đây được trích từ Báo cáo về 75 nền kinh tế lớn nhất thế giới để xem nước nào có tỷ lệ nợ nước ngoài/GDP cao nhất. Báo cáo sử dụng số liệu mới nhất từ Ngân hàng Thế giới (WB) kết hợp số liệu về GDP từ World Factbook của CIA, được công bố lần đầu tiên vào tháng 4/2009; cho đến nay tình hình có thể khác.

1. Ireland
- Nợ nước ngoài/GDP: 1.382%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,38 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 172,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 566.756 USD


2. Anh
- Nợ nước ngoài/GDP: 413,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 8,98 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,17 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 146.953 USD


3. Thụy Sỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 401,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,3 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 324,5 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 171.528 USD


4. Hà Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 376,3%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,55 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 676,9 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 152.380 USD


5. Bỉ
- Nợ nước ngoài/GDP: 335,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,32 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 394,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 127.197 USD



6. Đan Mạch
- Nợ nước ngoài/GDP: 310,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 626,1 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 201,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 113.826 USD



7. Thụy Điển
- Nợ nước ngoài/GDP: 282,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 1 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 354,7 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 110.479 USD



8. Phần Lan
- Nợ nước ngoài/GDP: 271,5%
- Tổng nợ nước ngoài: 505,06 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 186 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 96.197 USD


9. Áo
- Nợ nước ngoài/GDP: 261,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 867,14 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 332 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 105.616 tỷ USD


10. Na Uy
- Nợ nước ngoài/GDP: 251%
- Tổng nợ nước ngoài: 640,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 255,3 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 137.476 USD



11. Hồng Kông
- Nợ nước ngoài/GDP: 250,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 815,65 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 325,8 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 115.612 USD



12. Pháp
- Nợ nước ngoài/GDP: 250%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,37 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,15 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 83.781 USD


13. Bồ Đào Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 223,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 552,23 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 247 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


14. Đức
- Nợ nước ngoài/GDP: 185,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 5,44 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 2,94 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 51.572 USD


15. Hy Lạp
- Nợ nước ngoài/GDP: 182,2%
- Tổng nợ nước ngoài: 579,7 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 318,1 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 53.984 USD


16. Tây Ban Nha
- Nợ nước ngoài/GDP: 179,4%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,46 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,37 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 60.614 USD


17. Ý
- Nợ nước ngoài/GDP: 146,6%
- Tổng nợ nước ngoài: 2,6 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 1,77 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 44.760 USD


18. Australia
- Nợ nước ngoài/GDP: 138,9%
- Tổng nợ nước ngoài: 1,23 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 882,4 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 57.641 USD


19. Hungary
- Nợ nước ngoài/GDP: 120,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 225,24 tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 187,6 tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 22.739 USD


20. Mỹ
- Nợ nước ngoài/GDP: 101,1%
- Tổng nợ nước ngoài: 14,83 ngàn tỷ USD
- GDP 2009 (ước tính): 14,66 ngàn tỷ USD
- Nợ nước ngoài bình quân đầu người: 48.258 USD

 


Thứ Hai, 26 tháng 9, 2011

Chiến lược quốc phòng lưỡng tuyến của Việt Nam

Thời báo Eo biển Singapore
Thư Hai, ngày 26/9/2011

Robert Karniol - Phóng viên quân sự
Người dịch: Trần Kinh Nghị (chủ blog)

Nhằm mục tiêu tăng cường thế trận an ninh của bản thân với vị trí như một hàng rào trước sức mạnh đang tăng lên của Trung Quốc- và, đồng thời, tăng cường vị thế trí quốc tế của mình - Việt Nam đang xây dựng lực lượng vũ trang của mình đồng thời nỗ lực mở rộng các mối quan hệ chiến lược với các bên.

Gần đây nhất, ngoại giao quốc phòng của Hà Nội đã đã đạt được một Bản ghi nhớ  (MOU) về quốc phòng với Hoa Kỳ như một kết quả cụ thể của cuộc đối thoại quốc phòng song phương diễn ra tại  Washington hôm 19/9 . Cuộc gặp mở màng cách đây một năm tại thủ đô của Việt Nam đã tập trung chủ yếu vào việc làm quen dần với cách tiếp cận như vậy. 
Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, trung tướng Nguyễn Chí Vịnh nói tại một phỏng vấn của Đài tiếng nói VN: "Bản ghi nhớ (MOU) giữa Việt Nam và Hoa kỳ tạo ra một khuôn khổ cho quan hệ hợp tác song phương vượt  qua những hậu quả chiến tranh, tiến hành các hoạt động nghiên cứu và đào tạo , bảo đảm an ninh hàng hải , trao đổi kinh nghiệm  và thông tin cũng như gìn giữ hòa bình trong khu vực".
Thỏa thuận này đã thiết lập một cơ chế đàm phán cấp cao giữa Bộ QP Việt Nam và Bộ QP Hoa kỳ để giải quyết các vấn đề liên quan đến an ninh hàng hải, các hoạt động nghiên cứu và cứu nạn, gìn giữ hòa bình và cứu trợ nhân đạo và thiên tai của LHQ . Đồng thời , Washington đã cam kết trợ giúp cho các hoạt động tháo gỡ bom mìn tại Việt Nam trong khi Việt Nam cam kết tiếp thục giúp Mỹ tìm kiếm các quân nhân mất tích khi tham gia cuộc chiến tranh Việt Nam.
Một sáng kiến khác do Bộ Ngoại giao VN và Bộ Ngoại giao Hoa kỳ đưa ra là về việc hai nước tiến hành cuộc Đối thoại song phương lần thứ tư. Quá trình này bao gồm việc đàm phán về khả năng tiếp cận của Hải quân Hoa kỳ tại Cảng Vịnh Cam Ranh của Việt Nam .
Tuy hiên Washington vẫn còn giới hạn về việc mua bán hàng quân sự cho Việt Nam - một vướng mắc đang là chủ đề của cuộc thảo luận song phương hiện nay.
Tuy nhiên, Tướng Vịnh đã nêu  rõ tại cuộc phỏng vấn của đài phát thanh nói trên rằng những sự dàn xếp như vậy với phía Mỹ hoàn toàn không phải là duy nhất. Ông ta cho biết " Về hợp tác quốc phòng, Việt Nam đã ký một số Bản ghi nhớ với các nước khác như Ấn Độ, TQ, Úc, Tân- tây-lan và một số nước ASEAN".
Các nguồn tin riêng biệt lưu ý rằng Singapore cũng là một một bên đối thoại quốc phòng, trong khi gần đây đã ký kết những hiệp điịnh hợp tác quốc phòng với Đức, Israel, Ba Lan, Ru ma-ni, Slovakia và Anh Quốc. Các cuộc đối thoại quốc phòng song phương với Nhật Bản , Nam Hàn có thể diễn ra nay mai.

Tướng Vịnh cách đây vài tuần đã đã dẫn đầu một phái đoàn đến Bắc Kinh để thực hiện cuộc đối thoại an ninh lần thứ hai với nước chủ nhà. Phái đoàn của Quân Giải phóng Nhân dân do Trung tướng Ma Xiaotian - phó Tổng tham mưu dẫn đầu. Kết quả của cuộc gặp ngày 28/8 , hai bên đã nhất trí trăng cường trao đổi quân sự cấp cao, thiết lập một đường giấy nóng quốc phòng và mở rộng hoạt động đào tạo chung.

Một tin của Đài tiếng nói Việt Nam không bác bỏ việc có sự tranh cải khi nói " Các lực lượng thù địch đã đưa ra hai lời cáo buộc : một là, Việt Nam phải dựa vào Mỹ để chống Trung Quốc, và hai là, Việt Nam để mất lãnh thổ cho Trung Quốc".
Tướng Vịnh đựoc trích dẫn đã có bình luận:  "Chúng ta nên nêu rõ cho nhân dân hai nước rằng họ nên tìm hiểu rõ hơn về sự thật và rằng, mặc dù vẫn có những hạn chế trong quan hệ Việt -Trung, hai đảng và hai nhà nước đã cam kết giải quyết vấn đề thông qua các giải pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế".
Có lẽ chỉ là một trường hợp để đề phòng khi Hà Nội Nội đang thực hiện việc hiện đại hóa trên quy mô đáng kể đối với  các lực lượng vũ trang đã lỗi thời của mình. 
Việc hiện đại hóa lực lượng của Việt Nam cho đến nay gồm có các tàu ngầm lớp Kilo, chiến đấu cơ Su-30MKK và thủy-lục cơ DHC-6 lớp 400  và máy bay tuần tra hàng hải. Hỏa tiễn đạn đạo tầm ngắn đã được mua từ Israel, và tháng trước một tàu chiến lớp Gepard thứ hai đã được Nga bàn giao .
Hai hợp đồng mới ký với Cộng hòa Czech sắp được công bố. Trong năm qua Quân đội Nhân dân VN  đã trang bị ba trạm radio Vera tối tân sau khi Washington rút bỏ yêu cầu của mình trước đây đòi Praha phong tỏa vụ mua bán này , và trong vòng vài tuần qua , người Czech đã nâng cấp từ chế độ analogue sang kỹ thuật số đối với một số rada P-18 do Nga sản xuất của Việt Nam.
Hệ thống Vera system thay thế 3 hệ thống ảm ứng thụ động Kolchuga do Ukraina sản xuất mà Việt Nam đã có thể thể lựa chọn sau khi mua 3 hệ thống đầu tiên là những hệ thống mà sự trình diễn đã cho thấy đáng thất vọng.
Các cuộc đàm phán hiện đang tiến hành nhằm có được từ Công hòa  Czech  12 máy bay vận tải tầm ngắn Let L-410 , loại máy bay chủ yếu được dùng để tiếp viện cho các vị trí  mà Việt Nam nắm giữ trong quần đảo Trường Sa.
Hà Nội đã bắt đầu xem xét việc phát triển lực lượng từ đầu những năm 1990, không lâu sau khi họ rút quân khỏi Campuchia năm  1989. Điều này đưa lại một vị thế quốc phòng mới với đặc điểm là bớt dựa vào lực lượng lục quân và tăng cương hơn lực lượng hải quân và không quân. 
Sau nhiều năm sao nhãng đã gây ra những thiệt hại nặng nề đối với lĩnh vực phát minh sáng chế vốn lỗi thời của Quân đội Nhân dân Việt Nam, và giờ đây hầu hết nỗ lực hiện đại hóa lực lượng chỉ là sự "làm mới" . Nhưng đó cũng là điều khiến Trung Quốc phải tính đến./. 




Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Điều gì chi phối thái độ của nhà cầm quyền TQ đối với VN

Người ta nói "Lửa thử vàng, gian nan thử sức"; cái gì cũng qua thực tiễn mới thấy hết giá trị của nó . Thiết nghĩ diễn biến tình hình quan hệ Việt-Trung hơn 1/2 thế kỷ qua đã cho ta thấy đủ mọi phép thử về thực chất quan hệ hai nước và đâu là thật, đâu là hư cũng như đâu là  thế mạnh/yếu của hai bên... Chỉ tiếc rằng một số người dường như vẫn chưa thấy hoặc cố tình làm ngơ chỉ vì lợi ích cá nhân của họ. 

Không phải vô cớ mà thời gian qua hàng loạt nhân sĩ và quần chúng nhân dân Việt Nam trong và ngoài nước đã lên tiếng phản đối hành động xâm lấn chủ quyền biển đảo của nhà cầm quyền TQ. Và điều này đã thực sự phát huy sức mạnh của dân tộc khiến kẻ thù phải khiếp sợ. Nhưng tiếc thay nó lại không được nhìn nhận một cách "danh chính ngôn thuận" bởi chính quyền và xã hội, thậm chí còn bị quy chụp là "phản đông" này nọ (!?)  Nói cách khác ta  có "bảo bối" là chính nghĩa và công luận mà không biết vận dụng lại còn vùi dập nó. Nếu như ông cha xưa có lúc đã để mất "Nõ thần" thì nay chiếc nõ thần đó chính là khối đoàn kết toàn dân mà cũng đang có nguy cơ bị mất vào tay giặc.

Vẫn biết, khi người Việt tranh luận với nhau về chuyện đúng/sai..., thì chỉ ai có quyền lực thường là bên đúng...; nhưng đôi khi  ý kiến người ngoài có thể làm thay đổi tình huống ... Kể cũng lạ(!?). Vậy ta hãy nghe  người ngoài, cụ thể là giới nghiên cứu TQ, đánh giá đâu là thế mạnh của VN trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông qua một đoạn trích dưới đây từ blog anhbasam (những chữ  màu đỏ chỉ để nêu bật chủ đề).
Trích
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Manila, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do “vai trò đáng xấu hổ” của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Đông. Tiến sĩ Trương nói: “Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt đứt quanhệ với Việt Nam và Philippin. Khi so với Việt Nam và Philippin, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Mỹ. Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm qua, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường. Hồi tháng trước, hai nước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y. Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Mỹ vì Oasinhtơn quá quan trọng đối với Hà Nội”.Ông Trương Minh Lượng cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là hàng Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội. Tuy nhiên, Mỹ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao mà Trung Quốc không có khả năng làm điều đó.
Theo ông Trương, có nhiều Việt kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Mỹ. Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích lại quá gần với Mỹ. Hết trích

Những thông tin cùng loại như trên có rất nhiều; mong rằng những ai  còn u u, mê mê chìm đóng trong nỗi sợ hãi truyền kiếp trước kẻ thù phương Bắc thì hãy tìm hiểu và học hỏi thêm để vơi bớt nỗi sợ hãi và vững bước cùng đồng hành với dân tộc trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc./.

                                                  

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Quan hệ Bắc Kinh-Hà Nội tùy thuộc đấu đá nội bộ Việt Nam(*)

 (*) Tiêu đề và nội dung này được nói là trích từ công điện mật của Đại sứ quán Mỹ từ Hà Nội nhưng được phát tán trên nhiều trang web internet. Chủ blog tôi đăng lại chỉ để tham khảo, không nhất thiết phản ánh quan điểm cá nhân.  

WESTMINSTER (NV) - Trái với nhiều phỏng đoán bấy lâu nay, Trung Quốc không điều khiển chính sách nội bộ của Việt Nam. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Trung Quốc không muốn tạo ảnh hưởng với quốc gia láng giềng phía Nam của mình. Trong một một số trường hợp, quan chức Việt Nam tham nhũng vì lợi ích cá nhân, chứ không phải do Trung Quốc chỉ đạo, mặc dù hành động đó có lợi cho Trung Quốc.
Trung Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng quốc phòng Việt Nam, bị coi là người thân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Ðó là những điểm chính trong một công điện mà Ðại Sứ Michael Michalak gởi về Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 27 tháng 1, 2010.
Bản báo cáo viết rằng tình trạng thù địch của Việt Nam với Trung Quốc làn tràn khắp nơi, và còn tăng hơn nữa, nhất là sau các cuộc thương lượng tế nhị về vấn đề biên giới, cộng với tình trạng khai thác bauxite kéo dài tại Tây Nguyên, cùng với việc Trung Quốc đơn phương ban hành lệnh “cấm đánh cá” trên biển Ðông.
Qua tiếp xúc của tòa đại sứ với một số trí thức Việt Nam, ông Michalak cho biết “nhiều người nói rằng Trung Quốc ảnh hưởng trong quyết định của Việt Nam quá nhiều, và có thể thấy rõ qua các vấn đề như kiểm soát thông tin liên quan đến tranh chấp lãnh thổ và chiến lược về tài nguyên, môi trường và năng lượng. Có người còn nói rằng Trung Quốc gây ảnh hưởng trong việc sắp xếp nhân sự trước đại hội đảng vào năm 2011”.
“Một số còn cho rằng thành phần ‘thân Trung Quốc’ trong lực lượng an ninh Việt Nam đứng đằng sau các vụ bắt bớ các nhà bất đồng chính kiến gần đây và hành động theo lệnh của Bắc Kinh,” cũng theo bức công điện.
Nhưng ông Michalak khẳng định: “Thực tế thì tình hình rất bình thường. Dựa trên yếu tố địa lý, tầm cỡ và sức mạnh kinh tế, Trung Quốc luôn được giới lãnh đạo Việt Nam coi là có ưu thế hơn và không muốn khiêu khích. Tuy nhiên, Bắc Kinh không thể ảnh hưởng chính sách nội bộ của Việt Nam.”

‘Vuốt dài của gấu Panda’

Hình như đại sứ Hoa Kỳ ví ảnh hưởng của Trung Quốc như móng vuốt của con vật tiêu biểu của quốc gia này đối với Việt Nam.
Bí Thư Thành Ủy TP. HCM Lê Thanh Hải (giữa) bị cho là hành động có lợi cho Trung Quốc vì quyền lợi cá nhân. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Công điện viết, trong nhiều tháng, giới trí thức, báo chí và đấu tranh Việt Nam đồng loạt chỉ trích Trung Quốc, lo lắng Bắc Kinh ảnh hưởng quá nhiều vào chính sách nội bộ của đất nước. Sự việc bắt đầu bằng một chiến dịch chỉ trích công khai và trên Internet việc Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Những nhóm này còn bực mình hơn khi Trung Quốc đơn phương ra lệnh “cấm đánh bắt cá” vào Mùa Hè trên biển Ðông. Những người này cũng lo rằng Trung Quốc sẽ có ảnh hưởng trước đại hội đảng lần thứ 11 vào ngày 20 Tháng Giêng, 2011, nhất là đối với những ủy viên Bộ Chính Trị nghe nói có khuynh hướng thân Trung Quốc.
Có lúc, theo công điện, Tổng Bí Thư Nông Ðức Mạnh, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thường Trực Ban Bí Thư Trung Ương Ðảng Trương Tấn Sang, Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Phú Trọng, Bí Thư Thành Ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị và ông trùm kiểm soát truyền thông, Tô Huy Rứa, đều bị cho, một cách này hay cách khác, là những nhân vật thân tín của Trung Quốc tại Hà Nội.
Những nhận định này không phải không có ảnh hưởng, và được nhiều người chú ý. Với tinh thần bài Trung Quốc của người Việt Nam, bị chụp mũ thân Trung Quốc không phải là một lợi thế, mà còn ngược lại, như mọi người thấy khi vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên được chú ý mạnh mẽ, theo đại sứ Mỹ nhận định.
“Trong số những nguồn thông tin mà chúng ta biết,” vẫn theo công điện, “Nhiều người tin rằng Trung Quốc tìm cách kiểm soát sự kế tục lãnh đạo Việt Nam năm 2011.”
Công điện dẫn lời một quan chức cao cấp của Việt Nam, viết rằng ông ta tin “Trung Quốc sẽ dùng cuộc họp của ASEAN tại Hà Nội năm nay để ảnh hưởng Ðại Hội Ðảng Cộng Sản Việt Nam, nhất là vấn đề nhân sự.” Những đồng sự cũ của quan chức này (ở Bộ Ngoại Giao Việt Nam cũng như các bộ khác) “nghĩ rằng Trung Quốc theo dõi những nhân vật đang lên, ủng hộ những người có khuynh hướng theo họ và gạt bỏ những người họ không thích”.
Công điện cũng nêu tên một nhân vật khác, có mối quen biết rộng rãi trong giới kinh doanh, nói rằng “mọi người” trong chính phủ đều nghi ngờ cơ sở tình báo của Trung Quốc, nay đang lan tràn khắp Việt Nam; và rằng (Trung Quốc) tìm cách ảnh hưởng việc đề bạt nhân sự tại Việt Nam.
Một thương gia nổi tiếng khác thì nói thẳng ra rằng Trung Quốc khai thác lòng tham của đảng viên Cộng Sản bằng cách giúp họ làm giàu (để qua đó tạo ảnh hưởng tại Việt Nam).
Tuy nhiên, tất cả những người nêu ra nghi ngờ này đều không thể đưa ra được ví dụ cụ thể.

