Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010

Happy old days

Chưa bao giờ cuộc sống con người chuyển động nhanh như bây giờ. Nhịp sống thật hối hả, gấp gáp ...; tất cả đều hướng tới phát triển và tiêu thụ. Một ngày của bạn dường như trôi qua nhanh bằng nửa buổi của thời 50 năm trước; có lẽ một tuần bằng 3 ngày; 5 tháng bằng một năm...

Bởi vì bạn có quá nhiều việc để làm và phải làm. Bạn vừa muốn đọc sách nhưng không thể tránh được sự cám dỗ của chiếc máy tính hoặc màng hình TV. Mở máy ra bạn vừa muốn đọc tin, nhưng cũng rất muốn biết xem có ai đó để chat, lướt xem có bao nhiêu bức thư mới trong mail -box, và những thư đó của ai, thấy cầnthìphải đọc ngay xem nó  nói gì…có những thư  đòi hỏi bạn phải trả lời ngay tức khắc (nhất là khi bạn đang yêu hoặc đang theo đuổi một công chuyện làm ăn quan trong…). Với những người "chơi" blog thời gian lại càng quý hiếm khi mãi mê đọc, viết... Sẽ bận hơn nữa nếu bạn cũng là người mê bóng đá hay phim truyên trên truyền hình mà lúc nào cũng sẵn với chất lượng hình tuyệt hảo được truyền phát qua cable TV (chứ không phải cái enten hay bi gió lung lay trên nóc nhà của ban như xưa).
Cả thế giới giờ đây trong tầm tay của bạn. Chỉ một cú nhấn chuột là bạn có thể "gặp mặt" và trao đổi, thậm chí ký kết một hợp đồng làm ăn với đối tác từ bất cứ quốc gia nào. Với chiếc điện thoại di động bé xíu lọt thỏm trong lòng bàn tay, bạn không bao giờ bị rơi vào thế bị động hoặc cô đơn dù đang ở đâu và làm gì. 
Có thể nói, trái đất - không gian sống của loài người - dường như đang  thu nhỏ lại và nhanh chóng trở nên chật hẹp! Thời gian cũng trở nên "quý hiếm". Chưa hết ngày thứ Năm bạn đã nghĩ đến chiều tối thứ Sáu và kỳ nghĩ cuối tuần... Dịp nghĩ cuối tuần nào của bạn cũng đầy ắp những cuộc vui hoặc việc làm bổ ích cho bản thân mà bạn không thể làm vào các ngày trong tuần. Thoát cái đã hết Chủ nhật …Và bạn phải cố lắm mới thu xếp được một giấc ngũ vừa đủ để ngày mai thứ Hai giậy sớm đi làm.
Trên đường đi làm, văng vẳng bài hát tuổi thơ “ thứ hai là ngày đầu tuần, thứ Ba…, thứ Tư … thứ Năm…”. Nhưng bạn hãy chú ý vào tay lái đấy nhé! Xe bạn đang lao vào vùng tắc nghẽn…, cần phải tập trung vừa để tránh va chạm vừa để tìm lối thoát nhanh nhất để không bị đến nơi làm việc quá muôn, nhất là nếu bạn đã trót có một cuộc hẹn vào đầu giờ. Nếu đó là một ngày đẹp trời và bạn gặp may thì đó sẽ là một ngày mới bắt đầu của một tuần lễ may mắn. Nhưng rất có thể đó là một ngày mưa dầm dề, cộng với một vài điềm gỡ…, bạn sẽ phải “chiến đấu” mệt mõi đấy..., đôi khi quên luôn dịp nghĩ cuối tuần đó nghe! Với một cặp vợ chồng trẻ có con nhỏ, thì thứ Hai là ngày cực kỳ bận rộn…nhưng cũng đầy hưng phấn, nhất là lúc bạn đưa “thiên thần bé nhỏ” đến trường vì đối với bạn, dù có vất vã bao nhiêu, thì những kỳ vọng mà bạn đặt vào thiên thân bé nhỏ sẽ giúp bạn vượt qua tất cả...

