Bản đồ mô tả vùng đòi hỏi chủ quyền chồng lấn giữa các quốc gia ven biển Đông |
Những tin tức dồn dập gần đây cho thấy TQ đang hối hả thực hiện âm mưu biến các bãi đá chìm giữa biển Đông thành đảo nổi và căn cứ quân sự án ngữ trên tuyến đường hàng hải quốc tế ra vào qua eo Ma-lac-ca. Rõ ràng TQ đã làm được trò ảo thuật "biến không thành có" và giờ đây đã rút ngắn khoảng cách từ căn cứ của mình chỉ còn cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, và bờ Tây Malaysia 490 km, khoảng hơn nghìn km để đến eo Malacca.
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy các lực lượng TQ đang đồng loạt xúc tiến công việc đắp đất tôn nền đồng thời xây dựng các công trình kiên cố tại hàng loạt các bãi đá như Gạc Ma, Gaven, Chữ Thập, Tư Nghĩa, Su Bi và Châu Viên vốn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm từ năm 1988.
Các báo TQ không ngần ngại quảng bá rằng đá Gạc Ma trước năm 2013 chỉ là một bãi đá nhỏ nhưng có vị trí vô cùng quan trọng và giờ đây được được xây dựng thành căn cứ chiến lược. Tờ Quân giải phóng tiết lộ hạm đội Nam Hải chỉ trong 25 ngày đã đưa 3 tàu đổ bộ cải trang thành tàu dân sự đến "công trường tại Gạc Ma", trong khi tờ Thanh Đảo nói rõ 3 tàu này đã đổ bộ những cổ xe tăng cỡ lớn lớp 072 cải trang được sử dụng vào việc đắp đất phong nền xây dựng đảo nhân tạo do Viện Quy hoạch Công trình Hải quân Trung Quốc thiết kế. Báo chí TQ còn huênh hoang rằng một khi chiến đấu cơ J-11 được bố trí tại đây, toàn bộ Biển Đông sẽ nằm trong phạm vi tác chiến của nó.
Hình ảnh đá Châu Viên ngày 19 tháng 7 năm 2014 do mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 |
Tờ "Liên hợp buổi sáng" (SGP) thì cho rằng một khi hoàn thành công trình lấn biển tại đó, Quân đội TQ sẽ xây dựng nó giống như đảo Phú Lâm với các loại radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện. Đến lúc đó, toàn bộ các nước xung quanh Biển Đông, kéo dài đến Singapore và eo biển Malacca đều đều nằm trong phạm vi nghe lén tín hiệu vô tuyến điện và tác chiến của họ. Lúc đó toàn bộ Biển Đông sẽ thành "ao nhà" của TQ.
Báo này cũng cho rằng với đảo đá Gạc Ma trở thành đảo nhân tạo, Hải quân Trung Quốc đẩy căn cứ tuyến đầu ở Biển Đông xuống phía nam tới 850 km, nếu khi "lâm sự", hạm đội Mỹ từ bắc Ấn Độ Dương khi tiến vào eo biển Malacca sẽ nằm trong sự giám sát của máy bay trinh sát tầm xa và các trạm nghe lén vô tuyến điện của Quân đội TQ.
Báo này cũng cho rằng với đảo đá Gạc Ma trở thành đảo nhân tạo, Hải quân Trung Quốc đẩy căn cứ tuyến đầu ở Biển Đông xuống phía nam tới 850 km, nếu khi "lâm sự", hạm đội Mỹ từ bắc Ấn Độ Dương khi tiến vào eo biển Malacca sẽ nằm trong sự giám sát của máy bay trinh sát tầm xa và các trạm nghe lén vô tuyến điện của Quân đội TQ.
Hình ảnh đá Gaven ngày 18 tháng 7 năm 2014 trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014
|
Suy luận một chút sẽ thấy công trình lấn biển của Trung Quốc cách đảo Ba Bình hiện do Đài Loan đóng quân trái phép chỉ có 72 km nên khi cần thiết Trung Quốc có thể dễ dàng chiếm đảo Ba Bình. Lúc đó thế "đòi chủ quyền" của Bắc Kinh sẽ mạnh hơn nhiều.
Bắc Kinh chọn cách hành xử của kẻ bắt nạt thay vì vai trò cường quốc
Cựu Thứ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Lâm Trung Bân nói rằng trong phiên họp mới đây của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm hoàn toàn mới: Bảo vệ điểm cao chiến lược tất yếu ở hải ngoại đã trở thành lợi ích nối dài hợp lý của Trung Quốc. Theo đó, việc "đảo hóa" 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã và đang triển khai sẽ giúp Bắc Kinh tạo ra gần 10 "điểm cao chiến lược" ở Biển Đông.
