Một dấu hiệu đáng mừng là, trong dịp kỷ niệm chiến tranh biên giới ngày 17/2 năm nay dư luận công chúng Việt Nam tỏ ra quan tâm hơn mọi năm trước mặc dù trong khi Nhà nước vẫn tiếp tục chủ trương "yên lặng là vàng". Điều này không chỉ thấy trên cộng đồng blog mà cả trên các cộng đồng mạng khác như Facebook, Twitter ...với rất nhiều bài viết và bình luận. Đồng thời cũng bắt đầu tìm thấy sự đồng thuận quan điểm giữa "lề trái" và "lề phải" liên quan đến chủ đề này, trong đó đáng chú ý là việc Báo Thanh Niên đăng bài trả lời phỏng vấn của lão tướng Lê Văn Cương và trở thành "hot news" trong suốt tuần qua.
Tình hình trên cho thấy hoàn toàn phù hợp với quy luật quần chúng là động lực của tiến bộ xã hôi, và đó là một quá trình khó khăn, phức tạp, lâu dài như nó vốn vẫn vậy. Chỉ với một vấn đề tưởng chừng đơn giản như vậy, nhưng đất nước này đã và đang phải trả những cái giá quá đắt. Cuộc chiến tranh do kẻ thù ngoại xâm gây ra 33 trước nhưng vẫn để lại một cuộc chiến tranh khác trong nội bộ dân tộc. Bất chấp sự thật và những lý lẽ từ công luận, đặc biệt của những "người trong cuộc" như tướng Lê Văn Cương,. Nhà nước vẫn tiếp tục chủ trương tránh nhắc đến cuộc chiến xâm lược đó chỉ vì nó do Trung Quốc gây ra (!), kể cả trong bối cảnh chính kẻ xâm lược đó đang ráo riết xâm lấn biển đảo và đe dọa xâm lược. Nguyên nhân nào, nếu không phải là sự sai lầm trong cách tư duy của một bộ phận những người lãnh đạo đất nước? Chẳng lẽ từng ấy những bộ óc "tinh hoa" của dân tộc không thể nhận ra đâu là phải/trái?. Hay vì những lý do lợi ích cục bộ thiển cận họ cố tình quên đi những bài học của ông cha và cả bài học của chính mình?. Chẳng lẽ sự đóng góp ý kiến đầy tâm huyết của rất nhiều nhân sĩ và nhân dân trong và ngoài nước đều không thể chấp nhận được đối với họ?
Để trả lời những câu hỏi trên, trước hết xin trích nguyên văn lời của Lão tướng Lê Văn Cương mới đăng trên báo Thanh Niên (Những dòng gạch dưới là để nhấn mạnh):
"...vào những năm kỷ niệm chẵn 10, 15... hay gần đây nhất là 30 năm sau cuộc chiến tranh chống TQ xâm lược (2009), báo chí, truyền hình của VN gần như không đưa tin gì về sự kiện này. Đây là một sự thiếu sót lớn trên góc độ Nhà nước. Hơn thế nữa, đó là một sự xúc phạm đến linh hồn của những đồng bào, chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến tháng 2.1979 và gần mười năm sau đó. Họ nằm dưới mộ có yên không? Gia đình vợ con bạn bè và những người thân thích của họ sẽ nghĩ gì về chuyện này? Đã có ý kiến cho rằng nhắc đến những chuyện này cũng có nghĩa là kích động chủ nghĩa dân tộc. Tôi có thể khẳng định rằng nói như vậy là ngụy biện.
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua".
Trong khi chúng ta im lặng thì những dịp đó chúng tôi đã thống kê hệ thống phát thanh, truyền hình báo chí của TQ tung ra trung bình từ 600-800 tin, bài với những cái tít gần như có nội dung giống nhau về cái mà họ gọi là “cuộc chiến tranh đánh trả tự vệ trước VN”. Có thông tin cho rằng hiện tại có tới trên 90% người dân TQ vẫn quan niệm rằng năm 1979 Quân đội VN đã vượt biên giới sang tấn công TQ và bắt buộc TQ phải tự vệ đánh trả. Từ hàng chục năm nay, hệ thống tuyên truyền của TQ đã nhồi nhét vào đầu người dân TQ rằng cuộc chiến 1979 chỉ là cuộc phản công trước sự xâm lược của VN.
