Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

Thử tìm lý do tạị sao bệnh viện tư tốt hơn bệnh viện công

                                            Bệnh viện Hồng  Ngọc với diện tích rất khiêm tốn

Nếu bạn đã một lần vào  bệnh viện  Hồng Ngọc tôi tin chắc bạn sẽ thấy đó mới đích thực là một bệnh viện. Tất nhiên chi phí ở đây  khá cao, nhất là so với thu nhập bình quân của  người Việt hiện nay. Nhưng đúng  như  người ta nói " Đắt xắt ra miếng"; bạn sẽ không có gì để than phiền  và không phải bận tâm lo chuyện "phong bì" - một trong những  mối lo khiến bạn và người nhà luôn canh cánh  trong  đầu, thậm chí ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị của bạn.

Giá đắt của bệnh viện tư là hoàn toàn có lý vì họ phải trang trải mọi chi phí từ  đất đai , nhà của, trang thiết bị, lương nhân viên , v.v... Tôi nghĩ một bệnh viện công  thường chiếm những khu đất rất rộng gấp  chục làn của  bệnh viện Hồng  Ngọc và và  thường có vị trí "đắc địa". Tất cả các bệnh viện công đều được Nhà nước trợ giúp phần lớn  cơ sở vật chất từ đất đai, trang thiết bị  bằng kinh phí ban đầu và  hàng năm và được ưu tiên tuyển chọn  một đội ngũ bác sĩ  nhân viên tay nghề  cao và số lượng rất "đông đảo" nhưng chất lượng dịch vụ  phải nói là rất kém (Bản thân tôi nằm  nhiều  bệnh viện  nhưng có thể nói, trừ một số đặc biệt hoặc "người nhà",  chưa bao giờ được nói chuyện trao đổi  quá 2-3 phút với  bác sĩ thì làm sao bác sĩ hiểu được tình trạng bệnh tình của bệnh nhân (thậm chí  còn bị "hiểu nhầm" đáng tiếc gây hậu quả về lâu dài). Mọi chăm sóc ban đêm và cả một phần ban ngày đều cho "người nhà bệnh nhân " (thực chất là đội ngũ không thể thiếu tại các bệnh viện công lâu nay và họ được "sai bảo" như người của  bệnh viện vậy ! "Tôi có rất nhiều dẫn chứng về điều này nhưng không tiện nói hết ra đây.

Bằng mấy lời ngắn gọn này tôi không có ý định phê phán hay chê , khen  bênh nào hoặc cá nhân nào mà chỉ  muốn nêu lên một thực tế tôi đã từng trải qua để chúng ta cùng suy ngẫm nhằm phấn đấu cho một nền y học nước nhà sánh kịp với quốc tế để dân ta được nhờ. Nhiều thế hệ người VN đã chìm đắm quá lâu trong cái gọi là "chế độ bao cấp"- một khái niệm rất mơ hồ mà vẫn được duy trì lâu thế có lẽ là do một bộ phận muốn duy trì vì lợi ích cá nhân hoặc "tập thể" của họ. Rõ ràng một phần lớn số kinh phí bao cấp của Nhà nước phải  chui vào tư túi của nhóm người đó hoặc bị lãng phí do không được quản lý và sử dụng một cách hợp lý..

Chắc có nhiều ý kiến cho rằng " Hồng Ngọc thu viện phí cao thế thì dịch vụ tốt là điều tất nhiên". Nhưng theo tôi vấn đề sâu xa không phải ở viện phí đất.  Tôi cho là vấn đề nằm ở khâu tổ chức , quản lý và sử dụng nhân sự. Và không ai khác, Nhà nước, cụ thể là các  Bộ và  cơ quan hữu trách, cần kiên quyết ra tay xử lý rốt ráo thì chắc chắn sẽ giải quyết được. Chúng ta hy vọng một ngày không xa các bệnh viện công sẽ không kém gì bệnh viện tư như Hồng ngọc, Vimax... và lúc đó giá thành sẽ tự nhiên hạ thấp xuống  ./.   

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Nhân sự kiện Cu Ba và Mỹ đạt được thỏa thuận bình thường hóa, xin bàn đôi điều về quan hệ Việt-Trung

Sau sự kiện Cu Ba và Mỹ đạt thỏa thuận bình thường hóa quan hê đã rộ lên những so sánh về quá trình bình thường quan hệ Việt-Mỹ với quá trình bình thường quan hệ Cu Ba- Mỹ. Có ý kiến cho rằng "VN đi nhanh hơn", ý kiến khác cho rằng "Cu Ba đi chậm nhưng chắc” và sẽ tiến nhanh hơn VN, v.v...

