Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Nhân SEAGAMES 27 nghĩ về tính cách người Việt

Hình chỉ có tính minh họa
Mấy hôm rày lại được dịp nghe các bình luận viên nước nhà (BLV) chê trách trọng tài SEAGAMES 27 (tại Myanma) "xử tệ" đối với vận động viên Việt Nam. Sẽ là chuyện bình thường nếu những lời chỉ trích đó được nêu lên với chứng cứ rõ ràng, ở  mức độ vừa phải, tốt nhất là trong một chương trình riêng. Đằng bày nó diễn ra đối với hầu hết những trường hợp mà trong đó vận động viên Việt Nam bị thua. Cách bình luận như vậy không khỏi khiến nhiều người liên hệ đến một tính cách đặc trưng của người Việt: Cái gì không tốt, không lợi cho mình thì  "đổ tại" người khác, tại khách quan...

Đây không phải lần đầu và cũng không phải chỉ trong thi đấu thể thao SEAGAMES. "Đổ tại" còn diễn ra phổ biến trong lĩnh vực kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng. Không biết từ bao giờ, hể nói đến chiến tranh thì đổ tại kẻ thù, tại đất nước ta giàu đẹp, nằm ở vị trí chiến lược nên nhiều kẻ nhòm ngó, tranh nhau .... Nói đến nghèo nàn lạc hậu, chậm phát triển thì đổ tại hậu quả chiến tranh, nếu không thì cũng tại thiên tai bảo lụt, hạn hán .... Cách lập luận này đã một thời trở thành công thức, thậm chí như một chân lý hiển nhiên đối với người Việt Nam vậy. Nó được vận dụng một cách nhiệt thành không chỉ trong hàng ngũ cán bộ tuyên huấn hoặc cán bộ làm công tác đối ngoại mà cả trong sinh viên học sinh và dân chúng. Có lẽ đến nay nó vẫn còn nguyên đó bất chấp những hậu quả nhãn triền và ngày càng có nhiều ý kiến phê phán, cảnh báo. Đó là nguyên nhân sâu xa của cung cách làm ăn chắp vá, chụp giựt, "bóc ngấn cắn dài", "ăn hôm nay lo ngày mai" chỉ cọi trọng những biện pháp mang tính ứng phó ngắn hạn, thiếu chủ động tiến công. Đó là mảnh đất mầu mỡ của chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi với tâm lý cục bộ, địa phương, thủ cựu.   Tiếc thay trên thực tế nó đã và đang có tác dụng như một loại thuốc an thần đối với dân tộc này trong nhiều thập kỷ nay. Người ngoài tất nhiên không mấy ai phản đối, đơn giản vì nó không không ảnh hưởng đến lợi ích của họ. Tuy nhiên, thứ thuốc nào cũng có những tác dụng phụ của nó dối với người dùng, đó chính là Việt Nam.

Nếu đúng như lời "đổ tại" của các BLV nói trên đây thì  giới trọng tài quốc tế thật xấu xa, nước chủ nhà cũng xấu, và các vận động viên Việt Nam thật thiệt thòi.... Bằng cách đưa tin và bình luận như vậy họ, đang thực sự khuyến khích thứ tình cảm ganh đua không lành mạnh trong công chúng đồng thời làm nhụt ý chí phấn đấu của các vân động viên. Ho đang vô tình  góp phần gieo rắc tâm lý tin rằng nước nào lầm chủ nhà SEAGAMES thì đều phải thiên vị cho đội nhà, và do đó tài năng là một chuyện, kết quả thi đấu là một chuyện khác!. Đối với sự nghiệp thể thao nói riêng và xây dựng đất nước nói chung, ho đang làm  cái việc "Gậy ông đập lưng ông" rồi đấy!./. 

Chủ Nhật, 15 tháng 12, 2013

VN không hai lòng trong quan hệ với TQ (*)


(*) Đây là tiêu đề  bài viết vừa đăng trên  mà có lẽ ai đọc cũng  thấy lạ vì nó như một lời thanh minh  hoặc là "không khảo mà xưng vậy! Chủ blog tôi xin đăng lại ngyên văn bài báo đồng thời thử gợi ý rằng, nếu thêm dấu huyền vào chữ "hai" thì đúng với sự thật hơn chăng(?). Bởi vì ai cũng biết trong quan hệ với TQ,  VN chưa bao giờ chủ trương thay lòng đổi dạ, nhưng hiếm khi được hài lòng với ông bạn láng giềng phương Bắc (Bách Việt).


VN không hai lòng trong quan hệ với TQ

- “Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới”.
Quan hệ Việt - Trung từ khi bình thường hóa đến nay có những bước phát triển tích cực trên nhiều mặt. Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được những nhận thức chung, những thỏa thuận rất quan trọng, làm sao làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Trước thềm Hội nghị ngoại giao 28 khai mạc chính thức sáng nay (16/12) tại Hà Nội, Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ trao đổi với VietNamNet về quan hệ Việt - Trung trong năm 2013.
Thúc đẩy quan hệ ổn định, lành mạnh
Thưa Đại sứ, quan hệ Việt - Trung hai năm trước 2013 có những vấn đề phức tạp nổi lên như tàu cá, ngư dân, tranh chấp trên biển. Nhưng năm nay, quan hệ song phương đã có những cải thiện tích cực. Đánh giá của ông về những những nét tích cực nổi bật?
Trung Quốc, Biển Đông, ngư dân, tàu cá, luật biển
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ. Ảnh: Thiên Bình

Tuy nhiên trong năm 2011-2012 có những vấn đề phức tạp nổi lên trong quan hệ hai nước, đặc biệt là tranh chấp ở Biển Đông. Chúng ta luôn xác định đây là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị, phải từng bước giải quyết trên cơ sở hiệp thương hữu nghị, giải quyết trên cơ sở căn cứ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Trong năm qua tiếp xúc cấp cao có điện đàm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, chuyến thăm cấp nhà nước Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, cuộc gặp của Thủ tướng hai nước tại Nam Ninh, và gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, qua đó quan hệ song phương có những bước phát triển mới.
Hai bên đã đạt được nhận thức quan trọng làm sao thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác hai nước một cách ổn định và lành mạnh.
Đặc biệt, trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Lý Khắc Cường, hai bên nhất trí thành lập 3 nhóm công tác về cơ sở hạ tầng, về hợp tác tiền tệ và nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển trong khuôn khổ đoàn đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ.
Chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị, tăng cường hợp tác toàn diện với Trung Quốc. Chúng ta không có hai lòng. Đấy là lợi ích của nhân dân Việt Nam, thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện với Trung Quốc cũng góp phần vào hòa bình, ổn định trong khu vực và thế giới.
Những tiến triển trong quan hệ Việt - Trung là mong muốn của lãnh đạo cũng như của nhân dân Việt Nam, làm sao xây dựng quan hệ hữu nghị với Trung Quốc. Tôi cho rằng trong năm 2013, quan hệ hai nước đã có những bước phát triển tích cực.
Tôn trọng luật pháp quốc tế
Với Nhóm công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cụ thể hai bên sẽ làm việc với nhau thế nào, thưa Đại sứ?
Nhiệm vụ của nhóm này là bám sát Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc đã đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2011 và nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, căn cứ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Trung Quốc, Biển Đông, ngư dân, tàu cá, luật biển
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường thăm chính thức Việt Nam tháng 10/2013, theo lời mời của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: Reuters

Theo đó hai bên cùng làm việc trên nguyên tắc tuần tự từng bước, từ dễ đến khó, bàn bạc, nghiên cứu khả năng hợp tác cùng phát triển tại Biển Đông.
Trước tiên phải thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này.
Thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển như nghiên cứu quản lý môi trường biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, hợp tác trên các lĩnh vực bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm cứu nạn trên biển, phòng chống thiên tai và kết nối giao thông trên biển…
Từng bước giải quyết vấn đề Biển Đông
Với nguyên tắc xác định rõ ràng như vậy, liệu dư luận ở Trung Quốc có hiểu chệch theo hướng “gác tranh chấp cùng khai thác” không, thưa ông?

Chúng ta nói hợp tác cùng phát triển trên Biển Đông nhưng hợp tác gì cũng phải phù hợp với luật pháp của Việt Nam, với luật pháp quốc tế, Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982. Và hợp tác gì thì hợp tác cũng trên cơ sở quốc tế, hữu nghị, chứ không phải hợp tác chung chung.
Chúng ta luôn xác định vấn đề Biển Đông là vấn đề phức tạp, lâu dài, tế nhị. Thiết lập nhóm công tác trên cũng là thể hiện tinh thần chủ động, tích cực, thiện chí của Việt Nam với mong muốn từng bước giải quyết ổn thỏa vấn đề Biển Đông, đóng góp thiết thực vào việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị giữa các bên liên quan.
Tuy nhiên, bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển là một quá trình lâu dài và phức tạp. Điều quan trọng là các bên liên quan cần phải có thiện chí và phải tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Một trong những kết quả của chuyến thămTrung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang năm nay, đó là thiết lập đường dây nóng giải quyết các vụ việc phát sinh đột xuất của hoạt động nghề cá trên biển giữa hai nước. Việc triển khai thực hiện đường dây nóng ra sao, thưa ông?
Thỏa thuận thiết lập đường dây nóng nhằm giải quyết các vấn đề nổi lên trong quan hệ hai nước liên quan đến hoạt động nghề cá của ngư dân. Thỏa thuận này đang được thúc đẩy triển khai góp phần tạo ngư trường thuận lợi cho ngư dân Việt Nam tiến hành hoạt động đánh bắt cá. 
Phóng viên thực hiện:Linh Thư
 Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/153872/-vn-khong-hai-long-trong-quan-he-voi-tq-.html

Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013

Hợp tác hữu nghị...như thế này sao?

Theo một số nguồn tin, trong đó có báo Tuổi trẻ, Tiền Phong, đã đưa tin về vụ việc  tàu cá mang số hiệu Qng - 92046 của thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm khi đánh bắt tại quần đảo Hoàng Sa hôm 1/12 gặp trục trặc do lưới cá bị dính vào chân vịt khiến ngư dân Nguyễn Văn Xiện đã bị chân vịt cứa vào cổ bị mất nhiều máu và bất tỉnh. Ông Lâm sau đó đã liên lạc và được Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 (có trụ sở tại Đà Nẵng) hướng dẫn cho tàu chạy vào đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa để cấp cứu.

 
Tuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm và  thiết bị Trung Quốc đập phá
Đài BBC ngày 5/12 cho hay đã liên hệ với  Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ngãi và được cơ quan này xác nhận có việc  ông Lâm báo cáo về việc bị phía Trung Quốc đập phá thiết bị trên tàu và đang "làm việc với chủ thuyền để xác minh thêm". Cơ quan này xác nhận tàu của ông Lâm đã bị "một số thiệt hại" khi về đến Quảng Ngãi ngày 3/12, đồng thời cũng cho biết ngoài trường hợp ông Xiện ra, không có thuyền viên nào khác trên tàu bị thương. 
Cũng theo đài BBC, Thuyền trưởng Nguyễn Văn Lâm cho biết, khi vừa cập đảo Phú Lâm lúc 3 giờ sáng ngày 2/12, tàu của ông đã bị phía Trung Quốc khống chế và phá hủy các máy móc vô tuyến với lý do "đây là căn cứ quân sự Trung Quốc". Sau khi đập phá xong số máy móc với tổng trị giá hơn 70 triệu đồng, phía Trung Quốc mới bắt đầu chữa trị vết thương cho ông Xiện.(Chi tiết này chưa được nói đến trên tin của báo Tiền Phong và  Tuổi Trẻ).
Được biết ông Xiện hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, trong khi biên phòng tỉnh Quảng Ngãi nói với BBC tình trạng sức khỏe của ông này đã "tạm ổn".

Đảo Phú Lâm hiện đang là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa" và trụ sở Bộ chỉ huy lực lượng quân đồn trú của nước này tại quần đảo Hoàng Sa mà đánh chiếm từ tay chính quyền Sài Gòn năm 1974. Trên đảo này Trung Quốc mới xây  một sân bay có thể đón các máy bay thương mại cỡ lớn, ngoài khả năng đón và đồn trú các máy bay quân sự. Với tư cách là quốc gia có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử để tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo Hoàng Sa Việt Nam luôn phản đối các hành động nói trên của Trung Quốc.

phulam1-1356504705_500x0.jpgĐảo Phú Lâm là nơi Trung Quốc đặt trụ sở hành chính của cái gọi là "thành phố Tam Sa" đang gây rất nhiều tranh cãi. Trong mấy năm qua đã có nhiều vụ ngư dân Việt Nam bị tấn công khi đang hoạt động đánh bắt trên biển, chủ yếu ở vùng biển Hoàng Sa. Ngày 9/7, hai tàu cá của ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công và thu giữ tài sản khi đang đánh bắt gần khu vực đảo Phú Lâm. Trước đó, vào đầu tháng 6, một tàu cá của ngư dân tỉnh Thanh Hóa cũng bị một 'tàu lạ' khác đâm chìm, khiến một người thiệt mạng. Vào cuối tháng 5, một tàu cá khác của ngư dân Quảng Ngãi bị một tàu hải giám của Trung Quốc mang số hiệu 246 đâm vỡ. Hồi cuối tháng 3, một tàu của Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin gần đảo Hoàng Sa. Năm ngoái, 21 ngư dân từ huyện đảo Lý Sơn c đã bị Trung Quốc bắt giữ và đánh đập khi đang đánh bắt trong khu vực quần đảo Hoàng Sa./.