Nanh sắc

“Ghê gớm hơn nữa, nhiều nguồn tin của chúng ta cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau các vụ bắt bớ những nhà đấu tranh nhân quyền Việt Nam mới đây, cũng giống như bấy lâu nay họ thường cho rằng Trung Quốc ‘xuất cảng’ ô nhiễm môi trường sang Việt Nam,” theo công điện.
Công điện kể, tại một buổi tiệc do đại sứ Mỹ khoản đãi Thứ Trưởng Ngoại Giao James Steinberg, một số nhân vật Việt Nam, thuộc nhiều giới khác nhau, phàn nàn rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc ở Hà Nội muốn đuổi các nhà báo viết bài chỉ trích Trung Quốc.
Công điện cũng trích lời nhiều trang blog chính trị của Việt Nam, nói rằng chính Trung Quốc đứng đằng sau vụ bắt blogger Ðiếu Cày rồi gán tội trốn thuế cho blogger này, cũng như vụ bắt các blogger khác hồi tháng 8 năm 2010 vì họ phân phát áo thun tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
“Giả thuyết về âm mưu của Trung Quốc nhiều lắm,” đại sứ Mỹ nhận định. Và kể chuyện gây chú ý nhất là vụ Tổng Cục 2 thuộc Bộ Quốc Phòng, một cơ quan tình báo quân đội do Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh đứng đầu. Ông là người rất có ảnh hưởng và thân Trung Quốc (theo lời những người chỉ trích ông). Một người đứng đầu cơ sở ở Bangkok của báo The Far Eastern Economic Review nối kết tất cả những giả thuyết này lại trong một bài báo đăng trên trang web báo Asia Times.
Trong bài báo này, tác giả trích lời một viên chức cao cấp của đảng Việt Tân, một đảng chính trị của người Việt hải ngoại, nói rằng Tổng Cục 2 là “một trong những nơi Trung Quốc dùng để bắt đầu sự ảnh hưởng đối với Việt Nam”. Tổng Cục 2 chắc chắn bị nghi ngờ, vì từng dính dáng vào một vụ nghe lén, kiểu Watergate, các đối thủ của cựu Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu trong Bộ Chính Trị hồi thập niên 1990, và bố vợ của Tướng Vịnh, Tướng Ðặng Vũ Chinh, cũng từng nắm cơ quan tình báo quân đội, bị mang tiếng trong vụ vu khống Ðại Tướng Võ Nguyên Giáp, một anh hùng trong cuộc chiến Việt Nam, và cựu Thủ Tướng Võ Văn Kiệt làm gián điệp cho CIA, theo công điện.
Công điện nhận định: “Một điều không rõ ràng - được đưa ra nhưng không cụ thể - là sự liên hệ của Trung Quốc.” Rồi công điện dẫn nguồn tin chuyên gia về Việt Nam của Học Viện Quốc Phòng Úc, Carlyle Thayer, trong việc diễn tả vụ nghe lén.
“Tuy nhiên, trong một ý kiến khác trên mạng, chính ông Thayer lại đánh giá thấp tin đồn Tổng Cục 2 là công cụ của Trung Quốc,” công điện viết.
Theo đại sứ Mỹ, Tướng Vịnh không phải là một người “dễ bảo”.
“Tại một cuộc họp báo công bố Bạch Thư Về Quốc Phòng Việt Nam năm 2009, ông Vịnh xác định ‘những hành động nguy hiểm trong việc sử dụng cái gọi là nhân quyền và dân chủ để khuyến khích chống đảng và nhà nước’ là một thách thức đối với an ninh quốc gia. Tuy nhiên, cùng lúc đó, ông Vịnh cũng đề cập thẳng thắn đến khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Ðông - một đề tài thường ít được nhắc công khai - mặc dù ông cố gắng dùng lời lẽ một cách rất ngoại giao,” công điện viết.
Tại một cuộc họp tuần sau đó với đại sứ Mỹ và phái đoàn của Ủy Ban Hợp Tác Mỹ-Trung Quốc Hội Hoa Kỳ, theo công điện, tướng Vịnh lại đưa ra một hình ảnh hiền hòa nhất về ảnh hưởng của Trung Quốc, nhấn mạnh rằng thành công kinh tế của Trung Quốc tạo nhiều cơ hội cho Việt Nam và có thể là một yếu tố làm ổn định khu vực.
Tuy nhiên, một lần nữa, ông không ngại nói ra những khía cạnh mang tính đe dọa của sự lớn mạnh về mặt quân sự, kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc, đại sứ Mỹ nhận định.
Theo công điện, Tướng Vịnh cũng công khai phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Ðông và, khi bị hỏi, lập đi lập lại rằng Việt Nam “biết chiến đấu và chiến thắng” và sẽ “làm bất cứ điều gì cần thiết” để bảo vệ lãnh thổ.
Ðây là những chính sách thực dụng mà Việt Nam luôn sử dụng đối với Trung Quốc và cũng được Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh nhắc đi nhắc lại khi viếng thăm Hoa Kỳ hồi Tháng Mười Hai, 2009. Như vậy, nếu Tướng Vịnh “thân Trung Quốc,” rõ ràng ông đã che giấu chuyện này một cách thành công, đại sứ Mỹ nhận xét.

Tương đồng Bắc Kinh-Hà Nội

Theo công điện, chắc chắn là có những sự tương tự trong cách mà đảng và nhà nước Việt Nam và Trung Quốc tiếp cận thành phần bất đồng chính kiến (cũng có sự khác biệt, ví dụ như tôn giáo, Việt Nam thường dễ dãi hơn và không bị Hoa Kỳ đưa vào Danh Sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Ðặc Biệt-CPC).
Sự giống nhau này, tuy nhiên, chủ yếu là vì cả hai có cùng thể chế, cùng theo chủ nghĩa Cộng Sản và có cùng quan tâm về an ninh nội bộ của chế độ, công điện viết.
“Diễn biến hòa bình” có thể là một ý tưởng vay mượn từ cuộc vận động chính trị của Trung Quốc có từ thập niên 1990, nhưng thành phần cứng rắn của Việt Nam không cần Trung Quốc dạy bảo họ, theo công điện. Chỉ cần lướt sơ qua quyết định nội bộ của đảng Cộng Sản Việt Nam mới đây, Nghị Quyết 34, là thấy ngay, công điện viết.
Ðại sứ Mỹ dẫn lời Giáo Sư Nguyễn Huy Quý, cựu khoa trưởng Khoa Trung Quốc tại Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam, nói rằng Việt Nam và Trung Quốc là hai thành viên của một nhóm rất nhỏ các quốc gia Cộng Sản có nền kinh tế thị trường, và chính điều này làm cho lãnh đạo Việt Nam và Trung Quốc có điểm tương đồng.
Nhưng đại sứ Mỹ cho rằng “nhiều vụ bắt bớ tại Việt Nam có liên quan đến việc chống Trung Quốc và quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam là một chủ đề nhạy cảm.”
“Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam nhất thiết phải nghe lời Trung Quốc để đàn áp giới bất đồng chính kiến hoặc có một nhóm bí mật thân Trung Quốc,” theo công điện. “Có đủ lý do để nói rằng giới lãnh đạo Việt Nam cũng cần để quần chúng khó kiểm soát ‘xả sú bắp,’ dù ban đầu trực tiếp vào Bắc Kinh, nhưng lại có thể lan thành phong trào rộng lớn.”
Theo đại sứ Hoa Kỳ, vấn đề ở đây là “làm sao kiểm soát được biểu tình”.
Và đại sử kể ra: “Ngay cả truyền thông nhà nước đăng bài chỉ trích Trung Quốc, như trường hợp tổng biên tập trang web của đảng Cộng Sản Việt Nam, ông Ðào Duy Quát, cũng bị khiển trách công khai vào Tháng Chín vì cho đăng những ngôn ngữ ‘cứng rắn’ trong một bài liên quan đến tập trận của hải quân Trung Quốc (một lỗi lầm về kiểm duyệt mà ông ‘hào hiệp’ đổ lỗi cho cấp dưới).”
Ông Ðào Duy Quát (trái), tổng biên tập trang web của đảng Cộng Sản Việt Nam, nghe nói bị khiển trách công khai vì cho đăng những ngôn ngữ “cứng rắn” trong một bài báo liên quan đến tập trận của hải quân Trung Quốc. (Hình: Hoàng Ðình Nam/AFP/Getty Images)
Khẩu hiệu trên áo thun của Blogger Mẹ Nấm nhắc lại một cách đơn giản (nhưng thông minh) tuyên bố của giới chức chính quyền Việt Nam: Trung Quốc không lèo lái được lập trường của lãnh đạo Việt Nam, nhưng người dân Việt Nam cũng không ảnh hưởng được lập trường này luôn, công điện viết.
Theo công điện, có những blogger tố cáo rằng ông Nguyễn Tấn Dũng ủng hộ khai thác bauxite ở Tây Nguyên để nhận nhiều tiền hối lộ của Trung Quốc.
Những phàn nàn khác của các giới tại Việt Nam, theo công điện, “có lẽ không sai lắm”. Chẳng hạn, phàn nàn về “những thương thảo bí mật,” và “có một mối quan hệ lớn giữa thành phần thủ cựu như ông Tô Huy Rứa và thành phần ‘không phe phái’ nhưng lại là trùm chính trị tham nhũng như bí thư Thành Ủy TP. HCM, Lê Thanh Hải, thường hành động có lợi cho Trung Quốc vì quyền lợi cá nhân, chứ không phải vì sự chỉ đạo của Trung Quốc.”
Ðại sứ Mỹ nhận định: “Tô Huy Rứa và phe nhóm của ông luôn muốn bảo vệ đảng Cộng Sản, một quan điểm giống với quan chức Cộng Sản Trung Quốc. Những người khác, có lẽ đa số, phản đối cải tổ chính trị bởi vì nó đe dọa quyền lợi của họ, lại một điểm nữa giống tính cách của Trung Quốc. Một lần nữa, phải nói rằng, những nhân vật này hành động dựa trên quyền lợi cá nhân của họ, chứ không phải theo lệnh của Trung Quốc.”