Mọi sự so sánh đều có thể. Nhưng nếu xét  về bản chất sẽ thấy sự so sánh này là hoàn toàn khập khiễng, nếu không nói là hời hợt vì không tính đến 2 yếu tố cơ bản:

1. Mỹ là đối tượng cố hữu của nền độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ca Ba; trong khi đối tượng của VN là TQ. Đây là yếu tố quyết định tiến trình nhanh-chậm, mức độ "mở cửa"của hai trước nhỏ trước hai kẻ thù khổng lồ có biên giới "đất liền đất, biển liền biển" (riêng Cu Ba còn có căn cứ quân sự Wantanamo của Mỹ đóng bên trong lãnh thổ của mình);

2. Lãnh đạo và nhân dân Cu Ba có lẽ nhận thức rõ điều này hơn lãnh đạo VN nhận thức về TQ (nếu không nói là VN còn "lẫn lộn bạn thù"). Điều này thể hiện khá rõ qua đường lối chính sách của 2 nước. Cho đến nay các thế hệ chính quyền Cu Ba vẫn bám sát đường lối của mình, có thể nói trừ phi xảy ra trường hợp biến động chính trị làm thay đổi chính quyền, chắc chắn Cu Ba sẽ không bao giờ buông bỏ mục tiêu này. Và do đó, quá trình bình thường hóa quan hệ Cu Ba-Mỹ đã mất ½ thế kỷ mới bắt đầu trở lại bình thường hóa và chắc chắn sẽ còn nhiều gập ghềnh trong quá trình đàm phán cụ thể và không thể nhanh như nhiều người tưởng. Trong khi đó VN chỉ mất hơn 10 năm và đã có thể đạt thảo thuận bình thường hóa quan hệ với TQ, không những thế đã nhanh chóng khôi phục các mối quan chính trị rất thân thiện với nhau. Đặc biệt nền kinh tế VN nhanh chóng bị kinh tế TQ lấn át.  

Như trên vừa nói, xét về đối tượng kẻ thù và mục đích độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì điều khác nhau cơ bản giữa VN và Cu Ba là kẻ thù chính của VN không ai khác mà luôn là TQ; kẻ thù chính của Ca Ba là Mỹ. Nếu VN vì lý do nào đó nhìn nhận sai lệch kẻ thù chính thì vô cùng nguy hiểm. Trên thực tế mấy ngàn năm qua VN có thời kỳ nhận thức rõ, có thời kỳ bị sao nhãng. Đó chính là nhược điểm cố hữu của VN.

Chỉ khi nào bị TQ xâm lược người Việt Nam đều quật khởi đánh thắng quân xâm lược. Không kể thời kỳ tiền sử khi tổ tiên người Việt (Bách Việt) còn làm chủ cả miền Nam sông Dương Tử, thì người Việt đã tuyên bố độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ rồi, tiêu biểu là nước Nam Việt (Triệu Đà)(*), thời Hai Bà Trưng, thời Lê Hoàn 981(được cho là chủ nhân đích thực của bài thơ 

"Nam quốc sơn hà Nam Đế cư;
Tiệt nhiên định phận tại Thiên Thư;
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm;
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư" .
(Cũng có thuyết coi đây là "Tuyên ngôn độc lập" của Lý Thường Kiệt năm 1077).

Tiếc rằng ngày nay người VN vì lý do chính thân TQ đã dần hiểu sai lịch sử chính thống của mình., không tin mình có lịch sư ngót 5 ngàn nă ( từ 2789 TCN). Để chứng minh điều này dưới đây là ảnh tôi chụp (trang đầu) của cuốn sử tóm lược đầy đủ rõ ràng về lịch sử hơn 4.000 năm của VN do đích thân Bác Hồ viết tay và vẽ tranh minh họa - tiêu đề “Lịch sử nước ta” được “Việt Nam Tuyên truyền Bộ” xuất bản tháng 2/1942. 


Tôi nghĩ đây là tư liệu vô cùng quý giá không chỉ về lịch sử mà còn để bác bỏ những luận điệu xuyên tạc về Bác Hồ. Tuy nhiên không hiểu vì lý gì nó hầu như không được nhắc đến ngày nay.