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Di sản Hán-Việt

   
Thầy Thích Nhuận Pháp được VietKings công nhận là “ông đồ nhỏ nhất”
Hình ảnh chỉ có tính minh họa

Vẫn biết mọi quốc gia dân tộc đều phải chấp nhận quy luật ngôn ngữ là sinh ngữ và mọi ngôn ngữ đều chịu ảnh hưởng qua lại lẫn nhau với cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Nhưng xấu tốt còn do bản thân chọn lọc, và nếu vì một lý do nào đó mà để ngôn ngữ nước mình bị ngôn ngữ khác lấn át kéo dài chắc chắn sẽ dẫn đến nguy cơ bị đồng hóa hoặc thoái hóa. Phải chăng tiếng Việt là một trong những trường hợp đáng báo động? 

Đến nay dù chưa có số liệu chính thức, nhưng ước lượng quảng trên dưới 70-80 % từ vựng tiếng Việt có thành tố Hán-Việt. Mức độ vay mượn này là qúa cao so với bình thường, và có lẽ vì thế nên một số người ngộ nhận là có thứ "ngôn ngữ Hán-Việt" (Tham khảo thêm tại đây http://trankinhnghi.blogspot.no/2012/03/co-khong-ngon-ngu-han-viet-sino.html). 

Sự vay mượn giữa các ngôn ngữ là lẽ đương nhiên và cần thiết để tồn tại và phát triển. Tuy nhiên nếu vay mượn quá mức và không có sự chọn lọc ắt sẽ dẫn đến tình trạng "nợ nần", thậm chí là phá sản và lệ thuộc. Sự vay mượn của tiếng Việt đối với tiếng Hán (nay là tiếng Trung) đã diễn ra trong hàng ngàn năm nay. Quá trình đó có đoạn ngắt quảng bởi thời kỳ gần trăm năm Pháp thuộc mà trong đó đã diễn ra sự thay thế có thể nói là hiếm thấy giữa chữ Nôm (tượng hình) và chữ Quốc ngữ (tượng thanh) là 2 loại chữ viết cơ bản của nhân loại. Điều này vừa là lợi thế nhưng cũng là bất lợi đối với tiếng Việt. Đó là bên cạnh sự phong phú mà tiếng Việt tiếp thu từ hai thứ ngôn ngữ lớn của thế giới còn dẫn tới tình trạng pha tạp quá sức hấp thụ của nó. Đó là lý do gây ra những ảnh hưởng xấu đối với cái gọi là "sự trong sáng" của tiếng Việt như ta thấy ngày nay. Hầu hết người Việt ngày nay nói và viết bằng những từ ngữ  Hán-Việt mà không thực sự hiểu về chúng, người nghe hoặc đọc cũng không hiểu, nhưng hai bên vẫn gật gù khen hay...(!). Có rất nhiều văn bản nhà nước không rõ ngữ nghĩa, không chỉ đối với dân thường mà cả đối với quan chức và giới "có học", thậm chí nhiều trường hợp bản thân người soạn thảo văn bản cũng không hiểu hết ý nghĩa của từ ngữ mà họ sử dụng. Đó là nguyên nhân tại sao các văn bản nhà nước, kể cả văn bản pháp lý, thường rất "dài dòng văn tự" mà vẫn phải đính kèm các phụ lục giải thích. (Bài viết tại đường link này cho thấy một phần lý do tại sao như vậy http://bookhunterclub.com/nhung-tu-dung-sai-trong-ngon-ngu-tieng-viet/ ) Có thể tác giả quá khắc khe khi "bắt lỗi" chăng(?), nhưng dù sao cũng cho thấy một phần thực trạng đáng báo động đối với tiếng Việt hiện đại.  

Tình trạng pha tạp với tiếng Anh hoặc tiếng Pháp là một chuyện, nhưng sự pha tạp với tiếng Trung là một vấn nạn. Xin nêu ra đây một ví dụ, đó là việc người Việt sử dụng tên nước "Trung Quốc" theo nghĩa "nước ở giữa thiên hạ" trong khi thế giới gọi nước này với cái tên của một sản vật làm cho nó nổi tiếng là gốm sứ -China. Rõ ràng cái cách mà người Việt gọi tên Trung Quốc không giống cách mà họ gọi tên các nước khác. Cái tên "nước ở giữa thiên hạ" đó đã được dung nạp nguyên xi cả nghĩa đen và nghĩa bóng vào tiếng Việt.  

Có ý kiến cho rằng chữ viết TQ ngày nay là kết quả của sự kết hợp giữa chữ viết cổ của người Hán với chữ viết cổ của người Việt, thậm chí cho rằng người Hán "ăn cắp" chữ viết của người Việt. Điều này hoàn toàn có thể, nhưng tiếc rằng người Việt không tìm cách chứng minh nó một cách khẩu phục tâm phục mà trái lại cứ tiếp tục sử dụng và gọi chữ Hán là "chữ Nho" (tốt đẹp) đồng thời tìm cách "bắt chước" để tạo ra chữ Nôm làm phương tiện để truyền tải tư tưởng và giáo lý của kẻ thống trị vào dân mình. Đã có một thời người Việt từng coi chữ Nho là thước đo của tri thức và là điều kiện tiên quyết để đạt danh vọng, giàu sang phú quý. Người Việt cũng đã gọi hầu hết tên địa danh của nước mình  giống với tên bên nước đô hộ. Tên "Biển Giao Chỉ" dần dần được đổi thành "Biển Nam Hải" và rất nhiều tên núi sông núi, địa danh và tên người đều được dịch ra một cách rất chi tiết. Nhiều tác phẩm văn thơ của nước thống trị cũng đã được dịch, sao chép hoặc viết lại như của mình!  Chỉ đến gần đây khi TQ cố ý lợi dụng thuật ngữ "Biển Nam Trung Hoa" (tức Nam Hải) để đòi chủ quyền đối với toàn bộ vùng biển ở phía Nam vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam thì người Việt mới bắt đầu thấy sự rắc rối của tên gọi và trở nên cảnh giác hơn bằng cách không dùng từ Biển Nam Trung Hoa mà chỉ dùng từ Biển Đông. 

Còn nhiều ví dụ tương tự không tiện nêu cả ra đây. Nhưng có thể nói, vì những lý do khách quan và chủ quan, người Việt đã chìm đắm trong trào lưu truyền bá ngôn ngữ của kẻ thống trị phương Bắc. Đó là một sự thật mà giờ đây nhìn lại, thật khó để phê phán, nhưng đồng thời cũng là sai lầm nếu phớt lờ và không có biện pháp khắc phục một cách tích cực và kịp thời. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề trực tiếp liên quan đến tương lai phát triển của tiếng Việt nói riêng và vận mệnh của dân tộc nói chung, phần nào nó cũng cản trở sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục. Vậy nên sẽ không có gì là cực đoan nếu Nhà nước chính thức đưa ra một chủ trương chính sách cụ thể nhằm từng bước hạn chế việc sử dung từ ngữ Hán-Việt đồng thời chỉnh đốn tất cả những gì đã được dung nạp một cách không thích hợp vào tiếng Việt từ trước tới nay. Đây là một công việc cần thiết và cấp bách, tuy rất khó khăn, phức tạp nhưng không phải là không thể nếu có sự chủ trương chính thức của Nhà nước với sự tham gia của các cơ quan chức năngvà sự hưởng ứng của người dân. Xin nêu ra đây một vài ví dụ. Trước mắt, nên chăng, ngoài nhu cầu phục vụ công tác bảo tồn bảo tàng và nghiên cứu lịch sử, không nhất thiết phải "tái sử dụng" từ ngữ Hán-Nôm làm gì. Việc học tiếng Trung là cần thiết nhưng cũng chỉ nên ở mức độ như các ngoại ngữ khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu quan hệ quốc tế. Cần có biện pháp đẻ từng bước hạn chế và tiến tới chấm dứt cách dịch tên, họ và địa danh của Trung Quốc ra tiếng Việt, thay vào đó chỉ nên dùng cách phiên âm bình thường như đối với các nước khác, chẳng hạn  China hoặc Chung-cụa.... Không nhất thiết phải dịch họ tên người Trung Quốc ra tiếng Việt mà chỉ phiên âm như đối với người Nhật Bản , Hàn Quốc, Mông Cổ, Lào hoặc bất cứ nước nào khác. Cách này sẽ rất tiện lợi cho công tác học thuật và biên phiên dịch, nhất là đối với các thế hệ trẻ sau này, đỡ tốn thời gian và công sức khi phải chuyển đổi một tên người hoặc địa danh Trung Quốc sang tiếng Việt.Tất nhiên trong quá trình chuyển tiếp vẫn sử dụng những từ ngữ đã trở nên quen thuộc hoặc không thể thay thế.

Thiết nghĩ, những biện pháp trên đây nếu làm được thì cũng chỉ là tiếp tục thực hiện phương châm "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" đã được phát động từ thời Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoàn toàn không phải là ngẫu nhiên khi một người rất giỏi tiếng Hán như Cụ Hồ đã đi đầu và gương mẫu trong việc thay từ thuần Việt vào các từ ngữ Hán-Việt. Tiếc rằng ngày nay không chỉ người dân mà cả các cơ quan chức năng Nhà nước hình như cũng đang "quên lãng" điều này./.









Thứ Năm, 14 tháng 11, 2013

Lãnh đạo VN: Vì sao nhiều nhưng không manh, mới nhưng vẫn cũ?

Hai tân Phỏ Thủ tướng Vũ Đức Đam (trái) và Phạm Bình Minh
Ngày 13/11, Quốc hội vừa "nhất trí cao" thông qua việc bổ nhiệm thêm 2 Phó Thủ tướng mới nâng tổng số Phó Thủ tướng của Việt Nam lên con số 5 tròn trĩnh và có lẽ là nhiều nhất thế giới! Cá nhân tôi vốn ngưỡng mộ hai nhân vật này và tin rằng họ sẽ còn tiến xa hơn thế. Điều tôi muốn nói ở đây là cái cách thức lựa chọn và bổ nhiệm lãnh đạo ở Việt Nam và những hệ lụy của nó.

Xung quanh sự kiện này có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng ý kiến chung nhất cho rằng cách bổ nhiệm lãnh đạo như vậy "chỉ có ở Việt Nam" - đất nước mà  lúc nào cũng ở "thời kỳ quá độ" mãi mê tìm tòi khám phá những điều mà nhân loại đã đi qua rồi! Đó cũng là lý do tại sao Đảng, Chính phủ và Quốc hội liên tục kêu gọi "cải cách hành chính"và "tinh giản biên chế"..., nhưng đội ngũ công chức không ngừng tăng với tốc độ nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế; tại các lễ hội, phần giới thiệu danh sách đại biểu thường dài đến sốt ruột! 

 Sở dĩ việc bổ nhiệm cùng lúc 2 phó Thủ tướng mới được dư luận hoan nghênh trước hết là vì người Việt Nam đã quá thất vọng với giới lãnh đạo già nua bảo thủ và giờ đây rất sẵn lòng chào đón những gương mặt trẽ hơn. Tuy nhiên, đó là thứ tình cảm nhất thời khiến người ta quên đi những điều kiện khác mà Việt Nam đang rất cần, đó là tầm nhìn và bản lĩnh độc lập của người lãnh dạo. Thực tế thế giới cho thấy không phải độ tuổi trẻ hay già mà tầm nhìn và bản lĩnh độc lập mới là yếu tố cần thiết nhất của một nhà lãnh đạo. Ở nhiều nước, kể cả các nước phát triển, độ tuổi lãnh đạo có thể rất trẻ nhưng cũng có thể khá già dặn (như Lý Quang Diệu của Singapore, Đặng Tiểu Bình của Trung Quốc v.v...) vì ở đó người ta căn cứ vào bản lĩnh và tầm nhìn để lựa chọn lãnh đạo. Tất nhiên tầm nhìn cần được thể hiện công khai, tốt hơn hết là bằng cương lĩnh và chương trình hành động cụ thể, đủ sức thuyết phục trước công chúng. Đó cũng là thước đo để đánh giá công tác trong suốt nhiệm kỳ của nhà lãnh đạo. Người lãnh đạo ngoài việc tuân thủ nguyên tắc công tác và nghĩa vụ đặt lợi ích quốc gia lên trên lợi ích cá nhân, điều quan trọng là phải tỏ rõ bản lĩnh và lập trường riêng của mình nhằm đảm bảo thục hiện cương lĩnh hành động đã cam kết. Trong trường hợp cảm thấy không đủ sức thực hiện hoặc bị người khác ép buộc từ bỏ chính kiến của mình thì bản thân họ sẽ tự nguyện từ chức mà không  cần đợi hết nhiệm kỳ. Ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Đức, Pháp v.v...việc từ chức hoặc bị cách chức là hoàn toàn bình thường nhằm đảm bảo hoạt động của guồng máy  và vì lợi ích của quốc gia. Đó là một đặc điểm của phong cách lãnh đạo trong thế giới hiện đại.  

