Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa đến nay có những bước phát triển tích cực trên nhiều mặt. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được những nhận thức chung, những thỏa thuận rất quan trọng, làm sao làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.
Trước thềm Hội nghị ngoại giao 28 khai mạc chính thức sáng nay (16/12) tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ trao đổi với VietNamNet về quan hệ Việt - Trung trong năm 2013.
Thúc đẩy quan hệ ổn định, lành mạnh
Thưa Đại sứ, quan hệ Việt - Trung hai năm trước 2013 có những vấn đề phức tạp nổi lên như tàu cá, ngư dân, tranh chấp trên biển. Nhưng năm nay, quan hệ song phương đã có những cải thiện tích cực. Đánh giá của ông về những những nét tích cực nổi bật?
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ. Ảnh: Thiên Bình |
Tuy nhiên trong năm 2011-2012 có những vấn đề phức tạp nổi lên trong quan hệ hai nước, đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông. Chúng ta luôn xác định đây là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị, phải từng bước giải quyết trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, giải quyết trên cơ sở căn cứ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Trong năm qua tiếp xúc cấp cao có điện đàm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cuộc gặp của Thủ tướng hai nước tại Nam Ninh, và gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, qua đó quan hệ song phương có những bước phát triển mới.
Hai bên đã đạt được nhận thức quan trọng làm sao thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước một cách ổn định và lành mạnh.
Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên nhất trí thành lập 3 nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, về hợp tác tiền tệ và nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Đấy là lợi ích của nhân dân Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
Những tiến triển trong quan hệ Việt - Trung là mong muốn của lãnh đạo cũng như của nhân dân Việt Nam, làm sao xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Tôi cho rằng trong năm 2013, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực.
Tôn trọng luật pháp quốc tế
Với Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cụ thể hai bên sẽ làm việc với nhau thế nào, thưa Đại sứ?
Nhiệm vụ của nhóm này là bám sát Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc đã đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2011 và nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, căn cứ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Việt Nam tháng 10/2013, theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters |
Theo đó hai bên cùng làm việc trên nguyên tắc tuần tự từng bước, từ dễ đến khó, bàn bạc, nghiên cứu khả năng hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông.
Trước tiên phải thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển…
Từng bước giải quyết vấn đề Biển Đông
Với nguyên tắc xác định rõ ràng như vậy, liệu dư luận ở Trung Quốc có hiểu chệch theo hướng “gác tranh chấp cùng khai thác” không, thưa ông?
Chúng ta nói hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông nhưng hợp tác gì cũng phải phù hợp với luật pháp của Việt Nam, với luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Và hợp tác gì thì hợp tác cũng trên cơ sở quốc tế, hữu nghị, chứ không phải hợp tác chung chung.
Chúng ta luôn xác định vấn đề Biển Đông là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị. Thiết lập nhóm công tác trên cũng là thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, thiện chí của Việt Nam với mong muốn từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề Biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển là một quá trình lâu dài và phức tạp. Điều quan trọng là các bên liên quan cần phải có thiện chí và phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Một trong những kết quả của chuyến thămTrung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm nay, đó là thiết lập đường dây nóng giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước. Việc triển khai thực hiện đường dây nóng ra sao, thưa ông?
Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng nhằm giải quyết các vấn đề nổi lên trong quan hệ hai nước liên quan đến hoạt động nghề cá của ngư dân. Thỏa thuận này đang được thúc đẩy triển khai góp phần tạo ngư trường thuận lợi cho ngư dân Việt Nam tiến hành hoạt động đánh bắt cá.
Với nguyên tắc xác định rõ ràng như vậy, liệu dư luận ở Trung Quốc có hiểu chệch theo hướng “gác tranh chấp cùng khai thác” không, thưa ông?
Chúng ta nói hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông nhưng hợp tác gì cũng phải phù hợp với luật pháp của Việt Nam, với luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Và hợp tác gì thì hợp tác cũng trên cơ sở quốc tế, hữu nghị, chứ không phải hợp tác chung chung.
Chúng ta luôn xác định vấn đề Biển Đông là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị. Thiết lập nhóm công tác trên cũng là thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, thiện chí của Việt Nam với mong muốn từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề Biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển là một quá trình lâu dài và phức tạp. Điều quan trọng là các bên liên quan cần phải có thiện chí và phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Một trong những kết quả của chuyến thămTrung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm nay, đó là thiết lập đường dây nóng giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước. Việc triển khai thực hiện đường dây nóng ra sao, thưa ông?
Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng nhằm giải quyết các vấn đề nổi lên trong quan hệ hai nước liên quan đến hoạt động nghề cá của ngư dân. Thỏa thuận này đang được thúc đẩy triển khai góp phần tạo ngư trường thuận lợi cho ngư dân Việt Nam tiến hành hoạt động đánh bắt cá.
Phóng viên thực hiện:Linh Thư
Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/153872/-vn-khong-hai-long-trong-quan-he-voi-tq-.html
Làm ngoại giao mà nói để người khác hiểu là tâm thế hèn, là vứt!
Trả lờiXóaTuy không phải là điểm nhấn của bài phỏng vấn nhưng báo Vietnamnet chạy tựa: 'VN không hai lòng trong quan hệ với TQ' chính là lên án câu nói của một người thay mặt quốc gia. Mới lướt qua, thợ cạo nghĩ là "không hài lòng", xem bài mới rõ, tiếng Việt đâu có thiếu để thay cho 2 từ "hai lòng" bằng từ khác. Tuy biết rằng tâm hèn thì khí hèn hay ngược lại, ở đây người nói là một đại sứ làm công tác ngại giao thì thật đáng chê trách. Hay tay Thơ này ở Tàu ngậm sâm lâu năm nên lưỡi nó mềm quặt đi rồi !