Sang thời cận đại không thể không nhắc đến vai trò vô cùng to lớn của Hoàng đế Quang Trung-Nguyễn Huệ (1753-1792) , đặc biệt với kế hoạch định đòi lại Lưỡng Quảng, nhưng không may bị bạo bệnh ông mất vào thời kỳ sung sức nhất khi mới 39 tuổi.

Lịch sử chống kẻ thù truyền kiếp Phương Bắc của dân tộc VN oai hùng là vậy, nhưng tiếc rằng, luôn luôn tồn tại tình trạng các chế độ cầm quyền trong các thời kỳ khác nhau vì lợi ích riêng của họ đã chọn cách quy phục Vương Triều Phương Bắc. Điều này dễ hiểu vì đó là do ảnh hưởng của hàng ngàn năm Bắc thuộc, hơn nữa thời xưa VN chưa có những "thế lực thứ ba" để dựa vào như ngày nay. Các phong trào canh tân của nhiều vị chí sĩ và ý đồ cải cách của họ cũng đều chết yểu vì nhiều lý do khác nhau. 

Có thể nói tình trạng này vẫn còn đến bây giờ. Tuy nhiên, đây là một chủ đề hết sức phức tạp và tế nhị không thể đem ra bàn cãi bây giờ, xin gác lại để lịch sử phán xét. Chỉ xin nhắc lại sự kiện chiến tranh biên giới 1979 do chế độ Trung Hoa cộng sản chủ động gây ra. Đó không phải lần đầu TQ hiện nguyên hình bản chất bành trướng xâm lược đối với VN. Ý đồ thôn tính VN của nước Trung Hoa cộng sản còn mạnh hơn cả mọi thời thời kỳ phong kiến. Điều này được thể hiện trong nhiều phát biểu kín hoặc công khai của giới lãnh đạo nước này như Mao Trạch Đông , Đặng Tiểu Bình v, v... 



  Cuộcchiến tranh biên giới Việt-Trung 1979 tàn bạo như thế nhưng người ta vẫn đang             tâm đục bỏ những biểu tượng dựng lên trước đó để làm hài lòng TQ

Trong bối cảnh tình hình mới, lịch sử dường như lặp lại khi Tổng BT Lê Duẩn ngay ngay sau đại thắng 30 tháng 4/1975 và thống nhất đất nước đã chỉ ra TQ mới là kẻ thù truyền kiếp nguy hiểm nhất của VN. Có thể nói , những chủ trương đường lối mới do Tổng BT Lê Duẩn đề xướng thời kỳ sau giải phóng miền Nam không tránh những mặt sai lầm chủ yếu về kinh tế -xã hội, nhưng quan điểm của ông đối với TQ là đúng hướng và rõ ràng có ý nghĩa quan trọng đối với việc lựa con đường bảo vệ độc lập chủ quyền và tương lai phát triển lâu dài của dân tộc trong thời đại mới. Và quan điểm này của ông đã được nhiều vị lãnh đạo cùng thời như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng NG Nguyễn Cơ Thach, Thứ trưởng NG thứ nhất Trần Quang Cơ và nhiều cán bộ chuyên gia cao cấp của Bộ Ngoại giao và TW Đảng thời đó công ủng hộ. Riêng Ông Nguyễn Cơ Thạch đã đánh đổi bằng sinh mệnh chính trị của mình và bị phế truất lập tức mọi chức vụ do chống lại "giải pháp đỏ" Thành Đô. Điều quan trọng hơn là chủ trương mới của Tổng BT Lê Duẩn đã được được ghi rõ trong Hiến pháp nước ta năm 1980. Dưới đây xin trích lại nguyên văn Lời mở đầu Hiến pháp: 

“Vừa trải qua ba mươi năm chiến tranh giải phóng, đồng bào ta thiết tha mong muốn có hòa bình để xây dựng Tổ quốc, nhưng lại phải đương đầu với bọn bá quyền Trung Quốc xâm lược cùng bè lũ tay sai của chúng ở Cam-pu-chia. Phát huy truyền thống vẻ vang của dân tộc, quân và dân ta đã giành được thắng lợi oanh liệt trong hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chống bọn phản động Cam-pu-chia ở biên giới Tây Nam và chống bọn bá quyền Trung Quốc ở biên giới phía Bắc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của mình.”