Tiếc rằng điều này chưa có và có lẽ còn lâu mới có trong nền chính trường Việt Nam-nơi sản sinh ra khái niệm "lãnh đạo tập thể" gây nhiều tranh cãi. Tâm lý "kéo áo nhau" cùng lên, cùng xuống... cũng là một đặc thù của nền chính trị Việt Nam. Còn nhớ sự kiện giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ 8, hàng loạt lãnh đạo chủ chốt đã cùng nhau nghĩ hưu tạo ra một sự "hụt hẩng" không cần thiết, trong đó sự ra đi của ông Võ Văn Kiệt được cho là một sự thiệt thòi" cho đất nước. Như một biện pháp vớt vát người ta đã cho ra đời quy chế "cố vấn" khiến cho cơ chế lãnh đạo càng thêm rườm rà. Đó chỉ là một trong những biểu hiện của cung cách lãnh đạo lạc hậu tại đất nước này. Nghe nói trong quá trình họp Quốc hội vừa qua đã có ý kiến đề nghị 2 vị Phó Thủ tướng được đề cử trình bày chương trình hành động..., nhưng không hiểu vì lý do nào, đến nay vẫn chưa thấy gì ngoài những lời phát biểu chung chung.  Đây chính là một  lổ hổng trong quy trình lựa chọn và đề bạt cán bộ ở Việt Nam như nó vốn dĩ vẫn thế. Vẫn biết, nếu xét từng cá nhận lãnh đạo Việt Nam không thiếu người tài và bản lĩnh, nhưng tiếc thay họ không được tạo điều kiện để thể hiện một cách công khai trước công chúng, do đó sau khi nhận nhiệm mới vụ họ thường dễ trở nên tự mãn, tự phụ và xa dần với quần chúng nhân dân, thậm chí trở nên quan cách, độc đoán. Không có cương lĩnh hành động từ trước, họ thường lúng túng và dẽ bị ảnh hưởng, thậm chí bị thao túng bởi giới lãnh đạo đàng anh. Là thiểu số mới lên họ dẽ bị rơi vào thế "thiểu số phải phục tùng đa số". Rốt cuộc họ chỉ còn cách lựa chọn, một là chịu "bị đồng hóa" bởi ê kíp cũ, hai là bị loại bỏ giữa chừng, ba là "bị liệt vị" không thể phát huy được gì trong một guồng máy tập thể đã an bài.  Nhiều người hẳn còn nhớ trường hợp cố Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã bị "loại bỏ" như thế nào trước sức ép của các thế lực "thù trong giặc ngoài" vào những 1980. Ngay cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp nổi tiếng về phong cách và bản lĩnh cũng đã từng là nạn nhân trong nhiều năm liền. Rất nhiều trường hợp người tài đức đã "biến mất" trong quá trình vận hành nền chính trị của đất nước này. Thực tế cho thấy không chỉ bản thân họ bị "ngã ngựa giữa dòng" và sự nghiệp của đất nước cũng bị ảnh hưởng. Sự thật phủ phàng và trớ trêu đến nỗi nhiều người đã rút ra bài học rằng muốn làm nên sự nghiệp lớn trước hết hãy biết bảo vệ mình...bằng cách dĩ hòa vi quý (!). Nhưng thực ra đó chỉ là cách ngụy biện thuận tiện nhất đối với những kẻ cơ hội chờ thời. Liệu đất nước này có thể cải cách và phát triển với một đội ngủ quan chức với quan niệm đầy thực dụng như vậy không?

Thiết nghĩ, điều Việt Nam đang thiếu hiện nay không chỉ là lãnh đạo trẻ mà là lãnh đạo có bản lĩnh và tầm nhìn với phong cách hiện đại. Họ phải là người dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm. Chí có những lãnh đạo như thế mới có thể công phá vào cái lô cốt được xây bằng thứ vật liệu của sự dối trá và mị dân cùng những khái niệm mơ hồ như "lãnh đạo tập thể", "nguyên tắc cấp dưới phục tùng cấp trên", "đấu tranh phê và tự phê" v.v... Khi nào còn thiếu vắng những lãnh đạo như thế thì chưa thể hy vọng đất nước ra khỏi tình trạng trì trệ và bảo thủ đã ăn sâu bám rể trong trong thời gian dài./.               

 

Chủ Nhật, 10 tháng 11, 2013

Mùa thu Việt Nam

Bão được dự báo quét dọc miền Trung, vòng lên Bắc bộ.Mùa thu được coi là mùa đẹp nhất trong bốn mùa ở Việt Nam. Nhưng năm nay có một điềm báo chẳng lành trước hàng loạt thông tin thất thiệt cùng với nhiều vụ tai tiếng gây sốc trong mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội trên khắp các vùng miền của đất nước. Các nhóm lợi ích và thế lực tham nhũng đang chiếm thế thượng phong. Nếu coi đó là "nhân tai" thì trận bảo Haiyan là một thiên tai quái ác đang tạo nên một tình thế rất bất thường đối với Việt Nam.


Về kinh tế, bất chấp những lời đánh giá nhận định lạc quan như muôn thuở của các nhà lãnh đạo cấp cao và được phụ họa bởi bộ máy tuyên huấn, tuyên truyền ... , tình hình kinh tế-xã hội đều cho thấy một bức tranh thật sự ảm đạm. Tại phiên họp thường niên của Quốc hội các nghị sĩ đã không che dấu được  mối lo lắng về mức độ suy thoái kinh tế nghiêm trọng, đơn giản là vì hết vốn đầu tư!. Nhưng mỉa mai thay, trong khi ngấm ngầm tạm ngừng chiến dịch chống tham nhũng-lãng phí vốn là thủ phạm chính gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách quốc gia, thì người ta lại chủ trương tăng cường các nguồn thu thuế đối với dân chúng. Điều này khiến người dân không khỏi liên tưởng đến thời "sưu cao thuế năng" ngày xưa .Đó chính là một chủ trương "lợi bất cập hại" cả về trước mắt và lâu dài.

Trong bức tranh mùa Thu, có nhiều nét chấm phá đen đũi rơi vào hai ngành chủ chốt trực tiếp liên quan đến dân sinh và nguồn nhân lực của đất nước là giáo dục và y tế. Hàng loạt vụ tai tiếng liên tiếp xảy ra, từ vụ ăn cắp và vụ tiêm nhầm thuốc vaxin (đều nhằm vào nạn nhân là trẻ sơ sinh) đến vụ nhân bản xét nghiệm, rồi vụ vứt xác bệnh nhân xuống sông; chưa biết nay mai sẽ đến vụ gì nữa đây (?).  Ngành giáo dục vốn được coi là cái nôi của tri thức quốc gia cũng liên tục cho ra đời những quái thai, trong đó có việc ra đề thi văn cấp3 yêu cầu học sinh bình luận về nhân vật "bà Tưng"-một hot girl trên mạng ảo- đến việc in những câu đồng ngôn nhí nhố trong sách giáo khoa mầm non, và rất nhiều sách vở tài liệu được soạn thảo một cách cẩu thả vô trách nhiệm khác. Đó là chưa nói đến tình trạng chảy máu chất xám đã quá mức báo động đến mức không ai muốn đá động gì về nó nữa.

Về quyền công dân,  như lửa đổ thêm dầu, vừa lộ diện vụ án oan sai kéo dài 10 năm ở Bắc Giang như một trong hàng vạn trường hợp cho thấy tình trạng yếu kém, lạc hậu của ngành tư pháp và hành pháp của đất nước. Cùng với những tiếng nổ tại một số cơ quan Đảng và chính quyền các cấp gần đây nó góp phần trả lời câu hỏi: Tại sao dân chọn cách "tự xử" và lòng dân đã thực sự cảm thấy bất tín, bất an như thế nào.

Trước thực trạng xuống cấp không phanh của các ngành, các cấp như vừa lược qua trên đây, lòng mong mỏi của đại đa số nhân dân đành phải trông chờ vào vai trò của Quốc hội. Nhưng hy vọng cũng đang tắt. Kỳ họp Quốc hội mùa Thu năm nay tuy chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng kết quả dường như đã rõ: Quốc hội vẫn sẽ thông qua bản Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp 1992  mà không có sự thay đổi nào đáng kể đối với các vấn đề đã được tranh cãi gay gắt nhất, đó là quyền sở hữu đất đai và vai trò lãnh đạo của Đảng (Điều IV). Trong lĩnh vực chống tham những, trừ vài ba con tép riêu và một vài con cá bự đã "bị lộ" thì toàn bộ những người giữ trọng trách trực tiếp hoặc gián tiếp đến những vụ tai tiếng đều vẫn yên vị. Toàn bộ hệ thống chính trị-xã hội kềnh càng tốn kém vẫn còn nguyên đó kiên định như không bao giờ chịu nhân nhượng trước ý nguyện của nhân dân. Dư luân cho rằng thà chưa thông qua sữa đổi Hiến pháp còn hơn là thông qua một Hiến pháp như vậy.
   
Phải chăng những biểu hiên trên là những giọt nước tràn ly trên chiếc cốc của lòng kiên nhẫn vốn đã dồn nén từ lâu tại đất nước này? Dù cố nhìn vấn đề một cách khách quan trong mối tương quan chung với thế giới, người Việt Nam bình thường nào cũng thấy đất nước mình quả là không bình thường. Nếu như ai đó đã từng nhận định rằng người Việt bao giờ cũng có sức đề kháng mãnh liệt để vượt lên chính mình tại những thời điểm khó khăn cùng quẩn nhất thì liệu đây đã là thời điểm đó, hay còn phải đợi? Và nếu phải đợi thì đợi đến bao giờ? Đó là dấu hỏi ám ảnh trong đầu mỗi người Việt Nam yêu nước hiện nay. Người Việt có truyền thống đoàn kết chống thiên tại và ngoại xâm, nhưng thường bất lực trước giặc nội xâm. Có thể cơ bảo Haiyan sẽ được tích cực ứng phó như một bản năng để tồn tại, nhưng những nhân tai thì chưa đâu! ./.

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2013

Tham nhũng: Ai chống ai?

Có thể nói, không một công chức Việt Nam XHCN nào từng được cầm trong tay một tháng lương đúng với nghĩa của nó. Các thế hệ chiến tranh đã đành. Nhưng với các thế hệ sau này mà vẫn thế thì thật phi lý quá (!?). Nhưng đồng thời cũng có một thực tế vô lý hơn thế. Đó là hầu hết công chức Việt Nam đều có mức sống cao hơn so với mặt bằng xã hội, rất nhiều người giàu có đến mức khiến các đồng nghiệp của họ bên Trung Quốc và một vài nước ASEAN phải ghen tị! Vì sao vậy?

Khi đồng lương không đủ sống, tham nhũng trở thành lối sống   
Cái lý mà các nhà lãnh đạo đất nước này vẫn dùng để giải thích vì sao chưa thể cấp đủ lương công chức là "Đất nước ta còn nghèo". Nhưng chẳng lẽ họ không biết rằng  nhiều nước khác nghèo hơn mà vẫn trả lương đầy đủ cho công chức của họ? Ngay bản thân Việt Nam thời phong kiến-thực dân nghèo hơn bây giờ nhiều vẫn trả đủ lương công chức đấy thôi!  Thật khó hiểu  vì sao cái lý do vô lý đó vẫn tồn tại đến bây giờ khi đất nước đã chính thức được xếp hạng trung bình thế giới (?). 

Có thể đó chỉ là một phép tính sai lúc đầu do lối tư duy tiểu nông muốn "rẻ mà tốt"(?) Nhưng kinh nghiệm của hơn 1/2 thế kỉ chẳng lẽ chưa đủ để nhận ra rằng cắt xén tiền lương công chức là biện pháp hửu hiệu nhất để phá hỏng tận gốc rể một hệ thống công quyền, đơn giản là vì đội quân công chức “thiếu đói” sẽ tìm mọi cách để “bù đắp” lại phần lương còn thiếu của họ?

