Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2013

Lời bình nhân cái chết (*) của Tướng Giáp

Có thể nói Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là một trong số ít vĩ nhân được ca ngợi với rất ít tranh cãi không chỉ tại Việt Nam  mà cả trên thế giới. Quả vậy, Ông là một vĩ nhân thực thụ, không chỉ lúc sinh thời mà đến lúc qua đời vẫn tỏa sáng. Sự vĩ đại này không phải bất cứ vĩ nhân nào cũng có nếu thấy rằng không ít những vĩ nhân vừa có công vừa có tội và cũng không ít người tự mình hoặc bị người khác hủy hoại thanh danh vào giai đoạn cuối đời.


Bác Hồ với Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Tướng Giáp chụp với  Cụ Hồ năm 1962 (ảnh tư liệu)
Thiết nghĩ không cần nhắc lại về những lời ngợi ca mà thế giới dành cho con người vĩ đại này. Chỉ xin đề cập đến một khía cạnh mà có lẽ nhiều người quan tâm theo dõi, đó là nơi an nghỉ cuối cùng của Đại tướng. 

Theo một thông báo chính thức mới công bố, ý nguyện của Đại tướng và gia đình là được chôn cất tại quê nhà Quảng Bình (địa điểm cụ thể chưa thấy nói). Nếu đúng vậy thì đó là một ý nguyện sáng suốt, nhất là xét trong bối cảnh Việt Nam ngày nay đang rất thịnh hành trào lưu quan cách và người ta ra sức "phấn đấu" để được chôn tại Nghĩa trang Mai Dịch.... Xét trong bối cảnh đó thì đây là một chỉ dấu nữa cho thấy tầm vĩ nhân của Tướng Giáp. 

Vào lúc này hãy còn sớm để đánh giá toàn bộ về vấn đề này, nhưng có một điều chắc chắn là việc an táng Đại tướng tại quê nhà sẽ đem lại luồng sinh khí mới cho vùng quê nơi đã sinh ra vị tướng lĩnh tài ba, và đó là ý nghĩa nhân văn to lớn chỉ có ở một người lúc sinh thời được đồng đội gọi thân mật là "Anh Văn". Hy vọng rằng người dân  Lệ Thủy, Quảng Bình và cả dãy đất miền Trung xa xôi nghèo khó sẽ được thụ hưởng những lợi ích từ cái chết của Ông mang lại, không chỉ bây giờ mà cho nhiều đời sau, trong đó hiệu ứng trực tiếp là sự khích lệ tinh thần đối với dân chúng đồng thời tạo ra một "thương hiệu" khai thác tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình và miền Trung nói chung. Hy vọng rằng cái chết của Đại tướng sẽ giúp hồi sinh vùng đất nơi đây. Đó là giá trị vô giá so với việc chôn Ông tại Nghĩa trang Mai Dịch.             

Nhân sự kiện này,  không khỏi nuối tiếc cho trường hợp Cụ Hồ đã không được thực hiện theo mong muốn cuối cùng mà Người đã cẩn  trọng ghi trong Di chúc, đại ý là chớ nên điếu phúng linh đình tốn kém tiền bạc, mà đem hỏa táng rồi chôn trên một quả đồi gần Tam Đảo, tại đó trồng nhiều cây xanh thành rừng có lợi cho phong cảnh và nông nghiệp. Người còn dặn "Nếu tôi qua đời trước ngày nước ta được thống nhất thì nên gửi một ít tro xương cho đồng bào miền Nam". Tiếc thay giới lãnh đạo kế tiếp nói quá nhiều về "tầm nhìn vi mô, vĩ mô" nhưng không thấy một điều đơn giản như vậy! Phải chăng Tướng Giáp-người học trò trung thành-đang thực hiện ý nguyện của Cụ Hồ? Mong thay giới lãnh đạo đất nước ngày nay học những điều thiết thực từ thế hệ Hồ Chí Minh-Võ Nguyên Giáp, biết đâu rồi đây nhiều vị đang trù tính chọn cho mình một nơi an nghỉ cuối cùng tại quê hương bổn quán cũng nên (?)   

(*) Người viết có ý dùng từ "chết" để nhấn mạnh ý nghĩa của sự sống và cái chết.  

  

12 nhận xét:

  1. Đúng vậy, Đại tướng chắc chắn đã suy nghĩ rất kỹ vấn đề này, nơi ĐT yên nghỉ hàng năm sẽ có hàng trăm ngàn lượt người đến tham quan, đóng góp nên nguồn thu cho nhân dân miền Trung và Quảng Bình nói riêng.