Nguyên ủy ảnh hưởng Trung Quốc

Ðại sứ Mỹ cho rằng tất cả những điều nêu trên không có nghĩa là lãnh đạo Việt Nam coi thường Bắc Kinh. Ngược lại, quan hệ không đồng đều giữa hai bên tiếp tục giới hạn Hà Nội. Có sức ép từ Trung Quốc với Việt Nam, và tiếp tục có nữa. (Ðại sứ Trung Quốc tại Việt Nam nói với đại sứ Mỹ rằng số lần quan chức Trung Quốc đi thăm các tỉnh Việt Nam nhiều đến nỗi ngay cả giới chức dưới cấp thứ trưởng cũng không có quan chức nào của tòa đại sứ Trung Quốc đi theo. Ngay cả những chuyến viếng thăm quan trọng của giới chức cấp tỉnh Trung Quốc sang Việt Nam cũng không có ai ở tòa đại sứ Trung Quốc đi cùng).
Khi được hỏi trực tiếp, công điện viết, giới chức Việt Nam thẳng thừng từ chối bị Trung Quốc ảnh hưởng, nhưng người ta có thể hiểu, ví dụ, chính những giới chức, những người ngăn chặn việc sử dụng Facebook tại Việt Nam, lại quan sát một cách hăm hở phản ứng của Trung Quốc đối với Google, giống như thế hệ các nhà làm chính sách kinh tế trước đây của Việt Nam bắt chước kinh nghiệm của Trung Quốc trong cải cách ruộng đất và tạo ra khu chế xuất kinh tế.
Ðại sứ Mỹ cho biết: “Nhiều giới chức Việt Nam thừa nhận quan hệ ‘em-anh’ với Trung Quốc. Vấn đề ở đây, thực ra, ảnh hưởng của Bắc Kinh ít trực tiếp hơn người ta nghĩ, và nó xảy ra thường xuyên tùy theo quyền lợi, ý đồ và niềm kiêu hãnh của mỗi bên. Làm sao để quan hệ một cách hiệu quả với Trung Quốc tùy thuộc vào sự chia rẽ nội bộ Việt Nam như thế nào, nhưng đây là một cuộc tranh luận nằm ngoài cuộc đấu đá giả định giữa hai phe theo và chống Trung Quốc.”
Công điện viết: “Rất dễ cho chúng ta - và cả những người chỉ trích ở Việt Nam - nêu ra Trung Quốc là nguyên nhân chính. Nhưng cuối cùng, Việt Nam vẫn cương quyết độc lập, và điều này cho thấy chính họ chịu trách nhiệm thành công hay thất bại trong quan hệ với Trung Quốc.”
--------------

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

DN Nhà nước VN và những con tàu Titanic

Hôm  nay, ngồi uống nước chè vỉa hè ở Văn Miếu, cạnh Bộ KH đầu ty, thằng Joan bảo, tháng trước, Kiểm toán nhà nước vừa hoàn tất chương trình kiểm toán kết quả tài chính năm 2010 các DN nhà nước và công bố trước bàn dân thiên hạ. Trong đó đáng liu ý là có số liệu khá chi tiết của 28 tập đoàn, tổng công ty.
Một số DN nhà nước, được coi là “chủ đạo”, là “quả đấm thép” là “xương sống của nền kinh tế” như cách gọi của anh Ba, anh Tư lại trở nên èo uột, lãi lẹt đẹt, không xứng với đồng tiền bát gạo bỏ ra. Thậm chí có DN còn lỗ nặng. Dẫu, bao nhiêu nguồn lực quan trọng, bao nhiêu tài nguyên và cả những thị phần béo bở đều iu tiên cho các DN này.
Ngoài hiện tượng Vinashin được coi là một “Titanic nội” của xứ Thiên đường được bố cáo từ năm ngoái, với số thâm thủng xấp xỉ 100 ngàn tỷ đồng (tương đương hơn 4tỷ đô Mỹ) còn có một số soái hạm khác cũng ngấp nghé ngập, đang chờ bàn tay trục vớt.
Theo đó EVN lỗ 11,7 ngàn tỷ đồng, tương đương 562 triệu đô Mỹ, Petrolimex lỗ 57.6 triệu đô, Vinashin lỗ 148.5 triệu đô... Ngoài ra trên bảng phong thần còn có Lilama lỗ 103 tỷ đồng, tổng Cty Sông Hồng gần 21 tỷ đồng và tổng Cty Bưu chính VN là 1.026 tỷ đồng. Nói tóm lại là các xương sống của nền kinh tế đều bị thâm thủng, sắp gãy. Chuyện đắm chỉ còn là vấn đề thời gian.
Lại nói chuyện chiến hạm Vinashin bị ngập với số tiền nợ hơn 4 tỷ đô Mỹ, trong số đó có ngót tỷ đô là nợ nước ngoài bằng trái phiếu Chính phủ. Có điều nho nhỏ có thể an ủi anh Ba là, kinh tế Mỹ suy thoái, đô đang mất giá từng ngày, vay là được, nếu không riêng chuyện trả lãi hàng năm cũng bỏ mịa.
Dưới bàn tay cầm lái vĩ đại của anh Ba, cùng với đà suy thoái kinh tế, tốc độ tăng trưởng ở xứ Thiên đường đang chậm dần đều thì chuyện năm sau lỗ cao hơn năm trước là đương nhiên. Tham vọng của anh Ba, anh Tư đưa các Tổng công ty nhà nước thành những tập đoàn kinh tế, những “quả đấm thép” xem ra không mấy khả thi. Không chừng, chính những quả đấm đó lại tương vào nền kinh tế èo uột của xứ Thiên đường, làm cho chúng xây xẩm mặt mũi, xác xơ tiêu điều.
Chuyện doanh nghiệp quốc doanh, chuyện định hướng CNXH là những thứ cũ như cái hũ. Thiên hạ người ta đã vứt vào sọt rác không thương tiếc, cớ sao xứ Thiên đường ta cứ loay hoay. Dăm năm một lần, đại hội đại hiếc, thảo luận thảo liếc, xem thằng nào là chủ đạo, thằng nào cần được iu tiên, thằng nào cần được rót vốn… nhưng rồi, anh Ba, anh Tư vẫn cứ kiên định đường lối cái hũ đó?
Trước khi đưa ra quyết sách, các anh có hẳn đội quân tham miu nào là các Học viện chính trị, các viện nghiên cíu, các Hội đồng giám sát, các ban ngành… đông không kém gì quân Nguyên. Nhưng cũng có điều, lịch sử xứ ta đã ghi lại, để thắng quân Nguyên, người Việt có cụ Yết Kiêu, là chuyên gia đục đẽo, nhờ đó mà đánh đắm vô số chiến hạm của Hốt Tất Liệt.
Giờ đây, các lực lượng đệ tử của anh Ba, anh Tư đều là con cháu của cụ Yết cả. Năng lực đục đẽo của họ tỏ ra không kém gì cụ Yết Kiêu thời Trần, thậm chí còn vượt trội. Nếu không có chiến hạm quốc doanh, họ lấy đâu ra đất để thi thố tài năng? Bởi thế, họ phải nhất trí cao với các anh về tính chủ đạo của quốc doanh, nhờ đó mới có những chiến hạm vĩ đại như Vinashin, như EVN…
Sự độc tôn lãnh đạo khiến con cháu cụ Yết ngày càng có điều kiện nâng cao tay nghề. Các chiến hạm của anh Ba, anh Tư cứ bịt chỗ này lại rò chỗ kia, tiền thì chảy vào túi riêng còn tàu thì không chịu nổi. Bởi thế, dẫu các nguồn lực quốc gia đều được ưu ái cho các DN nhà nước nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn cứ chìm đều. Khi đại hội đại hiếc, lấy ý kiến ý kiếc, chẳng thằng nào chịu nói thật. Ngu gì lại nói thật, nói thật chỉ được cái sướng miệng. Vì lẽ đó kinh tế quốc doanh vẫn cứ phải chủ đạo, con cháu cụ Yết vẫn có việc đều đều.
Mới tháng 9, con số lạm phát đã vượt qua 20%, các bà vừa lĩnh lương hiu, móc ví rút tiền ra mua đồ ăn có cảm tưởng như mình bị móc túi. Giá thịt tăng 100%, giá một tô phở tăng bảy tám chục phần trăm, thượng vàng hạ cám đều tăng, kêu như vạc mùa hè. Có thể nói xứ Thiên đường ta có thể tự hào với thế giới về tốc độ lạm phát. Cứ đà này, thằng cha Mugabe ở Zimbabwe ở lục địa đen cũng phải nhanh chóng kết nạp anh Ba, anh Tư làm đệ tử ruột.
Đồng chí Nghĩa (Lê Xuân) Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, cho biết dự trữ ngoại tệ VN bây giờ chỉ còn khoảng 15 tỷ USD, con số này của tháng 6/2008 là 24,7 tỷ USD.  Năm 2011 chưa kết thúc, nhưng ngay từ lúc này có thể dự đoán, mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 5,8% là khó đạt, so với con số này của năm ngoái là 6,78%. Không cần phải suy ngẫm sâu xa cũng có thể thấy, không chỉ người dân đang bị nghèo đi mà cả quốc gia cũng đang ở tình trạng như thế.
Xin được tiết lộ những thông tin này để các nhà làm phim có ý tưởng viết thành kịch bản Titanic ở xứ Thiên đường, biết đâu lại kiếm được cái giải Oscar cũng mở mặt mở mày với thiên hạ.