Thật ra, tệ nạn tham nhũng đã có mầm mống từ thời bao cấp khi đồng lương của cán bộ công nhân viên chức (tức là toàn bộ những người làm công ăn lương nhà nước) được trả bằng 2 phần: tiền mặt và hiện vật. Nhưng không  phải ai cũng có nhu cầu sử dụng các đồ vật như nhau nên người ta  đem ra đổi chác, nhượng, bán  vòng vo . Hình thái “chợ đen” đã ra đời từ đó. Tệ nạn ăn cắp thành hoặc nguyên vật liệu từ các cơ sở sản  xuất tuồn ra chợ đen cũng bắt đầu từ đó. Bệnh "làm láo báo, cáo hay" và nhiều thói hư tật xấu cũng bắt đầu từ đó. 

Khi những sai lầm trong chính sách giá-lương-tiền bắt đầu từ cuối những năm 1970 đã dẫn đến tình trạng lạm phát phi mã kéo dài. Đó là một thời kỳ chuyển tiếp đầy kịch tính khi tem phiếu bị cắt bỏ chỉ còn lại đồng lương đang mất hết giá trị thực. Tình huống bắt buộc mọi cán bộ công  nhân viên phải nhao ra đường  kiếm sống. Giáo viên  trốn giờ chính khóa để đi dạy thêm;  y bác sĩ bán thuốc lậu hoặc vòi tiền bệnh nhân; cảnh sát trở thành “anh hùng núp” tìm người phạt vạ; nhân viên công sở cũng không kém cạnh với nhiều chiêu kiếm tiền, kể cả buôn lậu, thông đồng, câu kết, v.v… Nghĩa là  Toàn bộ hệ thống các cơ quan công sở nhà nước từ trung ương xuống địa phương, các đơn vị sản xuất cũng như phi sản xuất, từ dân sự đến các lược lượng vũ trang, đều tập trung lo “cơm áo gạo tiền”. Cái gọi là "ba lợi ích"(cá nhân - tập thể - nhà nước)  đã ra đời từ đó. Trên danh nghĩa đơn vị xí nghiệp, cơ quan với sẵn quyền hạn và cơ sở vật chất trong tay mà  “làm ba lợi ích” thì thôi rồi Lượm ơi! Nói là “ba lợi ich” nhưng người ta chỉ nhằm vào lợi ích cá nhân là chính, lấy lợi ích tập thể làm bình phong che chắn để câu kết, thông đồng cùng nhau "rút ruột" từ lợi ích nhà nước. Nói cách khác, mọi hành vi , tham ô, lãng phí, tham nhũng núp dưới cái tên mĩ miều "tập thể" đều trở nên sạch sẻ, khó phát hiện, phát hiện rồi cũng khó mà xử lý. Khi đem ra kiểm điểm, chúng được gọi bằng cái tên chung là "tiêu cực". Ranh giới giữa tiêu cực và thành tích chỉ khác nhau ở cách diễn gải là "góp phần cải thiện đời sống", "phát huy tinh thần vượt khó khăn" , "lá lành đùm lá rách", bla, bla.... Vậy là êm thấm, hòa cả làng.
      
Trong bổi cảnh cùng quẩn của đất nước, cái gọi là “đổi mới” đã ra đời  như một cứu cánh (chứ nào có "sáng suốt" gì đâu?). Và nó đã giúp tránh được một sự sụp đổ. Nhưng đáng tiếc, không hiểu vì lý do gì, nó vẫn không làm gì để thay đổi chế độ tiền lương không đủ sống vốn là một nguyên nhân sâu xa của tệ nạn tham nhũng tập thể ở đất nước giàu truyền thống đoàn kết nay đã biến thành "câu kết" này (?). Khi nguồn của cải vật chất và vốn nước ngoài đổ vào ngày càng nhiều đã tao ra càng nhiều cơ hội mới cho bon tham nhũng. Đây là thời kỳ mà “chùm khế ngọt” bị nhiều bên thi nhau trèo hái hàng ngày. Bọn họ có thể là cán bộ công nhân viên chức, có thể là dân thường, cũng có thể là bên đối tác nước ngoài v,v… Không chỉ những kẻ có chức quyền, mà ngay cả những người lái xe tải hoặc người gác rừng, thủ kho, đầu bếp, v.v… cũng đều có cơ hội. Dĩ nhiên ai có nhiều lợi thế hơn sẽ gặt hái  được nhiều hơn. Đó là một thời nhộn nhạo tranh tối tranh sáng vô cùng thuận lợi cho các loại tội phạm từ ăn cắp vặt đến tham nhũng có tổ chức. Thời đó thậm chí đã xuất hiện một cách biện hộ nực cười rằng tham nhũng giúp rút ngắn quá trình tích lũy tư bản(!?) 
Quá trình phân hóa giàu nghèo thực sự đã bắt đầu từ đó. Trong khi  đại bộ phận dân chúng và công chức cam chịu và chờ đợi, số còn lại chớp cơ hội và  nhanh chóng giàu lên, thậm chí có vốn để đầu tư vào những hoạt động sinh lời đang được nhà nước khuyến khích. Một số lặng lẽ chuyển sang khu vực tư nhân trong khi số ở lại trở thành “doanh nhân nhà nước”, và họ tạo thành những thế lực mới trong nền “kinh tế thị trường theo định hướng XHCN” mà trong đó việc câu kết, thông đồng giữa họ với nhau trở nên càng thuận tiện. Các dự án đầu tư, đặc biệt các dự án có vốn nước ngoài và lĩnh vực đất đai-bất động sản là những lựa chọn béo bỡ nhất.
Đến nay tệ nạn tham nhũng không chỉ dừng lại ở mức độ ăn cắp vặt hay tham ô tập thể, mà đã trở thành những  thế lực ngầm chi phối đời sống chính trị-kinh tế-xã hội của đất nước bằng các thủ đoạn thông đồng câu kết đan xen vô cùng tinh vi, phức tạp. 

Tham nhũng tập thể muôn năm!
Tệ nạn tham nhũng  ở Việt Nam mang một đặc thù khác với tệ nạn tham nhũng trên thế giới,  đó là “tham nhũng tập thể”. Nó hiện diện  ở mọi nơi từ công sở đến các đơn vị sản xuất và cả các lực lượng vũ trang, ở tất cả các cấp độ từ TW xuống địa phương. Nó vừa là ”nguồn sống” của  tất cả những người làm công ăn lương nhà nước, vừa là hậu cứ của các thế lực tham nhũng xuyên quốc gia. Nó không chỉ được tập thể che chở mà còn được nhà nước "thể chế hóa" bằng các quy định hoặc luật lệ bất thành văn. Cái gọi là phần “mềm” đã từ lâu là một bộ phận cấu thành  tiền lương công chức, và thực chất đó là phần “lậu” đã được hợp thức hóa. Nó quen thuộc đến nỗi không còn ai thấy đó là sai trái. Mới đây một vị phó GĐ trong 3 dự án bị nhà tài trợ Đan Mạch nghi tham nhũng đã thản nhiên biện bạch một cách trơn tuột rằng “Cán bộ khoa học hiện nay không thể sống bằng lương được, vì thế khi có dự án thì họ phải làm thêm thông qua các hợp đồng này. Bản thân tôi cũng nhận hai khoản, một là lương của viện, một là khoản “bù lương” mà phía Đan Mạch đã chấp thuận là 300 đôla/tháng, chứ không phải hai lương như kiểm toán nói” (theo BáoTT ngày 3/6/2012). Nhưng không chỉ có vậy; một khi đã chấp nhận “bù lương” thì bù bao nhiêu, bù như thế nào chỉ là câu chuyện của sợi cao su co giản!  Đó là lý do tại sao cán bộ công chức thích "làm dự án".
Nhưng cũng không chỉ có dự án, mà làm nghề gì ăn nghề đó! Hải quan, thuế vụ, công an hoặc bất cứ ngành nào có nguồn thu cho ngân sách đều  được phép “trích %” từ nguồn thu để bù vào lương; chính quyền phường xã ăn từ đất; dân hành chính bàn giấy cũng có cách ăn từ công văn, giấy tờ , v.v... .  Quan nhỏ ăn nhỏ, quan to ăn to, rào rào như tằm ăn tơ vậy!  Xem cái cách ăn của Vinashin,Vinalines sẽ thấy họ không chỉ ăn mà phá nhiều hơn cả phần ăn! Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có quy chế cho phép các cơ quan công quyền được “làm 3 lợi ích”, "làm kinh tế" như Việt Nam. Đó  là những quy chế không bình thường và chúng là nguyên nhân gây ra  tệ nạn tham nhũng tập thể, một loại hình tham nhũng rất khó chống. Qua cung cách của những vụ tham nhũng phát lộ gần đây cho thấy hầu hết thủ phạm đầu sỏ đều đã trưởng thành từ tập thể, được tập thể tán thưởng và đề bạt. Nói cách khác bọn họ đều có một võ bọc của những tập thể quần chúng và tập thể lãnh đạo nào đó; họ không đơn độc.    

Vòng luẩn quẩn lương-lậu
Vẫn biết có nhiều nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Nhưng trong trường hợp Việt Nam không thể không tính đến nguyên nhân  tiền lương không đủ sống kéo dài hơn 1/2 thế kỷ đủ lâu để làm băng hoại cả một bộ máy công quyền khiến  nhà nước phải liên tục tăng thêm biên chế nhưng  không bao giờ có thể hoàn thành nhiệm vụ. Biên chế ngày càng phình to mất cân đối so với quỹ lương lương ắt dấn đến tình trang lương vốn đã thấp ngày càng thấp hơn. Ước tính, đội ngũ công chức (bao gồm cán bộ công nhân viên và quân đội ăn lương nhà nước) hiện nay đã tăng lên quảng 2 triệu người trong tổng số 6 triệu người người ăn lương nhà nước (kể cả bộ đội và người về hưu). Tức là cứ 45 người có một công chức, và cứ 15 người có một người ăn lương nhà nước. Đây là tỷ lệ cao nhất thế giới thì phải (?). Nhưng lương nào có ra lương! Giá trị đồng lương thực tế liên tục giảm. Ví dụ lương tháng tối thiểu năm 1960 tuy chỉ khoản 15 đồng nhưng có thể mua được hơn 01 chỉ  vàng, cộng các khoản phụ cấp, người nhận lương vẫn nuôi sống được gia đình ở mức đạm bạc; trong khi lương tối thiểu năm 2012 là 1.050.000 đồng chỉ mua được 1/4 chỉ vàng, và chỉ  nuôi sống bản thân trong vòng 1-2 tuần lễ. Cách so sánh đơn giản này cũng cho thấy tình trạng tương tự đối với các cấp độ lương cao hơn. Mức độ chênh lệch giữa các bậc lương chính thức không nhiều , ví dụ lương những người lãnh đạo cao nhất quảng 13 triêu đồng, tức gấp 12 lần lương tối thiểu. Nhưng mức chệnh lệch trong thu nhập thực tế thì vô cùng lớn, vì các cấp càng cao càng có nhiều khoản trợ cấp với giá trị gấp hàng trăm lần lương, đặc biệt, chúng được áp dụng một cách không minh bạch, rõ ràng. Thử hỏi cán bộ công chức và toàn bộ khối  những người làm công ăn lương làm cách gì để có thể duy trì cuộc sống của họ nếu không tham nhũng?

Để "bù lương" cho toàn bộ đội ngũ công chức "sống được", quỹ lương thực sự của nhà nước ắt phải gấp nhiều lần quỹ lương công khai . Trên thực tế, đa số công chức Việt Nam thường có thu nhập thực tế cao hơn hàng chục lần lương chính thức. Điều này có nghĩa, theo quy luật tổng giá trị tài sản quốc gia không đổi, một giá trị tài sản nhà nước khổng lồ thường xuyên bị thất thoát. Đó là chưa kể những giá trị vô hình bị mất đi do hậu quả của cả quá trình tham nhũng gây ra như chất lượng công trình kém và nhiều dạng lãng phí, v.v...Nhưng hậu quả năng nề nhất chính là sự chậm tiến của nền kinh tế đất nước và nguy cơ "đe dọa sự tồn vong của chế độ" như đã được tống kết trong NQ TW 4 khóa XI mới đây.  Tóm lại, 3 nhân tố công chức, tiền lương và tham nhũng luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau trong một vòng luẩn quẩn theo hình xoáy trôn ốc, trong đó quy mô và mức độ tham nhũng của thời kỳ sau bao giờ cũng lớn hơn thời kỳ trước. Đó là lý do tại sao quỹ lương không bao giờ đủ để chi trả cho một biên chế ngày càng phình to.Tuyệt đối không phải là do đất nước nghèo mà do tham nhũng làm nghèo đất nước!

