Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nhân SEAGAMES 27 nghĩ về tính cách người Việt

Hình chỉ có tính minh họa
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu lên với chứng cứ rõ ràng, ở  mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì  "đổ tại" người khác, tại khách quan...

Đây không phải lần đầu và cũng không phải chỉ trong thi đấu thể thao SEAGAMES. "Đổ tại" còn diễn ra phổ biến trong lĩnh vực kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng. Không biết từ bao giờ, hể nói đến chiến tranh thì đổ tại kẻ thù, tại đất nước ta giàu đẹp, nằm ở vị trí chiến lược nên nhiều kẻ nhòm ngó, tranh nhau .... Nói đến nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển thì đổ tại hậu quả chiến tranh, nếu không thì cũng tại thiên tai bảo lụt, hạn hán .... Cách lập luận này đã một thời trở thành công thức, thậm chí như một chân lý hiển nhiên đối với người Việt Nam vậy. Nó được vận dụng một cách nhiệt thành không chỉ trong hàng ngũ cán bộ tuyên huấn hoặc cán bộ làm công tác đối ngoại mà cả trong sinh viên học sinh và dân chúng. Có lẽ đến nay nó vẫn còn nguyên đó bất chấp những hậu quả nhãn triền và ngày càng có nhiều ý kiến phê phán, cảnh báo. Đó là nguyên nhân sâu xa của cung cách làm ăn chắp vá, chụp giựt, "bóc ngấn cắn dài", "ăn hôm nay lo ngày mai" chỉ cọi trọng những biện pháp mang tính ứng phó ngắn hạn, thiếu chủ động tiến công. Đó là mảnh đất mầu mỡ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi với tâm lý cục bộ, địa phương, thủ cựu.   Tiếc thay trên thực tế nó đã và đang có tác dụng như một loại thuốc an thần đối với dân tộc này trong nhiều thập kỷ nay. Người ngoài tất nhiên không mấy ai phản đối, đơn giản vì nó không không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, thứ thuốc nào cũng có những tác dụng phụ của nó dối với người dùng, đó chính là Việt Nam.

Nếu đúng như lời "đổ tại" của các BLV nói trên đây thì  giới trọng tài quốc tế thật xấu xa, nước chủ nhà cũng xấu, và các vận động viên Việt Nam thật thiệt thòi.... Bằng cách đưa tin và bình luận như vậy họ, đang thực sự khuyến khích thứ tình cảm ganh đua không lành mạnh trong công chúng đồng thời làm nhụt ý chí phấn đấu của các vân động viên. Ho đang vô tình  góp phần gieo rắc tâm lý tin rằng nước nào lầm chủ nhà SEAGAMES thì đều phải thiên vị cho đội nhà, và do đó tài năng là một chuyện, kết quả thi đấu là một chuyện khác!. Đối với sự nghiệp thể thao nói riêng và xây dựng đất nước nói chung, ho đang làm  cái việc "Gậy ông đập lưng ông" rồi đấy!./. 

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

VN không hai lòng trong quan hệ với TQ (*)


(*) Đây là tiêu đề  bài viết vừa đăng trên  mà có lẽ ai đọc cũng  thấy lạ vì nó như một lời thanh minh  hoặc là "không khảo mà xưng vậy! Chủ blog tôi xin đăng lại ngyên văn bài báo đồng thời thử gợi ý rằng, nếu thêm dấu huyền vào chữ "hai" thì đúng với sự thật hơn chăng(?). Bởi vì ai cũng biết trong quan hệ với TQ,  VN chưa bao giờ chủ trương thay lòng đổi dạ, nhưng hiếm khi được hài lòng với ông bạn láng giềng phương Bắc (Bách Việt).


VN không hai lòng trong quan hệ với TQ

- “Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới”.
Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa đến nay có những bước phát triển tích cực trên nhiều mặt. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được những nhận thức chung, những thỏa thuận rất quan trọng, làm sao làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Trước thềm Hội nghị ngoại giao 28 khai mạc chính thức sáng nay (16/12) tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ trao đổi với VietNamNet về quan hệ Việt - Trung trong năm 2013.
Thúc đẩy quan hệ ổn định, lành mạnh
Thưa Đại sứ, quan hệ Việt - Trung hai năm trước 2013 có những vấn đề phức tạp nổi lên như tàu cá, ngư dân, tranh chấp trên biển. Nhưng năm nay, quan hệ song phương đã có những cải thiện tích cực. Đánh giá của ông về những những nét tích cực nổi bật?
Trung Quốc, Biển Đông, ngư dân, tàu cá, luật biển
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ. Ảnh: Thiên Bình

Tuy nhiên trong năm 2011-2012 có những vấn đề phức tạp nổi lên trong quan hệ hai nước, đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông. Chúng ta luôn xác định đây là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị, phải từng bước giải quyết trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, giải quyết trên cơ sở căn cứ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Trong năm qua tiếp xúc cấp cao có điện đàm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cuộc gặp của Thủ tướng hai nước tại Nam Ninh, và gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, qua đó quan hệ song phương có những bước phát triển mới.
Hai bên đã đạt được nhận thức quan trọng làm sao thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước một cách ổn định và lành mạnh.
Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên nhất trí thành lập 3 nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, về hợp tác tiền tệ và nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Đấy là lợi ích của nhân dân Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
Những tiến triển trong quan hệ Việt - Trung là mong muốn của lãnh đạo cũng như của nhân dân Việt Nam, làm sao xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Tôi cho rằng trong năm 2013, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực.
Tôn trọng luật pháp quốc tế
Với Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cụ thể hai bên sẽ làm việc với nhau thế nào, thưa Đại sứ?
Nhiệm vụ của nhóm này là bám sát Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc đã đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2011 và nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, căn cứ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc, Biển Đông, ngư dân, tàu cá, luật biển
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Việt Nam tháng 10/2013, theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters

Theo đó hai bên cùng làm việc trên nguyên tắc tuần tự từng bước, từ dễ đến khó, bàn bạc, nghiên cứu khả năng hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông.
Trước tiên phải thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển…
Từng bước giải quyết vấn đề Biển Đông
Với nguyên tắc xác định rõ ràng như vậy, liệu dư luận ở Trung Quốc có hiểu chệch theo hướng “gác tranh chấp cùng khai thác” không, thưa ông?

Chúng ta nói hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông nhưng hợp tác gì cũng phải phù hợp với luật pháp của Việt Nam, với luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Và hợp tác gì thì hợp tác cũng trên cơ sở quốc tế, hữu nghị, chứ không phải hợp tác chung chung.
Chúng ta luôn xác định vấn đề Biển Đông là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị. Thiết lập nhóm công tác trên cũng là thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, thiện chí của Việt Nam với mong muốn từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề Biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển là một quá trình lâu dài và phức tạp. Điều quan trọng là các bên liên quan cần phải có thiện chí và phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Một trong những kết quả của chuyến thămTrung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm nay, đó là thiết lập đường dây nóng giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước. Việc triển khai thực hiện đường dây nóng ra sao, thưa ông?
Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng nhằm giải quyết các vấn đề nổi lên trong quan hệ hai nước liên quan đến hoạt động nghề cá của ngư dân. Thỏa thuận này đang được thúc đẩy triển khai góp phần tạo ngư trường thuận lợi cho ngư dân Việt Nam tiến hành hoạt động đánh bắt cá. 
Phóng viên thực hiện:Linh Thư
 Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/153872/-vn-khong-hai-long-trong-quan-he-voi-tq-.html

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Hợp tác hữu nghị...như thế này sao?

Theo một số nguồn tin, trong đó có báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, đã đưa tin về vụ việc  tàu cá mang số hiệu Qng - 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt khiến ngư dân Nguyễn Văn Xiện đã bị chân vịt cứa vào cổ bị mất nhiều máu và bất tỉnh. Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa để cấp cứu.

 
Tuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm và  thiết bị Trung Quốc đập phá
Đài BBC ngày 5/12 cho hay đã liên hệ với  Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi và được cơ quan này xác nhận có việc  ông Lâm báo cáo về việc bị phía Trung Quốc đập phá thiết bị trên tàu và đang "làm việc với chủ thuyền để xác minh thêm". Cơ quan này xác nhận tàu của ông Lâm đã bị "một số thiệt hại" khi về đến Quảng Ngãi ngày 3/12, đồng thời cũng cho biết ngoài trường hợp ông Xiện ra, không có thuyền viên nào khác trên tàu bị thương. 
Cũng theo đài BBC, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm cho biết, khi vừa cập đảo Phú Lâm lúc 3 giờ sáng ngày 2/12, tàu của ông đã bị phía Trung Quốc khống chế và phá hủy các máy móc vô tuyến với lý do "đây là căn cứ quân sự Trung Quốc". Sau khi đập phá xong số máy móc với tổng trị giá hơn 70 triệu đồng, phía Trung Quốc mới bắt đầu chữa trị vết thương cho ông Xiện.(Chi tiết này chưa được nói đến trên tin của báo Tiền Phong và  Tuổi Trẻ).
Được biết ông Xiện hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, trong khi biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC tình trạng sức khỏe của ông này đã "tạm ổn".

Đảo Phú Lâm hiện đang là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa" và trụ sở Bộ chỉ huy lực lượng quân đồn trú của nước này tại quần đảo Hoàng Sa mà đánh chiếm từ tay chính quyền Sài Gòn năm 1974. Trên đảo này Trung Quốc mới xây  một sân bay có thể đón các máy bay thương mại cỡ lớn, ngoài khả năng đón và đồn trú các máy bay quân sự. Với tư cách là quốc gia có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa Việt Nam luôn phản đối các hành động nói trên của Trung Quốc.

phulam1-1356504705_500x0.jpgĐảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa" đang gây rất nhiều tranh cãi. Trong mấy năm qua đã có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động đánh bắt trên biển, chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa. Ngày 9/7, hai tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công và thu giữ tài sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm. Trước đó, vào đầu tháng 6, một tàu cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cũng bị một 'tàu lạ' khác đâm chìm, khiến một người thiệt mạng. Vào cuối tháng 5, một tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi bị một tàu hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 246 đâm vỡ. Hồi cuối tháng 3, một tàu của Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin gần đảo Hoàng Sa. Năm ngoái, 21 ngư dân từ huyện đảo Lý Sơn c đã bị Trung Quốc bắt giữ và đánh đập khi đang đánh bắt trong khu vực quần đảo Hoàng Sa./.

Tìm kiếm Blog này