(*)Nguồn: Blog Phan The Hai


Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

Tin vui

Sáng nay mở báo Tuổi trẻ thấy trên trang nhất hai tin khá "đã mắt":
Tin thứ nhất, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại buổi làm việc với Ủy ban Kiểm traTW ngày 16/9 kêu gọi "Cần chặn đứng hiện tượng tiêu cực, tham nhũng"...;
Tin thứ hai, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam  Lương Thanh Nghị (mới  thay bà Nguyễn Phương Nga vừa được đề bạt lên Thứ trưởng) tuyên bố: "VN khẳng định chủ quyền không tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" ..."khẳng định các dự án hợp tác với các đối tác nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí, trong đó có các dự án hợp tác tại các lô127, 128"... Tin này cũng cho hay tại phiên họp Ban hổn hợp Việt-Ấn lần thứ 14 tại Hà Nội ngày 16/9 do Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh và Bộ trưởng ngoại giao Ấn Độ  S.M Krisna chủ trì,  "hai bên nhất trí về việc cần đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông"...

Chủ blog tôi muốn nghĩ rằng hai tin nói trên cho ta một "tín hiệu" đặc biệt (?), không chỉ vì tính thời sự của chúng mà còn vì chúng liên quan đến hai chủ đề hệ trọng nhất của đất nước ta hiện nay, đó là chống tham nhũng bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thiết nghĩ, theo cách hiểu của đại đa số người Việt Nam trong và ngoài nước cũng như bè bạn khắp năm châu,  bất luận ai nắm giữ cương vị lãnh đạo gì, và trong tình hình đối nội đối ngoại thế nào ..., nếu biết chọn đúng và giải quyết rốt ráo hai vấn đề nói trên , chắc chắn sẽ lấy lại được niềm tin của nhân dân và củng cố khối đoàn kết dân tộc, trên cơ sở đó sẽ lần lượt giải quyết nốt các vấn đề kinh tế xã hội đang tồn đọng bấy lâu nay, và điều quan trong hơn nữa là sẽ đảm bảo để dân tộc chiến thắng mọi âm mưu xâm lược của bất cứ kẻ thù nào. Giải quyết rốt ráo trong chống tham nhũng có nghĩa là dẹp bỏ ngay các :nhóm lợi ích", chấm dứt ngay thói "làm láo báo cáo thì hay" khi thành tích chưa thấy đâu đã tính % chia chác, khi thất thu, phá sản thì ém nhẹm không công bố, không thi hành kỷ luật ai v.v.... Giả quyết rốt ráo  trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ là đừng để kẻ thù chiếm đảo, chiếm biển rồi mới lo bảo vệ. Nói thì đơn giản thế nhưng làm được thì rất khó đấy, nhất là trong bối cảnh  căn bệnh mang tên "cơ chế" đã ăn sâu bám rể khắp đất nước này.

Dù sao ta cũng muốn  hy vọng rằng hai tin trên đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên mà là một tín hiệu tốt lành trong thời kỳ đầy khó khăn thử thách hiện nay của đất nước ta./.

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Người ngoài nói về nguy cơ mất nước của Việt Nam(*)

(*)Từng đọc khá nhiều bài viết của người Việt và bản thân cũng đã viết về cùng chủ đề , nhưng chủ blog tôi lại thấy như bi "thôi miên" bởi bài viết dưới đáy, có lẽ vì nó phản ánh một cách nhìn khách quan của "người ngoài cuộc" nên thấy rõ thế cờ hơn là người trong cuộc (?). Do xin mạn phép ả đưa lại bài viết này để có thêm người đọc (Bách Việt) 

                   Khi nào thành "phiên bang " mới thôi

Phòng học trên lầu 8 của Đại học Hoa Sen [ngày 9-9-2011] không đủ chỗ ngồi cho buổi tọa đàm về cuốn sách Nước Đại Nam đối diện với Pháp & Trung Hoa 1847-1885. Ts Bùi Trân Phượng, hiệu trưởng trường, đành thú nhận: “Không ngờ đề tài khô khan này lại thu hút người nghe hơn dự định.”
Tác giả cuốn sách, Gs Yoshiharu Tsuboi, trình bày những nhận định của ông không chỉ về cuốn sách mà còn liên hệ đến bối cảnh hôm nay của Việt Nam. Ông cho rằng dường như lịch sử Việt Nam hôm nay đang lặp lại hoàn cảnh như thời Tự Đức ở thế kỷ 19. Tự Đức là ông vua không gặp may, lên ngôi trong hoàn cảnh tao loạn, người dân không tin vào triều đình, còn triều đình cũng nhiều phe nhóm với mục đích và tham vọng cá nhân. Đất nước sau đó rơi vào tay người Pháp, mở đầu cuộc nô lệ cho thực dân kéo dài trăm năm. Gs Tsuboi nhấn mạnh “đất nước nào cũng thế, rất cần những người cầm quyền thật sự đặt lợi ích quốc gia cao hơn lợi ích cá nhân.” Bàn đến Trung Quốc, ông Tsuboi chỉ ra một điều không bất ngờ nhưng lại ít được Việt Nam chú ý. Ông thấy rằng Trung Quốc thường xuyên nghiên cứu về Việt Nam và nghiên cứu bằng một chiến lược lâu dài. Ông nhận định đúng. Riêng tôi nghĩ việc nghiên cứu ấy của Trung Quốc sẽ không chỉ diễn ra hôm nay mà còn kéo dài cho đến ngày họ thực hiện được cái tham vọng biến Việt Nam thành “phiên bang” của họ.
Cách đây 4 năm, khi xảy ra vấn đề Trung Quốc vẽ một số quần đảo của Việt Nam vào bản đồ của họ, thì cuộc biểu tình đầu tiên đã được khởi phát ở Việt Nam. Cuộc biểu tình bị dập tắt nhanh chóng, và những thái thú ngày ấy từ lầu cao của Lãnh sự quán tại Sài Gòn gật gù hài lòng. Cũng ngày ấy, không ít trí thức Việt sống ở nước ngoài thông tin như một nhắc nhở, cảnh báo: Nếu ta không nghiên cứu, nếu ta im lặng mãi khi Trung Quốc nhiều thập niên qua đã đưa sinh viên của họ đến nhiều trường Đại học nước ngoài để nghiên cứu, làm luận án về vấn đề biển Đông, ta không thể có tiếng nói khi đưa vấn đề ấy ra quốc tế. Dù muộn, nhưng vẫn cứ phải kêu lên cho thế giới biết ta có vấn đề đấu tranh này.”
Những lời nhắc nhở ấy, thật ra, đối với một số trí thức yêu nước trong nước thì không phải bất ngờ, vì lâu nay họ vẫn âm thầm nghiên cứu, tìm chứng liệu lịch sử để chứng minh chủ quyền hải đảo của quốc gia Việt Nam. Nhưng đa số người dân thì hoàn toàn mù mịt, bởi lẽ truyền thông và sách giáo khoa không bao giờ nhắc nhở hay đưa tin. Gs Tsuboi cũng nhận định rằng: “Dường như chưa bao giờ Trung Quốc mạnh như hôm nay trong lịch sử của họ. Còn Việt Nam chưa bao giờ yếu như bây giờ. Có nhiều vấn đề, nhưng cái quan trọng là nếu những cá nhân cầm nắm quốc gia không đặt lợi ích cá nhân xuống dưới lợi ích đất nước, thì e Việt Nam khó tìm được động lực phát triển. Điểm mạnh của các bạn là người Việt rất đoàn kết khi có chiến tranh, tuy rất ít đoàn kết trong thời bình.”
Thật đáng khâm phục, một nhà nghiên cứu người nước ngoài với những nhận định về đất nước mà ông nghiên cứu lịch sử của nó,chứng tỏ sự am hiểu không khác gì của một trí thức người Việt. Chỉ một băn khoăn sau đây của ông “Hình như chính phủ các bạn cũng chưa sử dụng hết nguồn nhân lực, trí thức của mình” khiến tôi cười chua chát và muốn thông tin cho ông bằng cách hài hước, chua chát vốn có của mình: “Riêng điều này thì xin trao đổi rằng ông không chính xác. Nguồn lực trí thức chúng tôi xài không thể hết nổi. Chúng tôi có ‘tiến sĩ’ đông như quân Nguyên đấy ạ.”
Cuốn sách ấy thì cứ để cho độc giả đọc và nhận định, bởi lẽ cách đọc lịch sử phải là cách đọc mà từ đấy mỗi người tự rút ra những nhân định riêng. Lịch sử mà đọc 100% giống hệt nhau thì đấy không phải là thái độ đọc lịch sử
Trung Quốc chưa từng từ bỏ việc nghiên cứu Việt Nam một cách có chiến lược, để làm gì? Vì sao? Có lẽ câu trả lời không khó.
Cứ nhìn chính sách của họ đối với Việt Nam hôm nay, kiểu “hôn má bên này, bật máu má bên kia” [thơ Nguyễn Duy], thì câu trả lời hoàn toàn không khó.
Và đấy là điều cực kỳ quan trọng mà cá nhân người viết tiếp nhận sau buổi tọa đàm.
Tiền Vệ/ Blog Người Buôn gió

 Đăng bởi Blog Bách Việt

Vì sao TQ mềm mỏng hơn với láng giềng?