Cựu Thứ trưởng Quốc Phòng Đài Loan Lâm Trung Bân nói rằng trong phiên họp mới đây của Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm hoàn toàn mới: Bảo vệ điểm cao chiến lược tất yếu ở hải ngoại đã trở thành lợi ích nối dài hợp lý của Trung Quốc. Theo đó, việc "đảo hóa" 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc đã và đang triển khai sẽ giúp Bắc Kinh tạo ra gần 10 "điểm cao chiến lược" ở Biển Đông.
Thông tấn xã Đài Loan ngày 2/9 đưa lại bài xã luận trên tờ Nhân Dân nhật báo hôm 1/9 gọi cuộc họp Bộ chính trị ngày 29/8 là "đợt học tập tập thể chuyên đề tập trung vào quân sự". Trong phiên họp này Tập Cận Bình cho rằng thông tin hóa và tác chiến tổng hợp là trào lưu quân sự chủ yếu trong tương lai, quân đội Trung Quốc cần tập trung xây dựng thực lực thực chiến, chỉ có như thế mới tranh thủ được tối đa điều kiện bên ngoài.
Tờ Nhân Dân nhật báo cũng nói rằng lợi ích quốc gia của Trung Quốc đang không ngừng bị Mỹ thách thức, thậm chí bị cả Nhật Bản và Philippines "xâm hại" và do đó càng làm tăng tính cấp bách của "cải cách quân đội". Ông Tập Cận Bình coi đó là một sự phát triển quan trọng và nhấn mạnh sáng tạo quân sự cũng là nhằm đối phó với uy hiếp trong tương lai.
Cũng trong phiên họp này, Tập Cận Bình đã đưa ra khái niệm "4 chuyển biến" nhằm vào 4 hướng là thiết lập tư tưởng thông tin hóa chiến tranh và thiết lập tư tưởng, quan điểm, chiến lược tổng hợp bảo vệ an ninh quốc gia. Tập Cận Bình cũng đã nhấn mạnh lại khái niệm "thực chiến" trong xây dựng quân đội trên cơ sở tư tưởng "toàn quân 1 bàn cờ, toàn quốc 1 bàn cờ".
Chưa bàn cãi sự đúng sai của những khái niệm mới của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình người ta có thể cảm nhận được ngay tính hiếu thắng từ các thuật ngữ được tô màu xanh trên đây. Chúng phát ra những tín hiệu chẳng lành đối với các nước láng giềng và thế giới.
Tuy nhiên, khi đang thăm Úc hôm 7/9 Ngoai Trưởng Vương Nghi lại đưa ra một đề nghị mới gọi là "4 tôn trọng", đại ý trong đó ông ta kêu gọi thế giới cùng thực hiện 4 điều: (1) tôn trong lịch sử; (2) tôn trọng luật pháp quốc tế; (3) tôn trong đàm phán song phương trực tiếp giữa các bên liên quan; và (4) tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình ổn định trên biển Đông của TQ và ASEAN.
Nếu đem đối chiếu với thực tế sẽ thấy 4 điều "tôn trọng" của ông Vương toàn là những điều mà TQ đã và đang vi phạm một cách nghiêm trọng có hệ thống trong nhiều năm nay rồi. Nếu TQ thật sự muốn tôn trọng 4 điều đó thì làm gì có "vấn đề biển Đông" như ngày nay. Tự bản thân "4 tôn trọng" của Vương cũng hoàn toàn trái ngược với học thuyết "đỉnh cao chiến lược và lợi ích nối dài" của nhà lãnh đạo cấp trên Tập Cận Bình.
Một lần nữa, người TQ quả là bậc thầy của thói nói một đàng làm một nẻo và tài đổi trắng thay đen.
Chưa bàn cãi sự đúng sai của những khái niệm mới của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình người ta có thể cảm nhận được ngay tính hiếu thắng từ các thuật ngữ được tô màu xanh trên đây. Chúng phát ra những tín hiệu chẳng lành đối với các nước láng giềng và thế giới.
