Nhân ngày thành lập Ủy ban Kiểm tra trung ương (của Đảng)-16/10/1948-16/10/2013, các vị lãnh đạo và phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt ca ngợi sự "trưởng thành vượt bậc" về số lượng và chất lượng của ngành Kiểm tra. Mới nghe thật phấn khởi, nhất là người trong ngành rất đỗi tự hào. Sao không (?), nếu biết khi mới thành lập chỉ có 3 biên chế đến nay đã có hơn 6.000 cán bộ chuyên trách từ cấp quận, huyện trở lên và hơn 65.000 cán bộ kiểm tra kiêm chức, tức là tăng hơn chục vạn lần. Nội dung công việc tất nhiên là rất lớn, nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu... vì tình trạng sai phạm ngày càng nhiều và nghiêm trong hơn bởi chính đội ngũ công chức ngày càng phình to.
Trên đây là một trong hàng vạn trường hợp cho thấy cách nhìn và đánh giá vế sự "lớn mạnh" vốn rất phổ biến ở nước ta. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả thi (nếu không nói là "bất lực") trong cái gọi là "cải cách hành chính" tại đất nước này? Ca ngợi và tự hào như thế có khác nào khuyến khích việc tăng cường biên chế vô tội vạ bất chấp tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu dân số và ngân sách quốc gia ( Được biết Việt Nam hiện có gần 90 triệu dân nhưng có tới 25 triệu người "làm công ăn lương" nếu kể các công ty nhà nước và lực lượng vũ trang). Có lẽ chỉ Việt Nam mới 2 bộ máy với đầy đủ các cơ quan, ban ngành ngang dọc, đó là Đảng và Nhà nước. Trong khi đại đa số nước trên thế giới chỉ có 1 nguyên thủ quốc gia thì Việt Nam có tới 4 vị cùng tương đương "nguyên thủ quốc gia", đó là là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, tạo thành một "cơ chế" chồng chéo rườm rà kém hiệu quả. Vị nào cũng có quyền ký kết các văn kiện hợp tác với nước ngoài nhưng phần thực hiện là "của chung". Khi đi thăm nước ngoài vị nào cũng sử dụng chuyên cơ với đoàn tùy tùng hùng hậu; khi đón một nguyên thủ nước ngoài thì cả bốn vị đều tham gia như kiểu "bốn chọi một"...!
Thử nhẩm tính xem cần bao nhiêu tiền và lấy đâu ra cho đủ để trả lương cho đội ngũ công chức đông đảo như vậy(?) Và cũng rất khó mỗi khi ngồi lại bàn xem nên "cắt giảm" ai, vị trí chức vụ nào, v.v.... Có lẽ đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhùng nhằng tắc tị của chủ trương cắt giảm biên chế đã có từ ngót nửa thế kỷ nay; càng hô hào cắt giảm thì nó càng phình to./.
Trên đây là một trong hàng vạn trường hợp cho thấy cách nhìn và đánh giá vế sự "lớn mạnh" vốn rất phổ biến ở nước ta. Phải chăng đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất khả thi (nếu không nói là "bất lực") trong cái gọi là "cải cách hành chính" tại đất nước này? Ca ngợi và tự hào như thế có khác nào khuyến khích việc tăng cường biên chế vô tội vạ bất chấp tình trạng mất cân đối nghiêm trọng cơ cấu dân số và ngân sách quốc gia ( Được biết Việt Nam hiện có gần 90 triệu dân nhưng có tới 25 triệu người "làm công ăn lương" nếu kể các công ty nhà nước và lực lượng vũ trang). Có lẽ chỉ Việt Nam mới 2 bộ máy với đầy đủ các cơ quan, ban ngành ngang dọc, đó là Đảng và Nhà nước. Trong khi đại đa số nước trên thế giới chỉ có 1 nguyên thủ quốc gia thì Việt Nam có tới 4 vị cùng tương đương "nguyên thủ quốc gia", đó là là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội, tạo thành một "cơ chế" chồng chéo rườm rà kém hiệu quả. Vị nào cũng có quyền ký kết các văn kiện hợp tác với nước ngoài nhưng phần thực hiện là "của chung". Khi đi thăm nước ngoài vị nào cũng sử dụng chuyên cơ với đoàn tùy tùng hùng hậu; khi đón một nguyên thủ nước ngoài thì cả bốn vị đều tham gia như kiểu "bốn chọi một"...!
Thử nhẩm tính xem cần bao nhiêu tiền và lấy đâu ra cho đủ để trả lương cho đội ngũ công chức đông đảo như vậy(?) Và cũng rất khó mỗi khi ngồi lại bàn xem nên "cắt giảm" ai, vị trí chức vụ nào, v.v.... Có lẽ đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nhùng nhằng tắc tị của chủ trương cắt giảm biên chế đã có từ ngót nửa thế kỷ nay; càng hô hào cắt giảm thì nó càng phình to./.
Ngành đầu tư xây dựng nhà xác cũng rất tự hào về sự lớn mạnh của mình.
Trả lờiXóaTừ chỗ gần như không có gì, nay nó đã lớn mạnh "hơn mười lần xưa", và trông thật là "đàng hoàng hơn, to đẹp hơn"