Nguồn: BBC Tiếng Vt trên internet - Cập nhật: 14:49 GMT - thứ hai, 12 tháng 9, 2011

Bắc Kinh đã gửi nhà ngoại giao hàng đầu sang Hà Nội gần đây.
Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi Sáng ngày 12/09 có bài với tiêu đề "Bắc Kinh tỏ lập trường mềm mỏng hơn với các nước láng giềng". BBC trích lược vài nét chính để độc giả tham khảo về góc nhìn của một số chuyên gia Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc, ông Đới Bỉnh Quốc.
Những nỗ lực ngoại giao gần đây để cải thiện quan hệ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, vốn bị ảnh hưởng do tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông), cho thấy Bắc Kinh đang có cách tiếp cận hòa giải hơn để giải quyết căng thẳng.

Quan hệ ngoại giao và quân sự với Việt Nam và Philippines được củng cố thông qua một loạt các chuyến thăm cấp cao trong hai tuần qua.
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã gặp vào ngày 31 tháng 8 tại Bắc Kinh và tái khẳng định cam kết để giải quyết một cách hòa bình lãnh thổ tranh chấp trong vùng Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Lương Quang Liệt vào ngày 29 tháng 8 đã gặp Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh để mở đường cho một chuyến thăm Trung Quốc vào năm nay của tân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Và tuần trước, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ Đới Bỉnh Quốc đã đến Hà Nội gặp Phó Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân.
Cả hai ông đã đồng chủ trì một phiên họp về quan hệ song phương và thảo luận các vấn đề chiến lược và quan trọng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc cho biết Bắc Kinh sẽ làm việc với Hà Nội để giữ mối quan hệ song phương đi đúng hướng.

Thiếu tướng đã nghỉ hưu Từ Quang Vũ của Quân Giải phóng Nhân dân, cho biết rằng Bắc Kinh sẽ không để cho mối quan hệ với Việt Nam và Philippines xấu đi.
'Bên thứ ba'
"Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng thì sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ"
Trương Minh Lượng, Đại học Tế Nam, Quảng Châu
"Mặc dù có một loạt các cuộc biểu tình chống Trung Quốc và tồn tại thái độ chống Trung Quốc ở Việt Nam và Philippines trong vòng ba tháng qua, Bắc Kinh nhận ra rằng bất kỳ cuộc xung đột với các nước láng giềng sẽ không chỉ gây tổn hại cho an ninh khu vực, mà cũng sẽ làm tổn thương phát triển kinh tế của chúng ta, và điều đó sẽ chỉ đem lại lợi ích cho bên thứ ba," ông Vũ nói tuy từ chối đề cập bên thứ ba là nước nào.

Trong khi đó học giả Vương Hàn Lĩnh, một chuyên gia về vấn đề hàng hải và luật quốc tế tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc ở Bắc Kinh, cho biết "bên thứ ba" là Hoa Kỳ.

"Hoa Kỳ đã có mặt ở đó; Hoa Kỳ chưa bao giờ rời châu Á", Giáo sư Vương nói.

Đã có hơn 10 cuộc biểu tình chống TQ tại Hà Nội.
"Bắc Kinh biết điều này rất rõ và nhận ra rằng Washington sẽ sử dụng các tranh chấp Nam Hải để ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc.

"Nhưng Trung Quốc cũng nhận ra rằng, khi xét tới sự ổn định của Đông Nam Á với lợi ích kinh tế chung giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, tranh chấp lãnh thổ tại Nam Hải không phải là vấn đề lớn ".

Ông Vương cho biết ưu tiên hàng đầu của Bắc Kinh sẽ là duy trì tốt mối quan hệ với tất cả các nước láng giềng liên quan tới tranh chấp biển, bởi vấn đề phức tạp không thể được giải quyết về ngắn hạn.

"Căng thẳng trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa nên được kiểm soát, không được phép leo thang, vì sẽ chỉ gây tổn hại cho sự phát triển kinh tế và an ninh khu vực Đông Nam Á," ông nói.
"Bắc Kinh cũng nhắc nhở các nước các nước láng giềng là chúng ta có cùng một văn hoá và lịch sử, đặc biệt là ở chỗ tất cả chúng ta đều bị các nước phương Tây xâm chiếm trong thế kỷ qua."
Ông Vương cho biết Trung Quốc đã đề nghị Việt Nam, Philippines và những người khác thực hiện các biện pháp để ngăn chặn khả năng tranh chấp biển leo thang.
'Không thể cắt quan hệ'
Tiến sĩ Trương Minh Lượng, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Đại học Tế Nam ở Quảng Châu, cho biết Bắc Kinh phải giữ mối quan hệ tốt về ngoại giao và quân sự với Hà Nội và Hà Nội, đặc biệt là trong thời điểm nhạy cảm như khi có cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Việt Nam gần đây do "Vai trò đáng xấu hổ" của Trung Quốc trong tranh chấp tại Biển Nam Trung Hoa.

"Không giống như quan hệ Trung-Mỹ, vốn bị đình chỉ nhiều lần trong hai thập niên qua, chúng ta có thể không dễ dàng cắt quan hệ với Việt Nam và Philippines ", ông Trương nói.

Trung Quốc lo ngại VN gần hơn với Hoa Kỳ
"Khi so với Việt Nam và Philippines, Trung Quốc là quá lớn. Nếu Bắc Kinh quá lớn tiếng (về tranh chấp biển), Trung Quốc sẽ đe dọa các nước nhỏ hơn và đẩy các nước này tìm sự giúp đỡ từ Hoa Kỳ. "

Lấy ví dụ về việc tàu hải quân Mỹ đến Cam Ranh lần đầu tiên trong 38 năm, quan hệ Việt-Mỹ dường như đang được tăng cường.
Hai nước hồi tháng trước đã ký một tuyên bố về ý định phát triển quan hệ quân y.
"Thật dễ dàng để Việt Nam đứng về phía Hoa Kỳ vì Washington là quá quan trọng đối với Hà Nội," ông Trương nói.

Ông cũng chỉ ra rằng mậu dịch Trung-Việt đạt 30 tỷ USD vào năm ngoái, nhưng 90% là đồ Trung Quốc xuất sang Việt Nam, tạo thâm hụt mậu dịch lớn cho Hà Nội.

"Tuy nhiên, Hoa Kỳ có thể cung cấp cho Việt Nam nhiều sản phẩm công nghệ cao và công nghệ, và Trung Quốc không có khả năng làm điều đó," ông cho biết.
Ông Trương có nhiều Việt Kiều Mỹ gửi tiền về nước và có thể giúp người nhà ở Việt Nam mua nhiều sản phẩm công nghệ cao từ Hoa Kỳ.

"Đó là lý do tại sao Bắc Kinh nên giữ mối quan hệ tốt với Hà Nội để ngăn Việt Nam xích quá gần tới Hoa Kỳ," ông Trương nói.


--------------

Thứ Bảy, 10 tháng 9, 2011

Biển Đông: Lời nguyền đối với Trung Quốc

                                                                                
Một trong những chủ đề quan tâm hàng đầu  của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc - đất nước chỉ trong vòng 3 thập kỷ đã chuyển mình từ một nước nghèo đói thành “cường quốc số hai” thế giới.  

Nếu trong thập niên cuối cùng của thế kỷ 20 nhân loại còn chút hoài nghi về khả năng phát triển của nước này thì vào cuối thập niên đầu tiên của thế kỷ 21 đã phải ngạc nhiên với tâm trạng buồn vui lẫn lộn, thậm chí lo lắng nhận ra rằng sự phát triển của nó dường như đang gây ra những mối tai họa... Đó là nạn “hàng nhái” và “hàng có độc tố” đang thâm nhập vào mọi ngõ ngách của thị trường trên thế giới; đó là dòng người di cư Trung Quốc ồ ạt tràn vào mọi châu lục; đó là nạn khai thác tài nguyên bừa bãi mang tên “Chinese projects” tại các nước đang phát triển Á-Phi-Mỹ la tinh; đó là hiện tượng “vô trách nhiệm” của nước này trước những vấn nạn toàn cầu; và đó là thái độ hiếu chiến sẵn sàng sử dụng bạo lực để giải quyết tranh chấp biển đảo với các nước láng giềng…Thực tế nói trên khiến dư luận quốc tế đang chuyển từ kỳ vọng sang thất vọng về vai trò của cường quốc đang trỗi dậy này. 

Bài viết ngắn này chỉ xin tập trung bàn về mối đe dọa của Trung Quốc liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, qua đó gợi lên đôi điều về cách ứng xử cần thiết của các nước liên quan, trong đó có Việt Nam.   

