Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Tư liệu...+(3)

Quân đội làm Kinh tế: Tướng tá vừa ăn Lương Nhà nước vừa chia Lợi nhuận kinh doanh, không rõ viêc đóng thuế và kiểm toán... như thế nào?    

Hiện tại, Bộ quốc phòng đang quản lý hơn 110 doanh nghiệp, hoạt động đa dạng trên nhiều lĩnh vực kinh doanh như: Cơ khí, hóa chất; Nông, lâm và hải sản; Điện, điện tử, viễn thông; Dệt may, da giày; Thực phẩm, đồ uống, dược phẩm; Thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ; Thương mại và dịch vụ; Xây dựng, Vật liệu xây dựng…
Thiếu tướng là cấp bậc cao nhất cho Tổng giám đốc Tổng Công ty
Thiếu tướng là cấp bậc cao nhất cho Tổng giám đốc Tổng Công ty.

Trực thuộc và chịu sự quản lý của Bộ Quốc Phòng, các doanh nghiệp quân đội tùy theo quân số (số lượng quân nhân, công nhân viên, nhân viên), tính chất và nhiệm vụ sẽ đóng vai trò tương đương một Quân khu/Quân chủng (Tập đoàn Viettel), Quân đoàn/Binh chủng (Các Tổng công ty), hoặc Sư đoàn (Các công ty).
Theo nghị định số 44/2005/NĐ-CP do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 5-4-2005, quy định nhóm chức vụ chuẩn và cấp bậc quân hàm cao nhất tương ứng của sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam:

(Các quân hàm Chuẩn đô đốc/Phó Đô Đốc/Đô Đốc dùng cho binh chủng hải quân)
(Các quân hàm Chuẩn đô đốc/Phó Đô Đốc/Đô Đốc dùng cho binh chủng hải quân) .

Theo đó, Tập đoàn Viettel - tập đoàn kinh tế duy nhất của quân đội - cũng là doanh nghiệp quân đội duy nhất có TGĐ giữ quân hàm Trung tướng, đó là Trung tướng Hoàng Anh Xuân - Tổng giám đốc Viettel.
Quân hàm này tương tương ứng với chức vụ Tư lệnh Quân khu/Quân chủng/Chủ nhiệm tổng cục. Quân số Viettel hiện có hơn 30.000 người, cũng tương đương 1 quân đoàn.
Hai lãnh đạo khác của Tập đoàn Viettel đã được phong quân hàm Thiếu tướng là các Phó Tổng giám đốc: Dương Văn Tính (Bí thư Đảng ủy) và ông Nguyễn Mạnh Hùng.
Tại các Tổng công ty Quân đội (tương đương các Quân đoàn/Binh chủng), chức vụ Tổng giám đốc (tương đương Tư lệnh) và Bí thư Đảng ủy (tương đương Chính ủy) của các đơn vị này, cấp bậc quân hàm cao nhất được trao là Thiếu tướng.
Các Tổng giám đốc (~ Tư lệnh) và Chính ủy kiêm Phó Tổng giám đốc của Các Tổng Công ty đã được phong hàm cấp Thiếu tướng gồm:
Tổng Công ty xây dựng Trường Sơn (Binh đoàn 12):
- Thiếu tướng Lương Sỹ Nhung, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
- Thiếu tướng Trần Thanh Hải, Chính ủy Binh đoàn 12 kiêm Phó Tổng giám đốc.
Tổng Công ty 15 (Binh đoàn 15): Thiếu tướng Nguyễn Xuân Sang, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
Tổng Công ty Đông Bắc: Thiếu tướng Phạm Ngọc Tuyển, Tổng Giám đốc (Tư lệnh)
Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn: Thiếu tướng Nguyễn Đăng Nghiêm, Tổng Giám đốc (~Chuẩn Đô đốc)
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (VNH): Thiếu tướng Hà Tiến Dũng, Chủ tịch kiêm TGĐ
Tại các Công ty Quân đội (tương đương các Sư đoàn/Vùng hải quân/Vùng cảnh sát biển), Tổng giám đốc (tương đương Tư lệnh) và Chính ủy của các đơn vị này, cấp bậc quân hàm cao nhất được trao là Đại tá.
Theo quy định, việc bổ nhiệm chức vụ, phong, thăng quân hàm đối với lãnh đạo này là do:
- Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm Chủ nhiệm Tổng cục, Tư lệnh Quân khu, Tư lệnh Quân chủng, Tư lệnh Quân đoàn và các chức vụ tương đương; phong, thăng quân hàm Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân, Thiếu tướng, Chuẩn Đô đốc Hải quân;
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm các chức vụ và phong, thăng các cấp bậc quân hàm còn lại.
Theo cấp tổ chức, Quân đội Nhân dân Việt Nam từ thấp đến cao là Tiểu đội, Trung đội, Đại đội, Tiểu đoàn, Trung đoàn, Lữ đoàn, Sư đoàn (trước đây gọi là Đại đoàn), Cấp cao nhất là Quân đoàn (Binh đoàn).
Về mặt địa lý, đơn vị quân sự cao nhất là Quân khu, chỉ huy quân địa phương và một số binh đoàn, binh đội trực thuộc.
Ngày 26-6-1980, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 27, về việc Quân đội thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng kinh tế, sau đó, ngày 27-9-1980 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 579/QĐ-QP chuyển nhiệm vụ của các đơn vị lực lượng vũ trang từ huấn luyện quân sự sang nhiệm vụ xây dựng kinh tế, dưới hình thức các Công ty trong quân đội (tiền thân là các Sư đoàn/Binh đoàn).
Ngày 19-8-2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Công văn số 1455/TTg-ĐMDN về việc thành lập các Tổng Công ty hoạt động theo hình thức Công ty mẹ – Công ty con trên cơ sở tổ chức lại các Công ty TNHH một thành viên thuộc Bộ Quốc phòng, nhiều công ty đã chuyển đổi thành Tổng công ty.
Năm 2012, khối doanh nghiệp quân đội (100% vốn nhà nước) đạt doanh thu hơn 221 nghìn tỷ đồng (tăng 11% so với năm 2011), lợi nhuận đạt hơn 30 nghìn tỷ đồng (tăng 27% so với năm 2011), nộp ngân sách hơn 17 nghìn tỷ đồng (tăng 24% so với năm 2011), tạo việc làm và thu nhập ổn định cho 195 ngàn người, thu nhập bình quân người lao động 8,5 triệu đồng/người/tháng...
Theo Kỳ Anh CafeF/Tranhungo9