Cứ như thế bạn sẽ đi qua 1 tháng lúc nào không hay. Rồi 1 năm của bạn cũng sẽ nhanh thôi mà! Bạn sẽ lại bận tít mù lo cho cái Tết mà trong đầu vẫn còn nhớ như in mình đã làm gì trong Tết trước. Bạn sẽ hỏi: Sao nhanh thế?... Tết để làm gì nhĩ?... Chắc không phải để có dịp mà ăn..., vì bạn rất sợ ăn, nhất là của béo và ngọt, những thứ mà bạn tin rằng hế đụng vào là sẽ lên cân ngay. Cũng chẳng phải để nghĩ ngơi ..., vì tuần nào cũng có 2 ngày nghĩ cuối tuần rồi; với lại còn vài việc phải làm gấp với phía đối tác nước ngoài vốn không coi Tết là ngày nghĩ… À, có lẽ chỉ còn một lý do là để về quê viếng mộ tổ tiên hoặc đi lễ chùa chủ yếu để cầu may cho công việc làm ăn của bạn. Có khi bạn lại muốn Tết mau mau qua đi…để đỡ láng phí thời gian vàng ngọc...

Chà chà, cứ như thế liệu cuộc đời bây giờ có “ngắn” hơn so với trước? Hình như có đấy! Chả thế mà ngày xưa 60 tuổi đã được coi là “lão”, 70 tuổi là “cỗ lai hi”… Giờ 80, 90 vẫn còn “ham sống sợ chết”!
Nhưng để lựa chọn, bạn sẽ chọn cuộc sống xưa hay nay?

Nghe nói, dân tộc nào trên thế giới cũng có một cách tư duy na ná nhau theo kiểu người Anh gọi là “happy old days” (những ngày xưa tươi đẹp). Tuy nhiên để ý một chút thì thấy rằng chỉ những người có tuổi mới dễ đồng ý với câu đó trong khi hầu hết người trẻ tuổi có thể cho đó là “lẩm cẩm”… Có lẽ vì, chỉ người già mới có ngày xưa, còn người trẻ thì chưa có.
Vậy, ta thử quyết tâm không theo cách tư duy của người già xem sao (?)

Nói thì nói vậy, nhưng ta không sao quên được quá khứ, nhất là những gì tốt đẹp. Ta vẫn hằn sâu trong ký ức với những ngày trôi qua thật thú vị biết bao, khi ta dùa dỡn hay tắm mát cùng lũ bạn bên dòng suối trong mát ven rừng hay dạo chơi trên cánh đồng xanh ngút ngàn trong làn gió mát quyện mùi hương đồng nội, hoặc chỉ đơn giản là nằm nằm ngủ say sưa trên chiếc chỏng tre ngoài hiên nhà… Mỗi khi ra phố, ta thấy phố vừa đẹp vừa thanh bình với nhiều thứ không thấy có ở nông thôn. Hồi xưa phố thì ra phố, nông thôn là nông thôn chứ không lẫn lộn như bây giờ. Những con phố có vĩa hè thoáng rộng và yên tịnh, có ồn chăng chỉ là tiếng ve sầu nghe cho đõ nhớ khi đi xa! Các nơi công cộng không chen chúc xô bồ, đầy rác rưỡi và bụi bậm... Đồ ăn thức uống thì tuy không nhiều thứ để lựa chọn, nhưng thứ gì cũng thơm ngon đậm đà khiến ta mỗi khi đã được ăn thì nhớ mãi. Hồi xưa không ai lại sợ mắc bệnh hiểm nghèo hay sợ béo...vì ăn... Mà ăn là thưởng thức, thế thôi!

Phải chăng thời xưa con người có nhiều thời gian và không gian hơn để thưởng thức cuộc sống, và do đó thấy cuộc đời trôi qua chậm rãi, đầy thi vị và quyến rũ...? Có lẽ vì thế mà cảm giác thời gian như dài ra và cuộc đời cũng dài hơn. Chả thế mà người ta đã lấy khái niệm “Tết” để ám chỉ một việc gì đó còn lâu mới xảy ra...

Tôi cứ lan man lục lọi ký ức, hồi tưởng và so sánh với hiện tại (mặc dù biết rằng “mọi sự so sánh đều là khập khiểng”), với hy vọng tìm thấy những cái tốt đẹp hơn giữa ngày nay và ngày xưa …thử tìm cách bác bỏ cách tư duy “happy old days”... Nhưng thật khó! Đó là chưa nói có cái còn phải chờ vài chục năm nữa mới kết luận được, chẳng hạn, liệu "các thiên thần" của chúng ta (giờ được chăm sóc tốt chắc sẽ cao, to, đẹp và thông minh hơn thế hệ trước) lại sẽ gửi cha mẹ vào các trại dưỡng lão (như đang diễn ra ở các nước phát triễn)?
Mọi người hãy cùng suy ngẫm xem có lý lẽ nào để bác bỏ "happy old days". /.
(Bài chuyễnb từ blog cũ sang)
*****