Theo tôi nghĩ, trong tuyên truyền đối nội và đối ngoại, cả ở kênh nhà nước, nhân dân và trên truyền thông, chúng ta phải làm rõ và góp phần làm cho nhân dân thế giới hiểu rõ bản chất của cuộc chiến tranh Việt - Trung 1979. Đồng thời góp phần làm cho hơn 1,3 tỉ người TQ biết được sự thật rằng vào ngày đó hơn 60 vạn quân TQ đã vượt biên giới xâm lược VN. Việc chúng ta im lặng hàng chục năm qua, theo tôi là không đúng. Việc nói ra cũng không liên quan gì chuyện kích động chủ nghĩa dân tộc. Hãy thử so sánh chuyện đó với việc TQ tung ra hàng nghìn bài báo xuyên tạc lịch sử từ hàng chục năm qua".
Qua những gì thể hiện trên công khai cho thấy, chủ trương không nhắc lai cuộc chiến tranh xâm lược biên giới 1979 là một trong những biện pháp được coi là "mềm dẻo, khôn khéo" mà Đảng và Nhà nước Việt Nam đang áp dụng để hy vọng làm hài lòng phía đối phương. Điều này không ai nhầm lẫn. Nhưng đó cũng là một cái bẫy mà phía Trung Quốc luôn giăng ra đối với Việt Nam. Muốn biết họ có thực lòng đón nhận thiện chí của ta hay không thì hãy nhìn vào những hành động của họ. Trong nhiều năm qua hành động đáp trả của phía TQ đều hoàn toàn ngược lại. Đó là những chiến dịch lấn chiếm biển đảo và de dọa chiến tranh ngày càng trắng trợn. Khuyên ta "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai..." nhưng Bắc Kinh lại tuyên truyền khuếch đại cuộc chiến như một thắng lợi vẽ vang... nhằm kích động dân chúng tiếp tục chính sách bành trướng.
Chúng ta, những người Việt Nam vẫn biết mềm dẻo là một chủ trương mang tính truyền thống dân tộc, coi đó là một trong những bí quyết thành công trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sau này. Nó là một bảo bối mà không chỉ giới đương chức mà cán bộ, quân nhân đã nghĩ hưu và nhân dân đều thấm nhuần. Âu đó cũng là điều dẽ hiểu nếu nhìn lại toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam gần đây. Chỉ có điều khác ở sự vận dụng vào từng tình huống hoàn cảnh cụ thể. Từ sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước, thế trận của Việt Nam dù muốn hay không đã hoàn toàn khác trước, trực tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn nhận bạn/thù cũng như việc vận dụng sách lược của Việt Nam Để khỏi trình bày dài , xin dẫn lại đường link tới bài viết cách đây không lâu của cùng tác giả để tiện tham khảo http://trankinhnghi.blogspot.com/2011/04/tran-viet-nam-can-mot-tu-duy-moi.html
Chúng ta, những người Việt Nam vẫn biết mềm dẻo là một chủ trương mang tính truyền thống dân tộc, coi đó là một trong những bí quyết thành công trong quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sau này. Nó là một bảo bối mà không chỉ giới đương chức mà cán bộ, quân nhân đã nghĩ hưu và nhân dân đều thấm nhuần. Âu đó cũng là điều dẽ hiểu nếu nhìn lại toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam gần đây. Chỉ có điều khác ở sự vận dụng vào từng tình huống hoàn cảnh cụ thể. Từ sau ngày giải phóng và thống nhất đất nước, thế trận của Việt Nam dù muốn hay không đã hoàn toàn khác trước, trực tiếp ảnh hưởng đến cách nhìn nhận bạn/thù cũng như việc vận dụng sách lược của Việt Nam Để khỏi trình bày dài , xin dẫn lại đường link tới bài viết cách đây không lâu của cùng tác giả để tiện tham khảo http://trankinhnghi.blogspot.com/2011/04/tran-viet-nam-can-mot-tu-duy-moi.html