(Để có thêm thông tin cụ thể bạn nên đọc Sách trắng của Bộ Ngoại Giao Việt Nam ": Sự thật 30 năm quan hệ Việt-Trung” Nhà XB Sự thật 1979)

Tiếc thay, chỉ hai năm sau khi Tổng Bí Thư Lê Duẩn qua đời, các thế lực thân TQ lại trỗi dậy với lối tư duy cũ đã vội vã cầu hòa với nhà cầm quyền Bắc Kinh bất chấp bao hy sinh xương máu, của cải và thời gian mà dân tộc đã bỏ ra trong 2 cuộc chiến Biên giới Tây Nam và Biên giới phía Bắc. Điều đáng tiếc là vào thời kỳ đó nếu xét về tương quan lực lược trên mặt trận à quốc tế VN thực sự có nhiều lợi thế để đàm phán sòng phẳng với TQ với một số lựa chọn mà TQ rất lo sợ , ví dụ, chấp nhận  "quốc tế hóa vấn đề CPC đồng thời không khai tội ác của TQ trong cuộc chiến tranh biên giới. Thế yếu của TQ thời kỳ đó là kinh tế kiệt quệ và bị thế giới lên án sau vụ Thiên An Môn.

Do đánh giá sai tương quan lực lược và đặc biệt bị ràng buộc bởi "ý thức hệ" Đoàn VN đã chấp nhận gần như mọi điều kiện do Bắc Kinh đưa ra. Những nội dung này đến nay vẫn chưa được bạch hóa.


    Lãnh đạo VN chỉnh tề trong lễ ký thỏa thuận Thành Đô

Không cần nhắc lại, ai cũng biết VN không bao giờ chủ trương đối đầu với TQ, cũng không "đi với bên này chống bên kia". Nhưng nguyên tắc baats di bất dịch của VN phải là sự bình đẳng thật sự trong mọi quan hệ với TQ trên cơ sở tôn trọng độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Đây là nguyên tắc VN không thể đánh mất vì bất cứ lý do gì. Nhưng tiếc rằng trên thực tế , vì những mối quan hệ ràng buộc "ý thức hệ", có thể nói, đến nay VN chưa làm được điều này, vẫn áp dụng chính sách cân "bằng giữa hai cường quốc Trung, Mỹ mà thực chất luôn nghiêng về phía TQ . Và chính sách này liên tục bị phía TQ triệt để lợi dụng khiến  VN luôn phải bị động chống trả chiến tranh từ phía TQ mà không có các mối quan hệ với các nước thứ ba để răn đe để TQ phải e ngại mỗi khi đánh VN. 

Gần đây, do phía TQ "không đặng đừng" nóng lòng thực hiện ý đồ bá quyền Biển Đông, rõ nhất là sau vụ giàn khoan 981 đồng thời ráo riết điên cuồng chiến dịch tôn tạo mở rộng 7 bãi đá ngầm thành đảo nổi và xây dựng những căn sân bay, bến cảng, trạm ra đa v.v.. để lộ rõ dã tâm. Những hành động này khiến nhân dân VN và thế giới nhận rõ nguy cơ sát sườn đối với độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN cũng như của một số quốc gia ven biển cũng như sự an toàn của tuyến hàng hải quốc tế xuyên qua Biển Đông. 


                                          TQ đang tôn tạo đảo tại Gạc Ma

Sự phản ứng của MỸ, Nhật và quốc tế lên mức cao chưa từng có. Washington bất chấp mọi cảnh báo của Bắc Kinh đã cử máy bay, tàu chiến giám sát trên vùng trời và phạm vi 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo. Gần đây cả Nga được TQ hy vong tranh thủ lôi kéo làm đồng minh cũng đã chính thức nêu rõ "không đứng về bên nào" trong tranh chấp Biển Đông. Tại HN Ngoại Trưởng ASEAN- ARF mới đây, Bắc Kinh buộc phải "xuống thang" tuyên bố "ngừng tôn tạo đảo" và và "sẵn sàng thảo luận với ASEAN...", mặc dù ai cũng biết đây chỉ là thủ hoãn binh mà thôi.

Đó và việc  của TQ với thế giới. Nhưng với VN thì sao? Kể từ sau chuyến thăm được đánh giá "lịch sử " của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ tháng 8 vừa qua , dư luận ở cả MỸ và VN cũng như thế giới đều có hy vọng VN đang rời bỏ lối mòn thân Tàu...Nhưng thực sự mà nói chưa có gì để đảm bảo cho hy vọng này thành hiện thực, nhất là khi đường lối cơ bản của Đảng vẫn còn đó. Và sẽ thật sự đáng tiếc nếu giới lãnh đạo VN lại để tuột mất cơ hội này./.

Trần Kinh Nghi

Tìm kiếm Blog này