Tư tưởng bành trướng bá quyền vẫn còn đó 
Ở Trung Quốc và Phương Đông, tên người hoặc địa danh thường gắn với một ý nghĩa mà người đặt ra nó mong đợi. Đó cũng là trường hợp của tên nước “Trung Quốc”-  nó có nghĩa là nước nằm ở trung tâm (của vũ trụ). Một số tài liệu lịch sử cho rằng tên Trung Quốc đã có từ trước CN, nhưng chỉ thật sự trở nên phổ biến từ thời Nhà Hán (206 TCN - 220 SCN) khi mà tư tưởng đại Hán hình thành và phát triển với chủ thuyết tự cho mình là trung tâm của vũ trụ trong khi các dân tộc khác xung quanh là “thiên hạ” man, di, mọi, rợ!  Cách tư duy này rõ rằng đã và đang là động lực giúp đất nước này không ngừng bành trướng lãnh thổ Nhà Hạ bé nhỏ trở thành nước Trung Hoa với diện tích gần 10 triệu km2 và  hơn 1,3 tỷ người. Tư tưởng Đại Hán  ăn sâu bám rể trong tiềm thức ngưởi Trung Hoa đến ngày nay và là một trong những nhân tố tạo nên sự khác biệt giữa họ và các dân tộc khác dù ở bất cứ nơi nào họ sống .   

Khi các đế chế Âu Châu từng vượt đại dương xâm lược các châu lục khác cách xa chính quốc hàng vạn dặm thì các chế độ phong kiến Trung Quốc trong nhiều ngàn năm chỉ kiên trì mở mang bờ cõi bằng biện pháp chiến tranh thôn tính các nước lân bang .  Đặc điểm này khiến Trung Quốc hầu như không có quan hệ láng giềng bình đẳng và thân thiện với các nước kế cận. Điều này được thấy  trong mọi thời kỳ lịch sử của Trung Quốc, điễn hình là các thời “xuân thu chiến quốc”và “tam quốc”; sau này là cuộc “viện Triều chống Mỹ”, rồi các cuộc chiến tranh hoặc xung đột biên giới với  Ấn Độ, Liên Xô (cũ) và Việt Nam, v.v…. Do không có quan hệ láng giềng thân thiện thật sự và lâu dài nên các thời đại cầm quyền Trung Quốc thường phải duy trì hình thức các “vùng đệm” hoặc "nước đệm" như Tân Cương, Tây Tạng, Đài Loan, Bắc Việt Nam trước đây và Bắc Triều Tiên hiện nay, hoặc phải xây Vạn Lý Trường Thành ở phía Bắc,  nhằm bảo vệ vùng Trung Nguyên.

Về  phương cách phát triển, lịch sử cho thấy hầu hết các triều đại phong kiến Trung Quốc đều chủ trương “hướng nội”, coi thường quan hệ với “ngoại biên”, thậm chí chủ trương “bài ngoại” đã trở thành quốc sách. Điều này thể hiện rất rõ cho đến thời Nhà Thanh và cả thời thời kỳ dài sau cách mạng 1949. Trong khi  các đế chế  Âu châu từng ra sức khai phá các vùng đất xa bằng đường biển thì vương triều chỉ tập trung bành trướng lãnh thổ bằng biện pháp đánh nống ra các vùng đất kế cận. Đó là lý do tại sao Trung Quốc chỉ nỗi tiếng với “con đường tơ lụa” mà không có kỳ tích gì trong lĩnh vực hàng hải viễn đương, ngoại trừ những dòng người tha hương vượt biển trốn chạy khỏi điều kiện khốn khổ vốn là một hiện tượng thường xuyên của nước này.     

Những đặc điểm và đặc thù nêu trên ít nhiều có thể giúp ta tìm lời đáp về cách hành xử của người Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế hiện đại. Trong vấn đề Biển Đông, mặc dù chưa bao giờ thực sự chiếm giữ trong quá khứ xa xưa và không hề có bằng chứng nào, Trung Quốc vẫn lớn tiếng tuyên bố và hành động ngang ngược với cái gọi là “lợi ích cốt lõi” đối với toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng   vốn đã nằm trong lãnh hải và đặc quyền kinh tế của các quốc gia ven bờ. Đáng lẽ ra, nếu do nhu cầu phát triển, họ chỉ có thể đàm phán hòa bình với các nước láng giềng và các nước khác có lợi ích hàng hải liên quan,  nhưng Bắc Kinh  lại lựa chọn phương cách đối đầu với tất cả theo kiểu “được ăn cả, ngã về không”. Họ dường như không muốn chia sẻ mà chỉ muốn độc chiếm Biển Đông với bất cứ giá nào. Đó là gì nếu không phải là sự tiếp nối của lối tư duy bá quyền Đại Hán trong quá khứ? Một lần nữa các chiến lược gia bành trướng lại dựng ra cái gọi là "quyền chủ quyền dựa trên chứng cứ lịch sử" đối với đảo và biển tại những nơi mà cách đây không lâu chính họ đã khước từ vì sợ bị lưu lụy (như vụ tàu của Anh quốc kêu cứu tại Hoàng Sa giữa thế kỷ 19, và đã không hề phản bác gì trước quyết đinh của Hội nghị San Francisco 1946, v.v...)    
       
Bế tắc về mô hình nhà nước  
Nước Cộng hòa nhân dân Trung hoa (CHNDTH) ra đời sau cách mạng 1949. Lực lưong nòng cốt của cuộc cách mạng đó là giai cấp nông dân. Tuy nhiên sau nửa thế kỷ tồn tại , dù dưới tên gọi và hình thức gì thì nông dân vẫn bị thống trị. Như có đề cập ở phần trên, những thành tựu kinh tế Trung Quốc gần đây không phải là nhờ kết quả của việc giải phóng giai cấp công-nông theo lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản và XHCN mà là nhờ trào lưu kinh tế thế giới. Do đó càng phát triển kinh tế đất nước này càng lún sâu vào mâu thuẩn giai cấp vốn có của nó. Đó là nguyên nhân sâu xa tại sao nước này vẫn loay hoai với cái gọi là "CNXH mang màu sắc TQ". 

Đây là một vấn đề lý luận phức tạp nên xin phép không đi sâu. Nhưng có thể nhận thấy trong lúc chờ đời người Trung Quốc giờ đây dường như đang lặp lại phương thức phát triển của chủ nghĩa tư bản thời đế quốc mà đặc trưng là xâm lược và khai thác tài nguyên của nước khác. Có thể đó là xuất phát từ “ảo giác” của họ do cảm thấy bị chậm chân và thua thiệt so với các cường quốc đi trước, đồng thời được khích lệ bởi những thành tựu kinh tế của chính mình trong thời kỳ phát triển nóng gần đây? Ảo giác này có thể khiến họ lựa chọn một chủ trương chính sách sai lầm nhưng ngỡ tưởng là đúng (?). 
  
Không ít người nghi ngờ về sức mạnh thực sự của Trung Quốc ngày nay. Còn nhớ chỉ hơn một thập kỷ về trước, thế giới đã từng coi Trung Quốc là một nước đông dân nhưng không mạnh, giống như  “con hỗ giấy” hay “người khổng lồ trên chân đất sét”. Những thành quả phát triển gần đây chủ yếu là nhờ sự trùng hợp giữa  trào lưu cải cách kinh tế trong nước diễn ra với sự cộng hưởng của xu thế toàn cầu hóa ,  mà trong đó, so với hầu hết các nước đang phát triển khác,  Trung Quốc dù sao cũng có lợi thế hơn về trình độ công nghệ, ý thức tổ chức kỹ luật và cơ sở hạ tầng v.v… để tiếp thu và phát huy các tiến bộ khoa học và công nghệ mới của nhân loại. Đó hoàn toàn chưa phải là sức mạnh thực sự của một cường quốc! Mặc khác, sự phát triển muộn mằn, nhất là của một nước quá đông dân , đặt ra những thách thức không hề nhỏ.  Khác với trường hợp Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước có tầm vóc nhỏ hơn đã phấn đấu trở thành NIC (new industrial countries) bằng cách dựa (tầm gửi) vào một vài “đầu tàu” kinh tế của thế giới như Mỹ, EU,…thì giờ đây Trung Quốc không thể làm như vậy, một phần vì tình trạng cạn kiệt  năng lượng, một phần vì tầm cỡ bản thân quá lớn để dựa dẫm vào một “đầu tàu” nào đó.  Giới chuyên gia quốc tế đã chỉ ra những hạn chế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển dài hạn của đất nước khổng lồ này, đó là sự thiếu vắng một nền tảng xã hội dân chủ cùng với những mâu thuẩn sắc tộc, vùng miền và khoảng cách giàu-nghèo,  thành thị-nông thôn, nguy cơ thiếu nguyên, nhiên liệu và thị trường tiêu thụ…Phải chăng  điều này đang đặt ra  áp lực buộc “cường quốc muộn mằn” này phải bằng mọi cách khắc phục, kể cả dùng vũ lực?

Không ai có thể bác bỏ những lý do chính đáng khiến Trung Quốc phải vươn ra bên ngoài để tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu và thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên, vươn ra như thế nào bằng phương cách nào là vấn đề hoàn toàn khác, nhất là trong bối cảnh thế giới ngày nay  đã được “thể chế hóa” cao độ trên cơ sở đảm bảo quyền bình đẳng và công bằng giữa mọi quốc gia dân tộc dù lớn hay nhỏ. Nếu như trước đây tư bản Anh, Pháp Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, v.v… đã lợi dụng thế mạnh hàng hải để chinh phục các miền “đất hứa”, vơ vét tài nguyên thiên nhiên đem về xây dựng chính quốc, thì ngày nay cách làm như vậy hoàn toàn không còn phù hợp nữa và cũng không thể chấp nhận đối với tầm nhận thức của con người hiện đại.