Vẫn biết hòa bình vô cùng quý giá, nhất là đối với Việt Nam.Vẫn biết Việt Nam nhỏ bé và nghèo yếu hơn Trung Quốc.Và vẫn biết Việt Nam không nên bao giờ chủ trương đối đầu với Trung Quốc dù cho đó là kẻ thù truyền kiếp. Nhưng trên tất cả là lợi ích của một quốc gia độc lập, tự chủ với sự toàn vẹn lãnh thổ, cả trên bộ, trên biển và trên không. Đó là lợi ích sống còn của dân tộc Việt Nam. Nó không thể đem ra nhân nhượng dù công khai hay bí mật. Và đó là nguyên nhân tại sao nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng chống trả mọi kẻ thù xâm lược dù chúng đến từ đâu và lớn mạnh đến mức nào. Đó là những sự thật mà những người lãnh đạo đất nước không nên quên. Theo đó, mọi chủ trương chiến hay hòa, mềm hay rắn, biện pháp có thực sự "khôn khéo" hay không, đều phải được nhân dân đồng lòng ủng hộ, hay nói đúng ra là "phê duyệt" thì mới có thể áp dụng thành công. Ở đây ta thấy có một nghịch lý. Đó là, trong khi một số người lãnh đạo hiện nay coi việc kiềm chế không nhắc lại cuộc chiến xâm lược biên giới 1979 là là cách làm mềm dẻo, khôn khéo không thể thiếu được và đòi hỏi dân chúng phải tuân theo bất chấp tâm tư tình cảm và lợi ích thiết thân của họ. Kết quả hơn 30 năm qua cho thấy hoàn toàn ngược lại: Nguy cơ ngoại xâm Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng trong khi lòng dân ngày càng bất mãn xa rời với Lãnh đạo, thể hiện ở nhiều mặt, trong đó có những hoạt động biểu tình tự phát (một hình thức mà trước đây nhân dân chỉ dùng để hưởng ứng phong trào đấu tranh do Đảng phát động) tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương khác và đã bị chính bộ máy công an chính quyền đàn áp. Đó là một nghịch lý cả về hình thức và nội dung. Chính quyền làm như vậy có khác nào "gậy ông đập lưng ông" và hoàn toàn trái ngược với đường lối của Đảng và Nhà nước?.
Khôn khéo, mềm dẻo đâu không biết, chứ riêng việc không tổ chức kỷ niệm ngày chiến tranh biên giới thì rõ ràng là "lợi bất cập hai". Trước hết đó là sự xúc phạm rất nặng nề đến tình cảm của nhân dân nói chung, đặc biệt của các gia đình có quân nhân đã tham gia hoặc hi sinh trong cuộc chiến tranh đó.Đó là một biện pháp thiển cận mất lòng dân . Nó chỉ có lợi cho các thế lực đen tối bên ngoài hoặc trong nội bộ. Việc này chắc chắn sẽ để lại những hậu quả khôn lường về lâu dài. Lịch sử sẽ gọi đó là thời kỳ gì ? Khôn khéo đâu không biết, chứ khi mà đích thân một vài vị tướng lĩnh cao cấp của quân đội lại trực tiếp đứng ra "làm ngoại giao" ca ngợi, cảm ơn kẻ thù thì cũng là chuyện hiếm có trên thế giới! Hành động đó khiến kẻ thù đắc chí trong khi dân ta thì bất bình khó hiểu sinh ra mất lòng tin. Thiết nghĩ điều khôn khéo nhất vào lúc này là hãy làm sao lấy lại lòng tin của nhân dân vốn đang suy giảm nghiêm trọng, đồng thời củng cố khối đoàn kết quân dân và sự đồng lòng của toàn thể dân tộc vốn bảo bảo bối hửu hiệu nhất để phòng ngừa chiến tranh.