Hết phương cứu chữa hay không muốn cứu chữa?
Do đã quá quen chung sống với tệ nan tham nhũng, người dân nói chung và bộ phận  công chức bình thường tỏ ra thờ ơ hoặc bất lực trước vấn nạn tham nhũng. Nhưng đồng thời có một bộ phận công chức, kể cả ở cấp cao, không thật sự thấy cần thay đổi chế độ tiền lương không đủ sống, vì họ muốn tiếp tục lợi dụng các kẻ hở của chế độ hiện hành để kéo dài cơ hội tham nhũng. Họ thậm chí cố tình ngăn chặn tiến trình cải cách. Giả thiết này tỏ ra có lý đối với những quan chức đang nắm giữ những nguồn tài sản công béo bở hoặc những cương vị mà kẻ khác phải tìm đến để cống nạp.Những nhóm người này thường có khả năng tự tung tự tác trong các vụ tham nhũng trị giá tiền nghìn tỷ như PMU 18, Năm Cam, Hành lang Đông Tây, Vinashin,Vinalines và hàng loạt vu việc đang bị nghi vấn khác. Giả thiết trên cũng đúng trước thực tế ngày càng nhiều người mua quan bấn chức. Chưa bao giờ chức vụ lại trở nên “đắt giá” như bây giờ khi người ta sẵn sàng bỏ ra bạc tỷ để mua một chức vụ đôi khi chỉ là cấp chủ tịch phường, xã , thậm chí chỉ là cấp trưởng thôn. Họ làm vậy hoàn toàn không phải vì giá trị của đồng lương, mà vì  những món lợi kếch sù sẽ thu được khi ngồi vào chiếc ghế đó. Đó cũng là lý do tại sao ở Việt Nam ngày nay không quan chức nào chịu từ chức dù kém cỏi hoặc mất uy tín đến đâu đi nữa.
 
Chữa bệnh gì cũng phải chữa từ nguyên căn của nó. Chữa một mụn nhọt nếu chỉ bôi thuốc đỏ bên ngoài mà không nặn lấy hết cồi thì không bao giờ hết nhọt.  Nếu chỉ kêu gọi “phê và tự phê”, thậm chí tìm diệt từng cá nhân tham nhũng thì không khác nào chỉ bóc một phần lớp da bên ngoài. Nói đến tham nhũng ở Việt Nam không thể bỏ qua đặc thù “tham nhũng tập thể”. Nói đến nguyên nhân tham nhũng  không thể bỏ qua nguyên nhân của tình trạng lương không đủ sống kéo dài . Và càng sai lầm nếu cho rằng đến nay công chức vẫn sống được và sống tốt hơn trước nên chưa cần đặt ra vấn đề tăng lương!    

Nếu thật sự muốn chống tham nhũng
Vẫn biết để giải quyết vấn nạn tham nhũng như hiện nay ở Việt Nam không thể làm nhanh và triệt để trong một thời gian ngắn và bằng một số biện pháp đơn giản. Nhưng  trước hết cần có cách tiếp cận chủ động, tích cực và kiên quyết. Đó là yếu tố quan trọng quyết định thành công. Giải pháp cụ thể xin nhường lại các nhà chuyên môn, chuyên ngành. Song làm gì cũng không nên thiếu  4 nhóm biện pháp cơ bản dưới đây.
a)     Hoạch định một lộ trình hoàn chỉnh hợp lý về cắt giảm biên chế song song với việc tăng lương, trong đó biên chế phải được cắt giảm khoảng ½ so với hiện nay, đồng thời   lương tối thiểu phải tăng lên tương ứng nhằm đảm bảo mỗi cán bộ công chức có thể sống và góp phần (với lương vợ hoặc chồng) nuôi sống gia đình của họ mà không phải làm việc thêm nào khác. Mức lương đó phải đủ sức hấp dẫn khiến cho mỗi công chức phải chọn lựa giữa lương hoặc mất chức do tham nhũng.
   Thời gian thực hiện: không chậm hơn  từ 3-4 năm.
b)    Thiết lập lại toàn bộ chế tài để đảm bảo rằng mọi công chức nếu vi phạm  tham nhũng hoặc không hoàn thành nhiệm vụ sẽ bị mất chức ngay lập tức, không thuyên chuyển sang đơn vị khác. Bộ chế tài này cần có sự đồng thuận của công chức và của nhân dân, và được Quốc hội phê chuẩn.  
c)     Chấp nhận và áp dụng hình thức tham khảo ý kiến của người dân (public opinion poll) và bỏ phiếu tín nhiệm (credit voting) đối với tất cả lãnh đạo và công chức trực tiếp liên quan đến những người tham gia bỏ phiếu. Đây là hình thức  hầu hết các nước tiến bộ trên thế giới đã và đang làm, không có lý gì Việt Nam muốn cải cách tiến bộ mà không áp dụng.
d)    Chấp nhận và thực hiện công khai minh bạch đối với  3 biện pháp nói trên cũng như toàn bộ chủ trương chính sách và kế hoạch thực hiện.  Đây là trách nhiệm của các cấp đảng và chính quyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nhằm đảm bảo dư luận và mỗi cá nhân người lãnh đạo và công chức biết rõ về trách  nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ của mình. Trên cơ sở đó thực hiện tốt việc giám sát lẫn nhau và giám sát của nhân dân.

Những điều trên đây nói là để nói thôi. Ai cũng biết và cũng nói "chống tham nhũng". Nhưng không biết ai chống ai đây? Liệu có ai chịu cầm búa ghè vào chân mình không nhĩ? 
Ghi chú: Nhân dịp Quốc hội đang nghị bàn về chống tham nhũng, chủ blog Bách Việt xin đăng lại bài cũ với một số chỉnh sửa so với bài này cũng đã được đăng trên Báo Nông nghiệpVN theo đường link http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/96693/Tham-nhung-Ai-chong-ai.aspx

Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Khi ngành nào cũng tự hào lớn mạnh

Nhân ngày thành lập Ủy ban Kiểm tra trung ương (của Đảng)-16/10/1948-16/10/2013, các vị lãnh đạo và  phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt ca ngợi sự "trưởng thành vượt bậc" về số lượng và chất lượng của ngành Kiểm tra. Mới nghe thật phấn khởi, nhất là người trong ngành rất đỗi tự hào. Sao không (?), nếu biết khi mới thành lập chỉ có 3 biên chế đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ chuyên trách từ cấp quận, huyện trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra kiêm chức, tức là tăng hơn chục vạn lần. Nội dung công việc tất nhiên là rất lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu... vì tình trạng sai phạm ngày càng nhiều và nghiêm trong hơn bởi chính đội ngũ công chức ngày càng phình to.

 
Trên đây là một trong hàng vạn trường hợp cho thấy cách nhìn và đánh giá vế sự "lớn mạnh" vốn rất phổ biến ở nước ta.  Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả thi (nếu không nói là "bất lực") trong cái gọi là "cải cách hành chính" tại đất nước này? Ca ngợi và tự hào như thế có khác nào khuyến khích việc tăng cường biên chế vô tội vạ bất chấp tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu dân số và ngân sách quốc gia ( Được biết Việt Nam hiện có gần 90 triệu dân nhưng có tới 25 triệu người "làm công ăn lương" nếu kể các công ty nhà nước và lực lượng vũ trang). Có lẽ chỉ Việt Nam mới  2 bộ máy với đầy đủ các cơ quan, ban ngành ngang dọc, đó là Đảng và Nhà nước. Trong khi đại đa số nước trên thế giới chỉ có 1 nguyên thủ quốc gia thì Việt Nam có tới 4 vị cùng tương đương "nguyên thủ quốc gia", đó là là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, tạo thành một "cơ chế" chồng chéo rườm rà kém hiệu quả. Vị nào cũng có quyền ký kết các văn kiện hợp tác với nước ngoài nhưng phần thực hiện là "của chung". Khi đi thăm nước ngoài vị nào cũng sử dụng chuyên cơ với đoàn tùy tùng hùng hậu; khi đón một nguyên thủ nước ngoài thì cả bốn vị đều tham gia như kiểu "bốn chọi một"...!

Thử nhẩm tính xem cần bao nhiêu tiền và lấy đâu ra cho đủ để trả lương cho đội ngũ công chức đông đảo như vậy(?)  Và cũng rất khó mỗi khi ngồi lại bàn xem nên "cắt giảm" ai, vị trí chức vụ nào, v.v.... Có lẽ đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhùng nhằng tắc tị của chủ trương cắt giảm biên chế đã có từ ngót nửa thế kỷ nay; càng hô hào cắt giảm thì nó càng phình to./.               

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

Việt Nam được mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?

http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/476_312/2013/14f83fdce4fb26.img-d6f1c.jpgThủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường sẽ đến Việt Nam ngày 13/10 trong một chuyến thăm chính thức cấp cao nhất kể từ cuộc chiến tranh biên giới 1979. Sự trùng hợp ngẫu nhiên của chuyến thăm vào thời gian quốc tang của vị Tướng huyền thoại Võ Nguyên Giáp, biểu tượng cuối cùng của thế hệ chiến tranh giải phóng dân tộc Việt Nam khiến người ta liên tưởng đến một điềm báo trong quan hệ Việt-Trung. Sự trùng hợp này có thể gây ra một vài khó khăn trong việc thu xếp nghi thức sao cho phù hợp và tránh gây hiểu nhầm, nhưng là một thời điểm chín mùi để người Việt Nam nhìn lại quá trình đã qua và định hình mối quan hệ với nước lớn láng giềng phương Bắc trong tương lại. Bài viết ngắn này không có tham vọng trình bày cặn kẻ toàn bộ chủ đề rộng lớn này mà chỉ đề cập một khía cạnh thiết thực: Việt Nam được-mất gì từ quan hệ với Trung Quốc?



Quan hệ truyền thống bất bình đẳng 
Nhiều người coi sự nghiệp giải phóng dân tộc của Việt Nam đã hoàn thành bằng việc đánh đuổi thực dân Pháp và can thiệp Mĩ. Nhưng thực ra đó chỉ là một giai đoạn của toàn bộ sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc vẫn chưa hoàn thành kể từ thời kỳ "nghìn năm Bắc thuộc". Lập luận này không phải là vô lý, nhất là nếu biết rằng đó là cách hiểu phổ biến của  người Trung Quốc, điển hình là Giáo sư-tiến sĩ Vương Hàn Lĩnh khi ông này hùng hồn tuyên bố trước Hội thảo quốc tế về Biển Đông tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh tháng 12/2010:  “Cho đến năm 1885, Việt Nam vẫn là thuộc quốc của Trung Quốc”. Và ông ta sử dung luận điểm này để biện minh cho đường ranh giới dứt đoạn hình lưỡi bò bao trọn 80% diện tích Biển không khác nào một hàng rào thô sơ dựng lên bởi một lão địa chủ tham lam trong sân nhà người hàng xóm! Điều trớ trêu là đường lưỡi bò này vừa được Bắc Kinh lôi ra từ sọt rác tư liệu vốn chỉ là một đường chấm phá ngẫu hứng của một viên sĩ quan thời Tưởng Giới Thạch. Rõ ràng cách hiểu này cho thấy vì sao Bắc Kinh đã rất sẵn sàng hậu thuẫn Việt Nam chống Pháp, Nhật, Mĩ và cả Nga. Đó cũng là lý do tại sao sau chiến thắng 1975 và thống nhất đất nước, Việt Nam đã bị chính người đồng chí phương Bắc tấn công từ biên giới Tây Nam lên biên giới phía Bắc, từ Hoàng Sa xuống Trường Sa. Nếu không vì ảo vọng khôi phục bá quyền thì Bắc kinh đã không hành động như vậy!

Về phần mình, người Việt Nam tự hào đã đánh bại thực dân Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mĩ, coi đó là hoàn thành sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Tổng Bí thư Lê Duẩn từng đánh giá (đại ý): Từ nay không kẻ nào dám đánh Việt Nam nữa! Nhưng nhận định đó đã mau chóng cho thấy là hảo huyền trước một nước lớn láng giềng phương Bắc luôn lăm le phục dựng vị thế Vương triều đã có trước thời Pháp thuộc. Đó là nội sâu xa của bài học mà nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã muốn "dạy" người Viêt Nam.

Tóm lai, có đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để nói rằng, không chỉ thời Vương triều mà thời Xã hội chủ nghĩa, người Trung Quốc vẫn tiếp tục coi Việt Nam là phiên thuộc, và rõ ràng có sự khác nhau trong cách hiểu về chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ giữa người Việt Nam và người Trung Quốc. Do sự khác biệt này, rất khó (nếu không nói là không thể) để có quan hệ bình thường giữa hai quốc gia dân tộc này. Nó không  giống quan hệ Mỹ - Mêhicô, cũng không giống quan hệ Mỹ-Cu Ba....mà là một loại quan hệ gượng ép, trong đó phía Việt Nam dù luôn cố tỏ ra khiêm nhường theo kiểu "tránh voi chẳng xấu mặt nào" nhưng  phía Trung Quốc bao giờ cũng muốn áp đặt và khuất phục.     