Có lẽ do nhận biết trước điều này mà  bản thân nhà lãnh đạo  Đặng Tiểu Bình đã đưa ra ý kiến chỉ đạo gồm hai vế: “trỗi dậy hòa bình” và “ẩn mình” (tức là vừa phải biết tranh thủ môi trường hòa bình để phát triển, nhưng cũng phải biết kiên trì chờ đợi thời cơ chín mùi, không được nôn nóng, trong việc thực hiện mục tiêu bá chủ thế giới). Tuy nhiên căn cứ vào những gì  các thế hệ lãnh đạo sau ông đang thể hiện, có thể thấy họ đang tỏ ra nóng vội và không tuân thủ điều mà ông Đặng đã chỉ huấn, hoặc đơn giản chỉ vì họ không thể chờ đợi lâu hơn (?) Có thể đó là lý do tại sao những người lãnh đạo Trung Quốc giờ đây lại nóng lòng áp dụng cách thức của  chủ nghĩa thực dân cũ, không chỉ đối với các địa bàn xa  như Châu Phi, Mỹ la tinh, mà cả các vùng lân cận  từ Trung Á, Viễn đông và Siberi của Nga mà cả khu vực kế cận đầy nhậy cảm là Đông Á và Đông Nam Á.

Tham vọng cường quốc viễn dương    
Là một cường quốc bắt đầu muộn mằn, với vị thế bất lợi mà họ luôn bị ám là bị bao vây bốn mặt, giới lãnh đạo nước này luôn nung nấu ý chí phá thế bao vây đó bằng cách vưon ra biển lớn. Vươn ra phía Đông thì vướng Mỹ , Nhật, Hà Quốc...nên họ chọn vương về hướng Nam như một lựa chọn duy nhất. Vẫn với lối mòn tư duy bá chủ, lần này họ lại tự cho mình cái quyền chọn Biển Đông làm “sân nhà” để vừa độc chiếm nguồn dầu khí và tài nguyên được cho là rất dồi dào tại đây, đồng thời khống chế tuyến đường huyết mạnh ra thế giới. Đó là “động cơ kép” chi phối toàn bộ cách hành xử của Bắc Kinh như ta thấy gần đây tại khu vực Biển Đông. Lựa chọn này cũng cho thấy "CNXH mang màu sắc Trung Quốc" đang nối gót chân của Trung hoa Dân quốc - kẻ đã vẻ ra "đường chín đoạn" tại Biển Đông từ 1939 trước khi bi đẩy ra Đài Loan.  Ngày nay tuy biết rõ những gì đã họ đang làm là phi đạo lý, nhưng Bắc Kinh vẫn chọn thái độ kiên quyết không nhượng bộ, thậm chí sẵn sàng “chơi rắn” một cách trắng trợn và hung bạo bằng cách công bố đường 9 đoạn và tuyên bố đó là “lợi ích cốt lõi” đồng thời cố tình tạo ra thế tranh chấp ngay bên trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của các nước ven bờ khác. Họ thực sự đang hành động như kẻ "vừa cướp vừa la làng". 

Hành động đó vừa là sự tính toán kỹ kưỡng từ trước, vừa là biểu hiện của trạng thái nôn nóng không thể chờ đợi. Phía Trung Quốc một mặt kiên quyết  bác bỏ biện pháp thương lượng đa phương đồng thời xúc tiến những biện pháp vũ lực! Bắc Kinh cũng đã và đang vội vã nâng cấp lực lượng hải quân với hàng không mẫu hạm, tàu ngầm, tàu sân bay..., đặc biệt đã hoàn tất căn cứ hải quân lớn nhất nước tại đảo Hải Nam. Thực ra  họ đã có âm mưu độc chiếm Biển Đông từ nhiều năm trước với sự tiếp nối của hàng loạt hành động xâm lấn bằng vũ lực đối với quần đảo Hoàng Sa từ tay Chính quyền miền Nam Việt Nam năm 1974 và sau đó đối với một số đảo và bãi đá  từ tay nước Cộng Hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Trường Sa.  Từ không đến có, họ muốn tạo ra thế “cài răng lược” giữa Biển Đông để hỗ trợ cho đồi hỏi chủ quyền về lâu về dài.

Trên mặt trận ngoại giao, phía Trung Quốc không nề hà áp dụng mọi thủ đoạn từ việc chia rẽ nội bộ ASEAN  đến việc bịa đặt và xuyên tạc sự thật lịch sử. Họ rêu rao có đủ bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với Biển Đông cách đây 2000 năm nhưng lại không dám đưa vấn đề ra tòa án quốc tế. Họ kiên quyết bác bỏ cái gọi là “quốc tế hóa” vấn đề tranh chấp và chỉ muốn giải quyết song phương với từng nước để hưởng lợi thế của kẻ mạnh; họ kêu gọi giải quyết hòa bình nhưng lại dùng lực lượng và số đông tàu thuyền để lấn lướt và chiếm cứ từng vị trí trên biển với từng nước riêng biệt.

Lực bất tòng tâm   
Trong thế giới tự nhiên loài voi, bò tót, linh dương và trâu bò đều to hơn sư tử nhưng chúng không bao giờ được giữ vai trò là “chúa tể sơn lâm”. Trong thế giới loài người cũng vậy, Trung Quốc từ cổ chí kim chưa bao giờ đựơc coi là “cường quốc số một”, và  nếu tiếp tục như vậy trong tương lai cũng là một lẽ đương nhiên.

Kể từ đầu năm 2011 nền kinh tế Trung Quốc đã được chính thức xếp hạng hai thay chỗ của Nhật Bản, tuy nhiên khoản cách với Mỹ vẫn còn rất xa. Trong những năm gần đây giữa bối cảnh kinh tế Mỹ và EU rơi sâu vào khủng hoảng, một nước Trung Quốc có thể duy trì liên tục đà tăng trưởng với tốc độ trên dưới 10%  đã tạo nên niềm kỳ vọng  đuổi kịp và vượt Mỹ…. Nhưng nếu nhìn lại toàn bộ cơ cấu phân bố dân cư và vùng kinh tế và xem xét những vấn đề nội tại của nước Trung Quốc sẽ cho thấy nước này chưa hội đủ mọi yếu tố cần thiết để trở thành  “đầu tàu” đích thực đối với kinh tế thế giới. Trái lại nhiều việc làm của Trung Quốc đang xâm hại lợi ích kinh tế của các nước khác, đặc biệt tác động tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe  của nhân loại.

Xét về thế địa chính trị, Trung Quốc thiếu hẵn những điều kiện cần thiết để tận hưởng mọi nguồn lực và thị trường của thế giới. Nói cách khác, Trung Quốc đã “chậm chân” hơn các nước đế quốc thực dân trong việc chiếm hửu và khai thác các nguồn lực, nhất là nếu vẫn chỉ sử dụng lại các phương thức xâm chiếm đất đai biển đảo và khai thác tài nguyên của nước khác để mang về làm giàu cho chính quốc.

Có thể nói, giờ đây việc lựa chọn phương thức phát triển nào là một thách thức lớn nhất đối với Trung Quốc. Cái khó có lẽ ở chỗ người Trung Quốc chưa sẵn sàng cởi bỏ tư tưởng bá chủ Đại Hán và thói quen tôn sùng bạo lực vốn đã là động lực xây đắp nên nước Trung Hoa xưa nay. Chính trên nền của lối tư duy đó,  người Trung Quốc một lần nữa tỏ ra coi thường dư luận quốc tế, điều mà sớm muộn sẽ làm suy sụp hoàn tòan hình ảnh “trỗi dậy hòa bình” khó nhọc lắm mới vừa hình thành. Trong trường hợp Biển Đông, người Trung Quốc giờ đây buộc phải lựa chọn giữa  mưu đồ bành trướng và bá chủ bằng hành động quân sự trắng trợn, hay chủ trương hợp tác phát triển trong hòa bình với các nước láng giềng.  Họ cần nhận thức rõ ràng rằng cách hành xử dựa trên sức mạnh một cách hung bạo không chỉ đe dọa nghiêm trọng các nước láng giềng mà còn đe dọa nền hòa bình, an ninh khu vực và thế giới, trong đó có lợi ích của các cường quốc khác như Mỹ, Nhật, Nga và hàng loạt các nước liên quan, những nước chắc chắn không khoanh tay đứng nhìn.
Mặc khác,  việc  sử dụng những  thủ đoạn dối trá và những tiểu xảo mang màu sắc Trung Hoa cũng cho thế giới thấy nước lớn này chưa đủ tầm của một cường quốc.  Mới đây  Ngoại trưởng Albert del Rosario của Philipin than vãn rằng “Làm sao mà bạn có thể thảo luận được điều gì trong khuôn khổ song phương, khi bạn ngồi vào bàn đàm phán với Trung Quốc thì họ nói rằng tất cả là của họ". Nhiều nhà quan sát quốc tế  cho rằng Bắc Kinh thường viện dẫn Công ước UNCLO, nhưng trên thực tế họ có nhiều động thái bị đánh giá là không đếm xỉa gì đến văn kiện mà chính họ đã phê chuẩn.

Tóm lại, bằng cách tự vẽ ra đường chín đoạn và đòi chủ quyền bao trùm 85% diện tích của Biển Đông, Trung Quốc không chỉ gây xung đột với các nước láng giềng và tình trạng mất ổn định trong khu vực mà còn chuốc lấy thế khó cho bản thân về lâu dài. Chừng nào chưa từ bỏ tham vọng"lưỡi bò" thì chừng đó Trung Quốc còn bị thế giới lên án, các nước láng giềng bất bất an bất bình sẽ không hợp tác. Đó là trỡ ngại nguy hại hơn nhiều đối với sự phát triển trước mắt và lâu dài , thậm chí có thể rơi vào nguy cơ đổ vỡ trước khi có thể phát triển và trở thành một cường quốc thật sự. Đây chắc chắn không phải là nguyện vọng của nhân dân Trung Quốc. Đó là yếu điểm cơ bản mà Việt Nam và các nước ASEAN cần nắm lấy để quyết đấu với thế lực bành trướng bá quyền Bắc Kinh  /. 
  

Tìm kiếm Blog này