Từ những bài học của cả quá trình đấu tranh giải phóng dân tộc, cụ thể là tất cả các cuộc chiến tranh xâm lược lớn nhỏ của quân Trung Quốc đối với Việt Nam đều cho thấy khi nào phía Việt Nam chủ trương cầu hòa bị động, đó là lúc kẻ thù hăng hái muốn tấn công, khiến ta dù không muốn chiến tranh, thì lại bị chiến tranh tàn phá trước tiên. Tất nhiên rồi nhân dân sẽ cùng nhau tổ chức kháng chiến cho đến thắng lợi mới thôi. Nhưng đó là chuyện bất đắc dĩ. Nhân đây xin nhắc lại chuyện cũ nhưng vẫn còn có lý: Có ý kiến cho ra rằng cuôc chiến tranh biên giới 1979 có thể đã không xảy ra nếu phía Việt Nam đã điều động lực lượng chính quy đề răn đe trước, hoặc nếu đã có một tuyên bố ủng hộ từ một "bên thứ ba". Tư liệu cho thấy giới lãnh đạo Việt Nam lúc bấy giờ đã chưa thực sự chủ động tính đến những biện pháp phòng ngừa như vậy! Và hiện tại tôi nghĩ Việt Nam cũng chưa định làm như vây, có lẽ vì vẫn tin vào "hiệu quả" của chủ trường mềm dẻo khôn khéo...với kẻ thù (!?)
Những bài học còn cho thấy sự tai hại như thế nào đối với những người lính tại chỗ khi bị tấn công bất ngờ (như ở Đồn Bò Hèn và các đồn dọc biên giới phía Bắc hồi năm 1979, và tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa năm 1988). Lỗi đó từ đâu, nếu không phải là từ cấp cao? Có lẽ nên nhắc lại rằng nhân dân cần ở người lãnh đạo vai trò của một thủ lĩnh. Họ chỉ biết tuân theo hướng chỉ tay của người thủ lĩnh. Và điều vô cùng nguy hiểm là khi họ không biết thủ lĩnh đang chỉ tay về hướng nào.
Nên chăng, bài học lớn nhất là hãy gác lại niềm tin mơ hồ vô căn cứ vào đối phương ngay cả khi chúng chưa lộ nguyên hình "gặc xâm lược ". Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chủ động phòng thủ là quốc sách răn đe hửu hiệu nhất. Muốn vậy phải để cho dân biết, dân bàn và dân làm; Đảng và Nhà nước không thể làm thay, và tuyệt đối không nên áp đặt bắt toàn dân phải làm theo ý mình . Vai trò Lãnh đạo đất nước chỉ có thể phát huy đầy đủ khi người lãnh đạo thực sự "quán triệt" điều tưởng chừng đơn giản này./.
Hà Nội, 18/2/2013
không hiểu nổi
Trả lờiXóaCó người nói "Đảng không còn khả năng tự thay đổi". Càng ngày em càng tin nhận định này là đúng, nguy hiểm hơn nữa là "Mất khả năng kiểm soát tình hình". Ví như nhiều người biết là Ta bị Tàu lừa cho cái công thức 16+4, vậy mà nhìn nhau, không một ai dám nói "Không". Biết là vàng dỏm nhưng vẫn thờ, đeo vào cổ cho cả Dân tộc - Đó là bị kịch cho Đất nước này.
Trả lờiXóa"Nên chăng, bài học lớn nhất là hãy gác lại niềm tin mơ hồ vô căn cứ vào đối phương ngay cả khi chúng chưa lộ nguyên hình "gặc xâm lược ". Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chủ động phòng thủ là quốc sách răn đe hửu hiệu nhất. Muốn vậy phải để cho dân biết, dân bàn và dân làm; Đảng và Nhà nước không thể làm thay, và tuyệt đối không nên áp đặt bắt toàn dân phải làm theo ý mình . Vai trò Lãnh đạo đất nước chỉ có thể phát huy đầy đủ khi người lãnh đạo thực sự "quán triệt" điều tưởng chừng đơn giản này". Thật chi lý bác Nghị ạ!!!
Trả lờiXóa