Chủ Nhật, 14 tháng 11, 2010

Khi học giả nói thật

Mô phỏng cương vực TQ thời nhà Hạ
Trước tình hình tranh chấp Biển Đông ngày càng căng thẳng, tiếp theo cuộc Hội thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ nhất (năm 2009), cuộc Hội thảo lần thứ hai có tên “Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển Khu vực” do Học viện Ngoại Giao và Hội luật gia Viêt Nam đứng ra tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10 đến 12/11/2010. Hội thảo lần này được

dư luận trong và ngoài nước hết sức quan tâm không phải chỉ vì nó diễn ra ngay sau Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 mà còn vì tầm
quan trong của một diễn đàn mà tôi cho là “đúng lúc, đúng việc và đúng người”. Tuy nhiên, với bài viết ngắn ngũi này tôi xin được miễn trình bày toàn bộ sự kiện mà chỉ nêu lên một hiện tượng để mọi người cùng suy ngẫm.
Bản đồ mô phỏng cương vực Bách Việt thời kỳ trước CN
Ngay trong ngày đầu của Hội thảo, dư luận đã ngỡ ngàng trước lập luận của phía Đoàn Trung Quốc nói chung, đặc biệt khi tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh của Viên Luật pháp Quốc tế thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc trả lời phỏng vấn ngoài hành lang của Vietnamnet đã tuyên bố: “Nên nhớ rằng cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”. Cũng chính vị tiến sĩ này trước đó đã giảng giải một cách tự tin rằng  “Anh có thể tự lựa chọn cách giải quyết tranh chấp mà anh cho là tốt nhất, có thể phân định được lãnh hải bằng cách này hay cách khác, nhưng chắc chắn là anh không thể tự lựa chọn được hàng xóm. Hai nước Trung Quốc và Việt Nam mãi mãi là hàng xóm, qua biết bao thế hệ và còn tiếp tục với rất nhiều thế hệ nữa”. Rồi vị tiến sĩ không quên “chốt“ lại: “Nếu không chọn cách giải quyết như tôi vừa nêu, các anh sẽ phải hứng chịu các xung đột bằng vũ lực, hoặc thậm chí chiến tranh. Điều này không hề tốt cho tương lai”. (xem thêm tại www.tuanvietnamnet ngày 11/11/2010).
Giữa lúc đang phân vân không hiểu tại sao vị học giả Trung Quốc lại có ý kiến “lạ lẫm” như vậy thì tôi  thấy trên mạng có một tin nói về kết quả của một cuộc khảo sát  vừa mới được hãng thông tấn  Mỹ- Global Times thực hiện để lấy ý kiến của hơn 1.300 người dân tại 6 tỉnh thành lớn của Trung Quốc là Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Trường Sa, Tây An và Thẩm Dương về giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo có liên quan đến Trung Quốc. Kết quả khảo sát cho thấy, trong hơn 90% người tham gia trả lời có 39,8% cho rằng phải chiến đấu khẳng định chủ quyền; 35,3% khác cho rằng nên đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền qua một bên và cùng nhau phát triển trong khi vẫn tiếp tục lên tiếng khẳng định chủ quyền; chỉ có 18,3% đồng ý xác định lại biên giới lãnh hải cùng với các quốc gia hữu quan. Cuộc thăm dò cũng cho thấy nhiều người dân Trung Quốc xếp Việt Nam là quốc gia thứ 3 cần đề phòng (sau Mỹ và Nhật Bản)!
Một số người trả lời khảo sát cho rằng có thể việc giáo dục lịch sử cũng như tình trạng kiểm soát thông tin tại Trung Quốc đã dẫn đến nhận xét trên…., bởi vì thực tế đối với không ít người dân ở Trung Quốc, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã được giáo dục rằng chủ quyền của hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa (Trường Sa và Hoàng Sa) là thuộc về Trung Quốc, nhưng bị Việt Nam và các nước khác chiếm đoạt.
Bình luận về kết quả khảo sát nói trên, Tiến sĩ  June Teufel Dreyer, Giảng viên Khoa học Chính Trị của trường đại học Miami  cho rằng "Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975. Vì vậy, tôi không hiểu vì sao mà người ta có thể nói rằng các quần đảo trên là của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người đã đọc sách giáo khoa của Trung Quốc thì nói rằng có nhiều điều không hẳn là đúng sự thật".   
Tiến sĩ Dreyer cũng nhận xét: “Mặc dù mọi cuộc khảo sát đều mang tính tương đối, nhưng trước con số khá cao mang tính thể hiện sự đồng lòng của người dân Trung Quốc đối với các quyết định của chính quyền khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự thành công của chính sách giáo dục và sự kiểm soát thông tin hữu hiệu của Bắc Kinh trong mục tiêu phục vụ cho chính trị. Vấn đề ở chỗ, hy sinh dân trí để đạt được mục tiêu chính trị lại không phải là lựa chọn của một xã hội dân chủ và văn minh”.
Qua theo dõi tin tức tôi thấy rất nhiều bạn đọc Việt Nam và nước ngoài đã rất ngỡ ngàng và bất bình trước cách diễn đạt quan điểm thật nhưng sai lệch về lịch sữ và mang màu sắc “nước lớn” của vị tiến sĩ  nọ. Đáng lo lắng hơn là, đó không chỉ là ý kiến của một cá nhân mà còn  phản ánh một quan niệm khá phổ biến tại một nước lớn như Trung Quốc. Nó khiến dư luận lo lắng về một mối hiểm họa đang đến gần. Dẫu sao tôi cũng muốn hy vọng rằng đó không phải là quan điểm chính thống của Nhà nước Trung Quốc./. 