5 nhận xét:

  1. Hoàng Mạnh Tiếnlúc 18:01 23 tháng 2, 2013

    Có lẽ trên toàn thế giới và có thể từ xa xưa cả nhân loại chưa bao giờ ở đâu và khi nào quân đội của một quốc gia lại đi trực tiếp kiếm tiền như ở Việt Nam. Nhiệm vụ của quân đội đã hưởng lương, phụ cấp (lính nghĩa vụ) từ tiền thuế của dân chỉ duy nhất là bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân. Ở Việt Nam, quân đội đi buôn bán từ thượng vàng đến hạ cám là điều không thể chấp nhận.

    Trả lờiXóa
  2. Thời bình, một bộ phận Quân đội làm kinh tế để xây dựng, phát triển lực lượng đồng thời giảm bớt gánh nặng ngân sách là điều hiển nhiên. Trong lịch sử, nhà Lý đã đề ra chính sách "Ngụ binh ư nông", các triều đại Trần, Lê nối tiếp phát huy tốt chính sách này.
    Câu chuyện ba năm lại đây Viettel vượt qua cả PVN, EVN, TKV, (những doanh nghiệp bán tài nguyên đất nước)... để đứng đầu danh sách các doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam hẳn cũng gợi nên nhiều điều. Không cần lăn tăn nhiều về tính pháp lí trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp quân đội, bởi lẽ họ đều phải chịu điều chỉnh bởi các sắc luật như bất kì một doanh nghiệp dân doanh nào khác. Cũng không phải lo nhiều việc tướng tá đi buôn làm hại ngân sách, trong số gần 20 vạn người có việc làm và thu nhập ổn định trong các DN Quân đội, số người có quân hàm từ binh nhì cho đến trung tướng chỉ chưa tới 3% quân số mà chủ yếu là quản lí, chỉ huy - những người chịu trách nhiệm tạo công ăn việc làm cho người lao động.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dư luận viên Lê Anh nên trích dẫn số liệu cụ thể : bao nhiêu, nguồn gốc số liệu để tăng tính thuyết phục. Các tập đoàn nhà nước đang nổi tiếng dẫn đầu về tham nhũng và làm ăn thua lỗ mà.

      Xóa
  3. Dư luận viên Lê Anh lấy số liệu thuế ở đâu thế? Xin cho biết để khách quan hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Không biết đã có ai thống kê ở VN hiện nay có tổng cộng bao nhiêu tướng, tá? Tôi nghĩ con số này vô cùng lớn, so với các quốc gia khác trên thế giới. Ngay cả chỉ là phó CA phường mà hầu như phải là cấp tá trở lên thì phải??

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này