Quan hệ là cần thiết nhưng thân thiết thì không!     
Vẫn biết do thế đất trời và do truyền thống lâu đời, người Việt Nam không thể không giao hữu với láng giềng phương Bắc. Nhưng đó là quan hệ để tồn tại chứ không phải để phát triển . Người Việt có câu ngạn ngữ mang tính thực dụng: "Bán anh em xa, mua láng giềng gần" đồng thời cũng có nhận xét bỗ bã nhưng thâm thúy: "Xa thơm, gần thối". Nó hợp thành một thứ triết lý sống của họ trong ứng xử không chỉ ởquy mô làng xã và quốc gia mà cả trên quy mô quốc tế, đặc biệt với nước lớn láng giềng phương Bắc từ bao đời nay. Mặt khác, các chí sĩ thuộc nhiều thế hệ người Việt vẫn luôn đau đáu tìm lối thoát qua các phong trào như Duy tân, Đông kinh nghĩa thục hay "thoát Á" và hiện nay là phương châm "Làm bạn với tất cả".
Giờ đây sau khi đánh đuổi thực dân Pháp và đế quốc Mĩ, người Việt Nam chợt nhận ra rằng nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ vẫn tiếp tục bị đe dọa bởi "nước ngoài" (một cách diễn đạt mơ hồ vì lý do tâm lý và chính trị) dù ai cũng biết nó đến từ phương Bắc. Đây thực sự là một nghịch lý đối với bản thân người Việt Nam chừng nào họ vẫn tin rằng thế núi liền núi sông liền sông buộc mối quan hệ Việt-Trung muôn đời không thể khác. Đồng thời, trãi qua "nghìn năm Bắc thuộc" và "trăm năm Pháp thuộc" cho thấy không có sự lệ thuộc ngoại bang nào là tốt cả,  nhưng trong thời kỳ 100 năm Pháp thuộc bờ cõi đất nước được giữ vững từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, từ Hoàng Sa xuống Trường Sa. Về cơ hội phát triển cũng thấy hiện tượng tương tự, đó là các cơ sở hạ tầng và công-thương nghiệp (dù hạn chế do "cách bóc lột bủn xỉn" của người Pháp) vẫn tạo nên sự khác biệt so với thời Vương triều. Thực tế cũng cho thấy viện trợ từ Trung Quốc chỉ giúp miền Bắc tiến hành chiến tranh nhưng không giúp phát triển. Nền kinh tế Việt Nam chỉ thực sự khởi sắc sau khi bị Trung Quốc cắt viện trợ. Từ khi hai nước "bình thường hóa quan hệ" lại xuất hiện tình trạng trì trệ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và khoa học-kĩ thuật, vì Trung Quốc toàn đưa sang những máy móc, trang thiết bị lạc hậu cùng các thủ đoạn kiềm chế vốn có của họ. Dự án khai thác bauxit Tây Nguyên và hàng loạt các công trình nhiệt điện, khai thác tài nguyên khoáng sản, v.v... là những ví dụ. Sự tràn ngập hàng hóa thứ cấp rẽ tiền và hàng có độc tố xuyên qua biên giới đang thực sự đe dọa nền kinh tế Việt Nam. Trong cơn sốt vốn đầu tư hiện nay, không loại trừ khả năng một ngày kia nhà máy, hầm mỏ, ruộng đồng, rừng, biển sẽ rơi vào tay các ông chủ  Trung Quốc.

Đã đến lúc để giới lãnh đạo chính trị và giới doanh nhân Việt Nam cần tỉnh táo nhận ra nguy cơ càng xích gần với Trung Quốc sẽ càng hạn chế cơ hội tiếp cận với thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới. Về điểm này Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và một số nước Đông Nam Á nhờ biết giữ khoản cách cần thiết với Trung Quốc đã  có thể phát triển vượt trội và làm nên những kỳ tích chỉ trong thời gian trên dưới 30 năm. Trong khi đó Việt Nam đã để tuột mất hết cơ hội này sang cơ hội khác trong hơn 40 năm qua do lấn bấn không thể thoát khỏi vòng cương tỏa của ông bạn lớn.  Tuy nhiên, cơ hội vẫn còn đó khi Trung Quốc dù được coi là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới nhưng còn lâu để thực sự thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nghèo đói.   
                    
Đừng sập bẩy "chia để trị"!
Xin quay lại với chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường. Việt Nam là điểm dừng chân cuối cùng trong hàng loạt chuyến công du mới đây của các nhà lãnh đạo Trung Quốc thay nhau đến các nước ASEAN. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh tình hình tranh chấp Biển Đông có những diễn biến bất thường, đặc biệt nền kinh tế Mĩ rơi sâu vào khủng hoảng  khiến nội bộ chia rẽ và Chính phủ Liên bang hết tiền tiêu(!) đến nỗi Tổng thống Obama không thể tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAC) và Hội nghị cấp cao APEC 21. Đó là một cơ hội hiếm có  đối với Bắc Kinh để phát huy vai trò nước lớn tại các diễn đàn khu vực và không bị thúc bách trong vấn đề giải pháp Biển Đông. Với khả năng tài chính dồi dào hơn Mĩ, Bắc Kinh giờ đây có thể tung ra để "mua" các đối tác khu vực  nhằm thực hiện ý đồ chia để trị trong nội bộ khối ASEAN, cụ thể vừa đạt được những thỏa thuân chưa từng có trước đây với Indonessia (trong đó có hiệp định đánh cá xuyên Biển Đông), ký đối tác chiến lược với Malaysia, tăng cường quan hệ toàn diện với Thái Lan, Singapore, Brunai, Mianma) Có thể nói đến nay hầu hết các nước thành viên ASEAN đã được "tranh thủ", riêng Campuchia đã bị khống chế, bởi Bắc Kinh,  chỉ còn  Philipin và Việt Nam là hai nạn nhân phải chật vật tìm cách riêng của mỗi nước để đối phó với kẻ thù chung. Điều này có nghĩa Bắc Kinh đã cơ bản hoàn thành âm mưu chia rẽ khối ASEAN - một việc mà cách đây vài năm tưởng còn rất xa vời. Trong khi đó cái gọi là "chủ trương xoay trục" của Mĩ thực tế bị gián đoạn, nếu không nói là "đánh trống bỏ dùi".

Trong bối cảnh nêu trên, không khó để dự đoán sứ mệnh của chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường là nhằm hoàn thiện chiến dịch chia để trị theo kịch bản đã hình thành rõ nét từ chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Việt Nam và được trình diễn màn đầu tiên bằng việc giảm cường độ lấn chiếm trên biển khiến nhiều người nhầm tưởng đó là sự đáp lại trước thái độ khiêm nhường của giới lãnh đạo Việt Nam. Nói cách khác, Bắc Kinh đang chủ động thực hiện kịch bản mà họ đã dàn dựng nhằm kéo dài thời gian chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết cho mục tiêu lợi ích cốt lõi là độc chiếm Biển Đông. Trong kịch bản này Việt Nam dù giữa vị thế một vai diễn chính nhưng phải diễn như một vai phụ. Đó là điều Bắc Kinh mong muốn. Về quan hệ song phương thuần túy, chưa biết khách mang theo những gì trong hầu bao, nhưng chắc chắn mục đích chính sẽ nhằm "nắn dòng" và đưa Việt Nam hoàn toàn trở lại trong vòng kim cô của Trung Quốc. Chắc chắn những lời hay ý đẹp sẽ được nhắc đến nhiều hơn, nhưng tâm địa thì vẫn chưa thay đổi đâu.

 Xem ra chuyến thăm của Thủ tướng Lý Khắc Cường mang đến cho Việt Nam nhiều điềm xấu hơn là điềm tốt, và đó là một phép thử nữa đối với giới lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, trong cái rủi lại có cái may, hy vọng rằng sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang đánh thức tinh thần độc lập, tự chủ, tự cường của toàn dân tộc trước vận nước. Và điều này nhắc nhỡ giới lãnh đạo và doanh nhân đề cao cảnh giác và tỉnh táo hơn chăng?    




Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Lời bình nhân cái chết (*) của Tướng Giáp

Có thể nói Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít vĩ nhân được ca ngợi với rất ít tranh cãi không chỉ tại Việt Nam  mà cả trên thế giới. Quả vậy, Ông là một vĩ nhân thực thụ, không chỉ lúc sinh thời mà đến lúc qua đời vẫn tỏa sáng. Sự vĩ đại này không phải bất cứ vĩ nhân nào cũng có nếu thấy rằng không ít những vĩ nhân vừa có công vừa có tội và cũng không ít người tự mình hoặc bị người khác hủy hoại thanh danh vào giai đoạn cuối đời.


Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tướng Giáp chụp với  Cụ Hồ năm 1962 (ảnh tư liệu)
Thiết nghĩ không cần nhắc lại về những lời ngợi ca mà thế giới dành cho con người vĩ đại này. Chỉ xin đề cập đến một khía cạnh mà có lẽ nhiều người quan tâm theo dõi, đó là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng. 

Theo một thông báo chính thức mới công bố, ý nguyện của Đại tướng và gia đình là được chôn cất tại quê nhà Quảng Bình (địa điểm cụ thể chưa thấy nói). Nếu đúng vậy thì đó là một ý nguyện sáng suốt, nhất là xét trong bối cảnh Việt Nam ngày nay đang rất thịnh hành trào lưu quan cách và người ta ra sức "phấn đấu" để được chôn tại Nghĩa trang Mai Dịch.... Xét trong bối cảnh đó thì đây là một chỉ dấu nữa cho thấy tầm vĩ nhân của Tướng Giáp. 

Vào lúc này hãy còn sớm để đánh giá toàn bộ về vấn đề này, nhưng có một điều chắc chắn là việc an táng Đại tướng tại quê nhà sẽ đem lại luồng sinh khí mới cho vùng quê nơi đã sinh ra vị tướng lĩnh tài ba, và đó là ý nghĩa nhân văn to lớn chỉ có ở một người lúc sinh thời được đồng đội gọi thân mật là "Anh Văn". Hy vọng rằng người dân  Lệ Thủy, Quảng Bình và cả dãy đất miền Trung xa xôi nghèo khó sẽ được thụ hưởng những lợi ích từ cái chết của Ông mang lại, không chỉ bây giờ mà cho nhiều đời sau, trong đó hiệu ứng trực tiếp là sự khích lệ tinh thần đối với dân chúng đồng thời tạo ra một "thương hiệu" khai thác tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình và miền Trung nói chung. Hy vọng rằng cái chết của Đại tướng sẽ giúp hồi sinh vùng đất nơi đây. Đó là giá trị vô giá so với việc chôn Ông tại Nghĩa trang Mai Dịch.             

Nhân sự kiện này,  không khỏi nuối tiếc cho trường hợp Cụ Hồ đã không được thực hiện theo mong muốn cuối cùng mà Người đã cẩn  trọng ghi trong Di chúc, đại ý là chớ nên điếu phúng linh đình tốn kém tiền bạc, mà đem hỏa táng rồi chôn trên một quả đồi gần Tam Đảo, tại đó trồng nhiều cây xanh thành rừng có lợi cho phong cảnh và nông nghiệp. Người còn dặn "Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam". Tiếc thay giới lãnh đạo kế tiếp nói quá nhiều về "tầm nhìn vi mô, vĩ mô" nhưng không thấy một điều đơn giản như vậy! Phải chăng Tướng Giáp-người học trò trung thành-đang thực hiện ý nguyện của Cụ Hồ? Mong thay giới lãnh đạo đất nước ngày nay học những điều thiết thực từ thế hệ Hồ Chí Minh-Võ Nguyên Giáp, biết đâu rồi đây nhiều vị đang trù tính chọn cho mình một nơi an nghỉ cuối cùng tại quê hương bổn quán cũng nên (?)   

(*) Người viết có ý dùng từ "chết" để nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống và cái chết.  

  

Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Hiểu ý Bác Tổng rồi!

Theo TT Ngày 28-9-2023, http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/571539/khong-nen-quy-dinh-cung-tong-bi-thu-kiem-chu-tich-nuoc.html Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri các quận Tây Hồ và Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) trước kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đã đề cập hàng loạt vấn đề hệ trong của đất nước, trong đó có đoạn này mình thấy rất tâm đắc.