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

Từ kinh nghiệm chống chuột nghĩ về chống tham nhũng

Căn nhà gia đình tôi ở gần 20 năm nay hầu như lúc nào cũng có chuột; có thời kỳ nhung nhúc cả đàn. Chúng luôn rình rập sẵn sàng tấn công vào bất cứ thứ gì “gậm nhấm” được, không chỉ thức ăn mà cả quần áo, sách vở, đồ đạc…. Đêm đến chúng tha đủ thứ vào trong chiếc đàn piano để “ăn chơi nhảy múa” cùng nhau. Để đạt mục tiêu gậm nhấm lũ chuột thường lục lọi và phá hoại tất cả những gì trên đường di chuyễn, đồng thời làm mất vệ sinh và gây ra bệnh tật... Chúng thật nguy hại và đáng ghét!
Vì thế nghe ai mách bảo phương cách gì là tôi đều cố gắng thực miễn sao diệt trừ được lũ chuột quái ác. Mèo do ông trời sinh ra để "trị " chuột..., nhưng không hiểu sao bây giờ mẽo cũng sợ chuột, có khi còn bị chuột đánh trả làm đổ tung đồ đạc trong nhà...! Vậy nên chỉ còn cách dùng bẫy. Nào là bẫy sập, bẫy cài, bẫy gỗ, bẫy sắt, đến thuốc chuộc các loại và keo dính. Qua đó tôi nhận thấy các loại bẩy dường như đã bị lũ chuột tinh ranh “rút kinh nghiệm”, keo dính tuy đơn giản nhưng có lẽ hiệu quả hơn. Nhưng nói chung là, không thể tiêu diệt hết lũ chuột bằng bất cứ cách nào, vì chúng là một loài vật có sức sinh tồn rất mạnh lại rất tinh ranh. Biểu hiện rõ nhất là, những con nào đã từng một lần bị “chết hụt” sẽ trở nên rất tinh quái và hầu như không bao giờ bị mắc bẫy lần thứ hai. Trong nhà tôi từng có một con bị bẩy què chân nhưng sau đó chính nó là con sống lâu và phá hoại nhiều nhất. Đã thế, lũ chuột thường di chuyễn theo bầy đàn nên sức phá hại của chúng càng lớn. Theo quy luật tự nhiên, hầu hết các loài vật đều có mặt lợi mặt hại, nhưng riêng chuột là loài chỉ ăn tàn phá hại mà chẳng có ích lợi gì; chúng lại rất khó (nếu không nói là không thể) bị tiêu diệt!
Tuy nhiên, cho đến một ngày gần đây khi tôi tình cờ xem một chương trình động vật hoang dã trên tuyền hình. Chương trình đó nói về những loài vật vốn chỉ quen sống trong rừng hoặc vùng đất hoang, nhưng gàn đây lại di cư hàng đàn về sống chung với các gia đình người dân bên nước Úc. Chúng đặc biệt thích sống dưới tầng hầm, tầng trệch hoặc đơn giản là ngoài vườn. Chúng có thể là các loài rắn, chiêm, sóc, cangaru,… đến chó sói, gấu, và cả hổ, báo, v.v... Lý do đơn giản là vì chúng phát hiện ra rằng không đâu lại có sẵn nguồn thức ăn dồi dào cho chúng bằng cách "ở chung" với nhà dân. Theo quy luật sinh tồn chúng đã tự điều chỉnh môi trường sống. Ban đầu người dân có vé thích thú trước sự xuất hiện của chúng, nhưng ít bao lâu sau đã phát hoảng trước sự lan tràn về số lượng và sự “tự nhiên như người”. Người dân bắt đầu chịu không nỗi và phải tìm mọi cách đánh đuổi chúng đi mà không được. Nghe nói tình trạng tương tự cũng đang lan tràn ở các nước phát triển, nơi mà người dân vốn rất yêu động vật và cũng có nhiều đồ ăn thức uống thừa mứa.
Thật không ngờ đoan phim nói trên đã cho tôi một "ý tưởng" để phòng chống lũ chuột trong nhà. Tôi nghĩ, nguồn thức ăn là nguyên nhân chính, chứ không phải bản thân lũ chuột! Và tôi bắt đầu thử nghiệm bằng cách cất dấu thật kín mọi loại thức ăn, kể cả những đồ thừa bỏ đi, đồng thời chú ý tránh để rơi vãi bất cứ thứ gì “gặm nhấm” được trên bàn, trên sàn nhà hay trong chậu rữa…
Điều gì đến đã đến! Những ngày sau đó, cứ mối sáng dậy tôi thấy các vật che chắn đều hằn dấu vếtcắn phá của chuột. Các bao bì và giây buộc bị cắn nát, những chiếc nắp đậy được chèn kỹ cũng bị bật tung ra… Sau mỗi ngày tôi rút kinh nghiệm và cất dấu kỹ hơn, khiến lũ chuột dù đã cố hết sức phá phách nhưng không thể tiếp cận được nguồn thức ăn nào nữa. Chúng vẫn đến rồi đi trong quảng 1 tuân hay 10 ngày tiếp theo. Sau đó không hề thấy bóng dáng con chuột nào trong nhà nữa. Thì ra chúng không có gì để ăn nên không đến “thăm” nhà tôi nữa (mặc dù vẫn thấy chạy lúc nhúc ngoài vườn và bờ tường nhà hàng xóm). Cả nhà thực sự ngạc nhiên trước cái chiến công “không đánh mà thắng” như vậy! Tôi nghĩ nếu các nhà xung quanh đều làm như vây chắc chắn lũ chuột sẽ di chuyển đi vùng khác.