    Trả lờiXóa
  2. "..Người dân Lệ Thủy, Quảng Bình và cả dãy đất miền Trung xa Trung ương và nghèo khó sẽ được thụ hưởng những lợi ích từ cái chết của Ông mang lại, không chỉ bây giờ mà cho nhiều đời sau, trong đó hiệu ứng trực tiếp là sự khích lệ tinh thần đối vói dân chúng đồng thời tạo ra một "thương hiệu" để khai thác tiềm năng du lịch và phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Bình nói riêng và và miền Trung nói chung. Hy vọng rằng cái chết của Đại tướng giúp hồi sinh vùng đất nơi đây. Đó là giá trị vô cùng lớn so với việc nếu ông an nghĩ tại Nghĩa trang Mai Dịch. Xin nghiêng mình kính cẩn trước anh linh Đại tướng, cầu mong Người tiếp tục dẫn dắt dân tộc đến bến bờ độc lập, tự do hạnh phúc như đã hằng mong muốn. "..Tôi đọc đoạn văn này thấy có điều gì...?Chưa hiểu ý định của tác giả..!

    Trả lờiXóa
  3. Đừng dùng từ "...nhân cái chết của Tướng Giáp" nghe không lọt tai và có vẻ không phải là dân viết lách

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiểu ý bạn Nặc danh...có thể thay vào bằng những từ "sự ra đi", "qua đời", "tạ thế" v.v...đều là những từ hay nhưng ở đây tôi muốn nhấn mạnh về "sự sống và cái chết".

      Xóa
  4. Chưa có gì chứng minh tầm vĩ đại của tướng Giáp khi chọn mai táng ở
    quê hương QB,thưa bác TKN.? Khẳng định này chưa chắc đã đúng vì
    biết đâu ông không muốn nằm chung với nhiều người từng trù dập mình
    xuống tận đáy bùn đen,dù mưu toan của họ không thành công mấy !
    Điều nữa là không chừng nay mai tỉnh QB.sẽ xin làm những công trình
    hoành tráng để tôn vinh tướng Giáp thì sao ? Còn qúa sớm để đưa ra
    bất cứ khẳng định nào !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đồng ý với bạn Nặc danh. Nhưng nếu nhìn sự việc theo hướng tích cực thì việc Đại tướng chọn về quê an nghỉ là bình thường và có lợi cho quê hương đất nước. Còn những gì đã và có thể sẽ xảy ra là chuyện hoàn toàn khác, và đó là vấn đề vốn dĩ của đất nước này.

      Xóa
    2. Tại sao cứ nhất thiết phải nhìn "theo hướng tích cực"?

      Tô hồng bao nhiêu năm chưa đã ư?

      Dù an táng ở đâu, Mai Dịch hay Vũng Chùa, thì ông Giáp ...ĐÃ LÀ... ông Giáp. Chẳng phải vì có cái thằng chậm châm không còn gì để nịnh bợ nay cố kiếm lấy cái nốt ruồi son ở chỗ ...kín mà chuyển " Lão Đại" từ đen thành ...trắng được! Rõ chưa?

      Xóa
  5. Chỉ có những người kém sáng suốt , trong đầu đặc quánh một tư tưởng sặc mùi đẳng
    cấp hủ bại của bọn vua quan phong kiến mới thích ''phân biệt đẳng cấp'' cả ở chỗ vùi
    cái hình hài vôtri thối rữa trong cát bụi ! Ôi ! Đất nước tôi, bao giờ con người mới được bình đẳng , khi mà còn mang thói phân biệt đẳng cấp đến cả nấm mồ !?Sự quyết định trở về nằm trên mảnh đất sinh ra mình ,quả là quyết định tuyệt vời sáng
    suốt của Cụ Võ Nguyên Giáp ! Kẻ dân quê này xin nghiêng mình Kính viếng linh hồn
    Cụ !

    Trả lờiXóa
  6. " Xin nghiêng mình trước anh linh Đại Tướng, cầu mong anh linh cuả Người DẪN DẮT dân tộc đến bến bờ ĐỘC LẬP-TỰ DO- HẠNH PHÚC...".

    Ông Trần Kinh Nghị ơi, hoặc là ông ...mù hoặc là ông không biết liêm sỉ là gì. Mấy chục năm có "Người", dân tộc đã "nếm" đủ cả mùi lẫn vị cuả ĐL- TD -HP, ông còn đòi gì? Nhược bằng, "dân tộc' ta có yêu cầu cao hơn, thì đã có "bánh' cuả bác Chế!

    Sống còn phải dùng đến chữ (nhẫn) NHỤC thủ mình, chết còn "dẫn dắt" được...ai?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người vô liêm sỉ là người không phục thiện. Phê phán chửi bới thì dễ..., vubui thử làm một việc gì có ích cho xã hội xem có làm không?

      Xóa
    2. vybui cũng là một trong những người cực đoan, bác Nghị chấp làm gì. Nếu là người thành thực, ông ta nên tự vấn mình đã làm gì cho quê hương, đất nước hay chỉ giỏi chửi đổng mà thôi.

      Xóa
  7. Hay, rất hay !
    Chắc chắn sẽ có không ít người đang tư duy khi chết muốn về quê !
    Vì khi Quan bây giờ kiểu gì cũng xây dựng cho quê hương họ ít nhiều tùy vào Quan lớn hay quan nhỏ,,
    Cảm ơn !

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này