“Cơ chế Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước đã có nhiều ý kiến nêu ra từ mấy nhiệm kỳ rồi. Trung Quốc và Lào cũng có cơ chế như vậy. Ở nước ta, vấn đề này do Đảng phân công, còn Chủ tịch nước thiết chế bộ máy nhà nước không phải cá nhân con người cụ thể. Tùy từng giai đoạn có thể kiêm hay không kiêm là do trung ương phân công Tổng bí thư sang làm Chủ tịch nước, đó là việc nội bộ không nên ghi “cứng” vào Hiến pháp. Cũng phải nói thật, đề phòng trường hợp quyền lực quá tập trung vào một người, xảy ra cái gì nếu tốt là phúc cho dân tộc, nhưng chẳng may nếu tính toán không kỹ thì để lại hậu quả. Bây giờ Chủ tịch nước lại là chủ tịch Hội đồng Hiến pháp nữa thì quyền to quá. Ta là cơ chế lãnh đạo tập thể. Bác Hồ nói rồi, nguyên tắc là lãnh đạo tập thể, phân công trách nhiệm cá nhân. Phát huy được dân chủ thì tốt hơn”.


Từ ngày nghỉ hưu lạc hậu thông tin, nhưng cũng đủ để cảm nhận rằng Bác Tổng nói vậy là rất thật lòng và cũng rất rõ ý tứ: Vấn đề ai làm gì (cụ thể) thì "do Đảng phân công", còn bộ máy (chung chung) thì giao Chủ tịch nước làm, nếu thấy đủ điều kiện thì Tổng Bí thư kiêm luôn cho tiện, nếu không thì cứ chờ đấy! (Hiện tại  như bản thân đây mà chưa đủ điều kiện thì còn ai đủ điều kiện?)....Trao quá nhiều quyền lực cho một người nào cũng đều nguy hiểm, phức tạp.... Bác Tổng nhìn vấn đề rất chi là biện chứng. Các nước tư bản họ có quy chế Tổng thống, Thủ tướng...thực quyền là chuyện của họ. Các nước anh em lớn như Trung Quốc và  nhỏ như Lào có hoàn cảnh riêng của họ; Việt Nam ta có đặc điểm của ta và do đó phải kiên quyết giữ vững đường lối độc lập tự chủ.... Việt Nam cách mạng nên lúc nào cũng có nhiều kẻ thù rình rập mà!. Với Bác Tổng, nhân dân có nhiều loại, ai nghe theo Đảng là nhân dân yêu nước, ai không nghe theo là phản động hoặc "diễn biến..."  Đó là tất cả lý do tại sao không nên ghi quy chế Tổng Bí thư Đảng kiêm Chủ tịch nước vào Hiến pháp mà cứ để lỏng lẻo để tiếp tục làm thí điểm dài dài cho nó tiện và chắc ăn (!). Chuyện này Đảng đã tính kỹ rồi; còn việc thực hiện dân chủ đâu có gì quan trọng, đàng nào Đảng cũng vì lợi ích nhân dân. Nhưng trước hết và trên hết phải vì sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bỏ ghi họ tên cha và mẹ trên chứng minh nhân dân

Sau bao tốn kém thời gian công sức và tiền bạc, cái ý tưởng không giống ai đã bị xếp vào sọt rác. Đó chỉ là một trong rất nhiều minh chứng về nền hành chính công rườm rà được vận hành bởi những quan chức tham, sân, si.., nhàn cư vi bất thiện. Sở dĩ họ đưa ra "sáng kiến" ghi tên cha mẹ vào CNND vì nó có lợi đôi đường: Nhìn vào CMND là biết con ông/bà lớn nào để không phạm úy, đồng thời để đồng đội nhận biết con của nhau mà tha tội. Chỉ vì một lợi ích cá nhân cỏn con mà rách việc thế đấy! -(Bách Việt).  

Theo TTXVN ngày 18/9/2013, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 3/2/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007.

Theo Nghị định mới, sẽ bỏ phần ghi tên cha, mẹ trên chứng minh nhân dân. Bỏ cụm từ "họ và tên cha," "họ và tên mẹ" tại mặt sau của chứng minh nhân dân.

Ngoài ra, bổ sung cụm từ "Độc lập-Tự do-Hạnh phúc" vào bên dưới cụm từ "Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại mặt trước chứng minh nhân dân.

Về thời gian cấp mới, đổi, cấp lại chứng minh nhân dân, theo Nghị định 05/1999/NĐ-CP, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày (ở thành phố, thị xã) và 30 ngày (ở địa bàn khác).

Tại Nghị định 106/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung như sau: kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục theo quy định, cơ quan Công an phải làm xong chứng minh nhân dân cho công dân trong thời gian sớm nhất.

Thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân tại thành phố, thị xã là không quá 7 ngày làm việc đối với trường hợp cấp mới, cấp đổi; 15 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại.

Còn tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo, thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân đối với tất cả các trường hợp là không quá 20 ngày làm việc; các khu vực còn lại thời gian giải quyết việc cấp chứng minh nhân dân là không quá 15 ngày làm việc đối với tất cả các trường hợp.

Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 2/11/2013.

Đối với chứng minh nhân dân đã được cấp theo Nghị định 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Khi lịch sử bị hiểu sai

Trên thế giới lịch sử dân tộc bao giờ cũng dài hơn nhiều so với lịch sử quốc gia, thậm chí có những dân tộc biến mất hoặc không còn quốc gia. Mặc khác, hầu hết lịch sử của các dân tộc đều có thời kỳ tiền sử chủ yếu được lưu truyền bằng tuyền thuyết có khi hàng chục ngàn năm. Việt Nam không phải là một ngoại lệ. Điều may mắn là dân tộc Việt vẫn tồn tại với thực thể quốc gia đến ngày nay sau "ngàn năm Bắc thuộc" là một thời gian đủ dài để bị xóa dấu vết. Do đó, sẽ là sai lầm nếu bác bỏ truyền thuyết hoặc tin vào truyền thuyết một cách mù quáng như nó đã và đang diễn ra. 

Đó là lý do để chủ blog Bách Việt xin mạn phép các tác giả đăng lại nội dung dưới đây với một tiêu đề khác: "Khi lịch sử bị hiểu sai" với mong muốn rằng các nhà nghiên cứu hãy tập trung giải mã những khuất tất bằng chính những công trình nghiên cứu của bản thân, chứ không chỉ dựa vào tư liệu và sử sách của nước khác để tô vẽ hoặc bác bỏ truyền thuyết của dân tộc mình-Bách Việt. 
Kinh Dương Vương, Ông nội của Vua Hùng là sản phẩm văn hóa Tàu  (Ts Trần Trọng Dương) Theo blog Nguyễn Xuân Diện Kinh Dương Vương- ông là ai?
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Vừa qua, được biết tỉnh Bắc Ninh đã triển khai một dự án khôi phục và tăng quy mô xây dựng khu di tích thờ "Thủy tổ Kinh Dương Vương - ông nội của Vua Hùng", với vốn đầu tư 500 tỷ đồng. Thật là hãi hùng về con số chi phí khổng lồ này, trong khi tình hình kinh tế đang hồi bấn loạn, ngân khố cạn kiệt, nhân tâm đang xáo động.
"Ông nội của Vua Hùng" - chính điều này đã thôi thúc một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước cất công, một lần nữa truy tìm nguồn gốc của Kinh Dương Vương. Và thật bàng hoàng: Kinh Dương Vương phải chăng chỉ là một sự cóp nhặt của Ngô Sĩ Liên từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ Trung Hoa? Phải chăng, chúng ta đã và đang, và còn mãi về sau thờ một ông vua giả có nguồn gốc của Tàu?
Như trong bài viết trước đây, chúng tôi đã chứng minh rằng Đại Việt sử ký toàn thư- bộ sử quan trọng nhất của Việt Nam đề cập đến những sự kiện từ khởi thủy cho đến thế kỷ XVII- là một tư liệu được biên soạn trên tư duy đa nguyên "văn- sử- triết" của thời Trung Đại. Trong đó, bộ sử này đã sưu tập nhiều huyền thoại dân gian của đời sau để bù đắp cho những khuyết thiếu của sử liệu. Trong bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục đưa ra những cứ liệu để làm rõ hơn vấn đề tai hại trên. Đối tượng được đề cập đến ở đây chính là Kinh Dương Vương- một nhân vật được coi là thủy tổ của Việt Nam- phải chăng chỉ là một ảo ảnh diễn hóa từ nhân vật Kinh Xuyên trong tiểu thuyết truyền kỳ của Trung Quốc?


Cổng đền thờ Kinh Dương Vương có bốn chữ Hán đắp nổi THỦY TỔ ĐÀI MÔN,
ảnh: Thọ Bình, Bá Kiên, theo tienphong.vn

Kinh Dương Vương và tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương
Theo như cách trình bày ở Kỷ Hồng Bàng thị trong Toàn thư, Kinh Dương Vương tên là Lộc Tục, con cháu họ Thần Nông, vị vua khai sáng ra nước Xích Quỷ (quỷ đỏ). Vì thế Kinh Dương Vương này được Ngô Sĩ Liên coi như là là vị thủy tổ đầu tiên của người Việt và nước Việt. Chẳng những thế, Kinh Dương Vương còn lấy con gái của Động Đình Quân tên là Thần Long để sinh ra Sùng Lãm, tức Lạc Long Quân. Lạc Long Quân sau lấy Âu Cơ- con gái của Đế Lai, sinh ra trăm con trai, 50 con lên rừng, 50 con xuống bể. Vị con trưởng được nối ngôi cha, phong là Hùng Vương. Sử gia Ngô Sĩ Liên thế kỷ XV đã bình luận đoạn này như sau: "Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thủy tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao?"[1]. Kể từ sau Ngô Sĩ Liên, phần lớn các bộ lịch sử Việt Nam đều công nhận Kinh Dương vương là thủy tổ của nước Việt. Ví dụ như sách Thiên Nam minh giám (thế kỷ XVII) mở đầu như sau:
"1- Tượng mảng xưa sách trời đã định,
Phân cõi bờ xuống thánh sửa sang,
Nước Nam từ chúa Kinh Dương,
Tày nhường phải đạo mở mang phải thì.
5- Tới Lạc Long nối vì cửu ngũ,
Thói nhưng nhưng no đủ đều vui,
Âu Cơ gặp gỡ kết đôi,
Trổ sinh một bọc trăm trai khác thường.
Xưng Hùng Vương cha truyền con nối,
10- Mười tám đời một mối xa thư,
Cành vàng lá ngọc xởn xơ,
Nước xưng một hiệu năm dư hai nghìn."[2]
Đến thế kỷ XVII, Kinh Dương Vương đã chính thức được văn hóa dân gian đưa vào thờ làm vị thủy tổ trong đền ở thôn Á Lữ, xã Đại Đồng Thành, huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh (ngày nay). Năm 1840, đền cho dựng bia đá "Kinh Dương Vương lăng". Năm 1940, đời vua Bảo Đại, đền làm thêm hai đại tự "Nam Tổ miếu" và "Thần truyền thánh kế". Năm 2000, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm đã về thăm đền và để lại bút tích gợi ý tỉnh Bắc Ninh có đề xuất lên trung ương nâng cấp cơ sở thờ tự của tổ tiên. Năm 2009, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết cũng đã đến thăm đền và để lại những lời kỷ niệm sâu sắc về cội nguồn dân tộc[3]. Năm 2012, các tác giả Trần Quốc Thịnh, Đỗ Văn Sơn, Biện Xuân Phẩm đã xuất bản cuốn sách “Nam Bang Thủy Tổ Kinh Dương Vương” - Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Sách tập hợp các tư liệu từ “Đại Việt Sử ký toàn thư”, “Lĩnh Nam chích quái”, “Thủy Kinh chú”… từ các truyền thuyết, văn bia, thần phả, thần tích cũng như công trình nghiên cứu, tham luận của các học giả, nhà sử học. Ngày 25 tháng 2 năm 2013, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức lễ hội kỷ niệm 4892 năm Đức thủy tổ khai sinh mở nước. Đến dự lễ khai hội có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân và lãnh đạo một số Bộ, ngành.


Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cùng các đại biểu dâng hương tưởng niệm Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương. Ảnh: dangcongsan.vn -

Sau lễ dâng hương, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã dự lễ khởi công Dự án tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích Lăng và Đền thờ Kinh Dương Vương. Theo quy hoạch đã được tỉnh Bắc Ninh phê duyệt, dự án có tổng diện tích gần 40ha, gồm không gian bảo tồn di tích, không gian phát huy giá trị di tích, không gian quản lý và dịch vụ phụ trợ, với nguồn vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng[4]. Như vậy, sau nhiều trăm năm tồn tại, tín ngưỡng thờ Kinh Dương Vương đến nay đã chính thức được sự đồng thuận của nhà nước.
Kinh Dương Vương- từ nhân vật của truyện truyền kỳ Trung Hoa
Tuy nhiên, như ngay ở đầu bài viết, chúng tôi có ý nghi vấn rằng, Kinh Dương Vương chưa chắc đã là một nhân vật lịch sử có thật, mà có thể đó chỉ là một sự nhầm lẫn của Ngô Sĩ Liên khi ông đã sưu tầm một câu chuyện văn học để mở đầu cho một công trình sử học của nước nhà. Chứng cớ nào đề chúng tôi có thể đi đến nghi ngờ như vậy?
Chứng cứ nằm ngay trong Toàn thư, sau khi viết về lai lịch, cuộc đời của Kinh Dương Vương, Ngô Sĩ Liên đã viết: “Xét Đường kỷ chép: thời Kinh Dương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Động Đình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên, bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Động Đình Quân. Thế thì Kinh Xuyên và Động Đình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi”[5]. Nhưng chúng ta còn thấy chuyện này được chép trong sách Lĩnh Nam chích quái (một tác phẩm văn học sưu tầm những chuyện quái dị ở Lĩnh Nam) của Trần Thế Pháp (thế kỷ XIV?)[6], rồi sau đó lại được sao chép nguyên vẹn vào trong thần tích của Mẫu Thoải tại Tuyên Quang[7].
Cần nhắc lại ở đây ghi chép về nguồn Đường kỷ của Ngô Sĩ Liên là một gợi ý hữu ích cho những người nghiên cứu sau này. Từ gợi ý đó, một số học giả đã tìm ra cả chục văn bản văn học Trung Quốc có chép câu chuyện này. Lần xa hơn nữa, các học giả đều thống nhất cho rằng, truyện Kinh Dương Vương có sự sao chép từ tiểu thuyết Liễu Nghị truyện (柳毅傳) do Lý Triều Uy sáng tác vào đời Đường[8]. Truyện có thể tóm tắt như sau: Liễu Nghị là một nho sinh thi trượt, trên đường gặp một thiếu phụ chăn dê xinh đẹp nhưng dáng vẻ tiều tụy. Người phụ nữ ấy nói rằng mình là con gái của Long Vương ở hồ Động Đình, vốn lấy con trai thứ của Kinh Xuyên, nhưng bị bạc đãi, bắt đi chăn dê, nên muốn nhờ Liễu Nghị chuyển thư đến cho cha để báo tình cảnh của mình. Liễu Nghị đem thư xuống Long cung. Em trai Long Vương là Tiền Đường giận quá nên giết con trai của Kinh Xuyên, cứu cháu về, rồi định gả cho Liễu Nghị. Nghị từ chối, xin về, được Long vương ban cho nhiều vàng bạc châu báu. Sau Liễu Nghị lấy vợ, lần nào lấy xong vợ cũng chết. Con gái Long Vương thấy vậy bèn nhớ lại duyên cũ, muốn báo đáp bèn hóa làm người con gái xinh đẹp mà lấy Liễu Nghị làm chồng. Sau hai vợ chồng đều thành tiên[9].
“Liễu Nghị truyện” được coi là một truyện truyền kỳ sớm nhất của Trung Quốc. Từ cuối đời Đường, truyện được lưu hành rộng rãi trong dân gian. Đến thời Tống trở đi, truyện Liễu Nghị được Thượng Trọng Hiền chuyển thể sang kịch bản tạp kịch với tên “Động Đình hồ Liễu Nghị truyền thư”[10]. Liễu Nghị đã trở thành một tích truyện rất được ưa thích trong văn hóa diễn xướng của người Trung Quốc. Hàng loạt các tác phẩm nổi tiếng đã ra đời, như nhà Tống có Liễu Nghị đại thánh nhạc, nhà Kim có Liễu Nghị truyền thư của Gia Cùng Điệu, triều Nguyên có Liễu Nghị Động Đình long nữ (Nam hí), thời Minh Thanh có Quất bồ ký của Hứa Tự Xương, Long tiêu ký của Hoàng Thuyết, Long cao ký của Dương Ban, Thẩn trung lâu của Lý Ngư, Thừa long giai thoại của Hà Phủ[11].
Cho đến nay, Liễu Nghị truyền thư (còn có tên Thủy tinh cung, Liễu Nghị kỳ duyên) vẫn được người Trung Quốc coi như là một kịch mục kinh điển của hý kịch Trung Hoa. Từ năm 1952, vở kịch này đã nhiều lần được dàn dựng bởi các đạo diễn khác nhau, số lần trình diễn có lẽ là khá nhiều, hiện chưa thể thống kê hết được[12]. Không những thế, tích truyện này đang có xu hướng được áp dụng sang các hoạt động văn hóa khác hiện nay ở Trung Quốc. Ví dụ, người ta lấy đề tài này làm tranh khắc ván, thư họa truyền thống (thủy mặc).

Ngày 17 tháng 7 năm 2004, Bưu cục Quốc gia Trung Quốc đã phát hành seri tem “Dân gian truyền thuyết- Liễu Nghị truyền thư”, gồm 4 con tem với 4 hoạt cảnh: “Long nữ gửi thư”, “Thư gửi Động Đình”, “Cốt nhục đoàn tụ”, và “Nghĩa trọng tình thâm”[13].
Và những nhận định của sử gia đời sau
Đến đây có thể nhận định về nguồn gốc của các mô típ, các nhân vật, cũng như địa danh trong truyện Kinh Dương Vương được chép trong Đại Việt sử ký toàn thư. Ngô Sĩ Liên đã tình cờ đem một số chi tiết của truyện Liễu Nghị để ghép với các huyền thoại khác như Lạc Long Quân- Âu Cơ, và coi đó như là nguồn gốc khởi đầu cho sự xuất hiện của Hùng Vương- cái triều đại mà người Việt ngày nay coi như là lịch sử đích thực của mình. Nhưng, với một tác phẩm có ảnh hưởng lớn như vậy, các nhà Nho Việt Nam trong nhiều thế kỷ hẳn cũng phải biết đến. Bằng chứng là nhà thơ nổi tiếng Thái Thuận (Tiến sĩ 1475) cũng đã sáng tác bài thơ Liễu Nghị truyền thư. Nhưng đó là chuyện của văn học.
Còn với tư cách là những người viết sử, không ít sử gia thời Trung Đại đã phản đối cách lắp ghép của Ngô Sĩ Liên. Đầu tiên, phải kể đến những nhận định của Ngô Thì Sĩ trong Đại Việt sử kí tiền biên. Ông viết: “Nay xét phần Ngoại kỉ chép: Năm Nhâm Tuất thì bắt đầu Giáp Tí là năm nào? Ghi chép tên húy Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân sao riêng lược bỏ Hùng Vương? Thời Ngũ Đế trở về trước thì chưa từng gọi là vương. Xích Quỷ là tên nào, mà lại để làm tên nước. Một loạt hoang đường càn rỡ đều là đáng bỏ đi. Cái lỗi ấy là tại kẻ hiếu sự thấy trong Liễu Nghị truyền thư. Trong truyện nói con gái vua Động Đình gả cho con thứ của Kinh Xuyên Vương, tưởng càn Kinh Xuyên là Kinh Dương. Đã có vợ chồng thì có cha con, vua tôi, nhân đó mà thêu dệt thành văn, cốt cho đủ số đời vua, nhà làm sử theo đó mà chọn dùng, và cho đó là sự thực. Phàm những chuyện lấy từ Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, cũng như Bắc sử lấy ở Kinh Nam Hoa và thiên Hồng Liệt đấy.”[14]
Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục (1856 - 1883) viết: “Vâng tra sử cũ, danh xưng Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân trong ‘Kỉ họ Hồng Bàng, vốn từ thời Thượng cổ, thuộc thuở hồng hoang, tác giả căn cứ vào cái không và làm ra có, sợ rằng không đủ độ tin cậy, lại phụ hội với Liễu Nghị truyện của nhà viết tiểu thuyết đời Đường, lấy đó làm chứng cứ”[15] . Chuẩn tâu những lời của sử quan, vua Tự Đức đã nhận định đây là những “câu truyện đề cập đến ma trâu, thần rắn, hoang đường không có chuẩn tắc” và kiên quyết loại Kinh Dương và Lạc Long ra khỏi chính sử bằng cách đưa xuống phụ chú dưới niên kỷ Hùng Vương, để “cho hợp với cái nghĩa lấy nghi truyền nghi”[16].
Qua những trình bày ở trên, độc giả đã phần nào mường tượng ra con đường thu nhận biến đổi tích truyện từ truyện Liễu Nghị đến truyện Kinh Dương. Đây sẽ là những tư liệu thú vị để nghiên cứu về tiếp xúc văn học văn hóa giữa Việt Nam và Trung Hoa. Đồng thời cũng là “mẫu sử liệu” thú vị cho giới nghiên cứu khám nghiệm và giám định. Đến đây, chúng tôi xin mượn lời của giáo sư Liam Christopher Kelley (Đại học Hawaii) để kết thúc bài viết này: trải qua nhiều thế kỷ, những truyền thống mà họ [các sử gia] sáng tạo đã trở thành cái tự nhiên thứ hai (second nature). Thực tế, trong nửa thế kỷ qua, dưới sự ảnh hưởng của chủ nghĩa dân tộc, những truyền thống được sáng tạo ấy (invented traditions) đã và đang trở thành những sự thực không thể thay đổi[17].
Ts Trần Trọng Dương
[1] Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. Nội các quan bản. Bản khắc in. Bản dịch. 1998. Tập 1. Ngô Đức Thọ dịch chú, Hà Văn Tấn hiệu đính. Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. tr.131-133.
[2] Trịnh thị. (1624-1657). Thiên Nam minh giám. tr.4a. (Thư viện Khoa học Xã hội thành phố Hồ Chí Minh , ký hiệu HNv.006) trang 1a. Tham khảo phần phiên khảo của Hoàng Thị Ngọ, (1994). Nxb Văn học. Hà Nội.
[3] Thọ Bình - Bá Kiên. Đầu năm thăm lăng Kinh Dương Vương ( ông nội vua Hùng ). Theo tienphong.vn
[4] Việt Cường. Bắc Ninh khai hội Kinh Dương Vương. http://vtv.vn
[5] Chính Hòa thứ mười tám (1697). Đại Việt sử ký toàn thư. sdd. tr.133.
[6] Trần Thế Pháp. (XIV?). Lĩnh Nam chích quái. ký hiệu. A.1200 (Viện NC Hán Nôm), tr.4a-4b.
[7] Nguyễn Thanh Tùng. 2010. Giao lưu tiếp biến văn hoá Trung - Việt trong lịch sử: khảo sát sự tiếp nhận tích truyện Liễu Nghị truyền thư ở Việt Nam thời trung đại. Hội thảo Quốc tế giao lưu Văn hóa Việt Nam Trung Hoa. Tp Hồ Chí Minh.
M. Durrand. 1959. Technique et Pantheon des médiems Vietnamien. BEFEO. Vol.XLV, Paris. [chuyển dẫn Ngô Đức Thịnh. 2009. Đạo mẫu Việt Nam.(Tập 1) Nxb Tôn giáo. Hà Nội. tr.63- 64.
[8] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. Trung Quốc văn học đại từ điển (thượng). Thượng Hải từ thư xuất bản xã. Thượng Hải. tr.277.
[9] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr.409.
Bản dịch tiếng Việt có thể tham khảo : Lí Triều Uy, Liễu Nghị truyện, Xuân Huy dịch, in trong “Tuyển dịch một số truyện truyền kì ưu tú thời Đường Tống”, Tạp chí Hán Nôm, 1990. – Số 2 (9). - Tr.90-109.
[10] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr. 831.
[11] Tiền Chung Liên vcs (tổng chủ biên). tb2000. sdd. Tr. 831.
[12] Quý vị có thể copy chữ Hán “柳毅传书” xem các trích đoạn vở kịch này trên http://www.youtube.com
[13] http://www.fhstamp.com/bbs/read.php?tid=784
[14] Ngô Thì Sĩ (soạn), Ngô Thì Nhậm (tu đính). 1800 (khắc in). Đại Việt sử ký tiền biên. Bắc Thành học đường tàng bản. Ký hiệu A2/2-7. Lê Văn Bảy, Dương Thị The, Nguyễn Thị Thảo, Phạm Thị Thoa (dịch), Lê Duy Chưởng (hiệu đính). Nxb KHXH.H.1997. tr.40.
[15] Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), Khâm định Việt sử thông giám cương mục, quyển I, Thư viện Quốc gia Hà Nội, kí hiệu: R.591, tờ 4a- 5b.
[16] Quốc sử quán triều Nguyễn (1856 - 1883), sdd. R.591, tờ 9b-10a.
[17] Liam C. Kelley. The Biography of the Hồng Bàng Clan as a Medieval Vietnamese Invented Tradition. Journal of Vietnamese Studies Vol. 7, No. 2 (Summer 2012), p. 122.
 Nguồn: Tia Sáng và đưa lại trên tranhung09.blogsspot.com 

Tìm kiếm Blog này