Trên đây chỉ là một kinh nghiệm nhỏ nhưng cụ thể và thiết thực mà tôi muốn kể lại để mọi người cùng áp dụng trong cuộc chiến chống nạn chuột trong gia đình. Nhưng đồng thời tôi cũng nghĩ rằng kinh nghiệm chống chuột trong nhà tuy nhỏ nhoi nhưng có thể áp dụng trong công cuộc chống tham nhũng ở một cơ quan, một địa phương và một đất nước, đơn giản là vì, những kẻ tham nhũng cũng không khác gì lũ chuột; họ sẽ không bao giờ bị diệt hết và thậm chí còn phát triển đông hơn ở nơi nào có sẵn “nguồn thức ăn”- tức là tài sản công dưới mọi hình thức. Trong khi họ thực hành cái “tham” tất nhiên họ cũng gây “nhũng nhiễu” như lũ chuột. Do đó, cách chống thiết thực và hửu hiệu nhất là hãy ngăn chặn không cho họ tiếp cận “nguồn thức ăn”; nếu để họ “ăn” rồi mới xử tội thì không bao giờ cho xuể!. Nói cách khác biện pháp phòng chống quan trọng và có tính quyết định, chứ không phải đợi xảy ra mới xử lý. Trước các biện pháp phòng ngừa hửu hiệu, lúc đầu chắc chắn các thế lực tham nhũng sẽ lồng lộn lên, có thể phá phách để chống lai… Nhưng nhất định chúng sẽ phải thua cuộc như lũ chuột vậy. Nếu làm được như thế trên quy mô cả nước thì chắc chắn điều kỳ diệu sẽ đến với nước ta!
Vậy biện pháp phòng chống là gì và cần được tiến hành như thế nào? Đây trước hết là vấn đề của các cơ quan Nhà nước, kế đến là sự ủng hộ của người dân. Những biện pháp ngăn chặn trước tiên có lẽ là tăng cường các thể chế bảo vệ đồng thời thực hiện minh bạch hoá môi trường công sở. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi sự quyết tâm chính trị cao từ phía Chính quyền và sự đồng thuận của toàn dân. Các biện pháp cần thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ, tại các nước phát triển người ta đang thí đỉểm mô hình công sở với các khối nhà kính trong suốt mà trong đó các phòng ban là những “quầy” có vách ngăn lững bằng kính…, trông rất ấn tượng!
Bài đã được đăng trên Dân trí  http://dantri.com.vn/c202/s202-328738/phong-chong-tham-nhung-tu-kinh-nghiem-chong-chuot.htm


Tìm kiếm Blog này