Tuy nhiên, khi đang thăm Úc hôm 7/9 Ngoai Trưởng Vương Nghi lại đưa ra một đề nghị mới gọi là "4 tôn trọng", đại ý trong đó ông ta kêu gọi thế giới cùng thực hiện 4 điều: (1) tôn trong lịch sử; (2) tôn trọng luật pháp quốc tế; (3) tôn trong đàm phán song phương trực tiếp giữa các bên liên quan; và (4) tôn trọng nỗ lực duy trì hòa bình ổn định trên biển Đông của TQ và ASEAN.
Nếu đem đối chiếu với thực tế sẽ thấy 4 điều "tôn trọng" của ông Vương toàn là những điều mà TQ đã và đang vi phạm một cách nghiêm trọng có hệ thống trong nhiều năm nay rồi. Nếu TQ thật sự muốn tôn trọng 4 điều đó thì làm gì có "vấn đề biển Đông" như ngày nay. Tự bản thân "4 tôn trọng" của Vương cũng hoàn toàn trái ngược với học thuyết "đỉnh cao chiến lược và lợi ích nối dài" của nhà lãnh đạo cấp trên Tập Cận Bình.
Một lần nữa, người TQ quả là bậc thầy của thói nói một đàng làm một nẻo và tài đổi trắng thay đen.
Sự đã rồi
Có lẽ ASEAN và thế giới, kể cả Mỹ, đến giờ mới thật sự nhận ra ý đồ sâu xa của TQ đối với vị trí chiến lược của bãi đá Gạc Ma. Và xem ra, giờ đã khá muộn để đối phó. Biểu hiện là thái độ chần chừ thờ ơ của tập thể ASEAN trong nhiều năm qua và gần đây nhất là việc họ không nhất trí để thảo luận đề nghị của Mỹ về "đóng băng" thực trạng biển Đông với lý do rất vô lý là ASEAN đã có thỏa thuận DOC và đang thảo luận COC với TQ(!).
Còn nhớ suốt hơn thập kỷ qua, ASEAN và thế giới đi từ thế bị động này sang thế bị động khác chỉ chạy theo sau đối phó với các bước đi lắt léo xảo quyệt của Bắc Kinh mà chưa bao giờ có được một hành động tập thể nào để ngăn chặn một cách có hiệu quả. Văn kiện duy nhất đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc là DOC mà trong đó chỉ bao gồm những thuật ngữ sáo rỗng hoàn toàn không có tác dụng ngăn chặn gì đáng kể, trái lại là cái cớ để TQ lợi dụng để kéo dài thời gian thực hiện ý đồ lấn chiếm trên thực địa của họ. Hàng loạt các vụ gây hấn của TQ, khi thì với Philipin, khi thì với Việt Nam, đều nhằm mục đích lấn chiếm biển đảo trên thực địa, và cái gọi là nhằm khai thác tài nguyên hay đánh cá chỉ là bình phong che đậy. Từ chỗ xâm lấn và chiếm cứ phi pháp tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974, TQ đã thành công trong việc chiếm thêm 6 bãi đá tại quần đảo Hoàng Sa của VN năm 1988, sau đó chiếm thêm một số vị trí phía Đông gần Philipin, trong đó có bãi Vành Khăn rất trọng yếu mà Bắc Kinh gọi là "Trung Sa". Hành động trắng trợn nhất là việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố thành lập cái gọi là "Thành phố Tam Sa" năm 2011 đồng thời cho hàng vạn tàu thuyền quần thảo khắp biển Đông, thậm chí sâu trong lãnh hải của VN, Philipin và các nước ven bờ khác trong khi đơn phương ra lệnh cấm tàu thuyền các nước khác.
Việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN hồi tháng 5 năm nay thể hiện sự ngông cuồng, bất chấp luật pháp và công luận quốc tế. Nhưng nếu nhìn lại toàn bộ mưu đồ của TQ thì đó cũng chỉ là một động tác giả "Dương Đông kích tây" mà thôi; mưu đồ chính của TQ là nhằm thực hiện phương châm "thực lực chiến" của Tập Cận Bình tại Biển Đông kia.
Trong âm mưu của mình, Bắc Kinh tỏ ra không lo ngại bất cứ từng nước cũng như tập thể khối ASEAN; trở ngại lớn nhất chỉ là Mỹ. Do đó Bắc Kinh đã liên tục sử dụng các chiêu bài "đàm phán song phương", "cùng khai thác", v.v... để gạt vai trò của Mỹ tại khu vực đồng thời "chia để trị" đối với nội bộ ASEAN.
Thế giới đều biết, sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ vì những lý do chủ quan và khách quan đã rút gần như hoàn toàn khỏi khu vực Đông Nam Á và rút từng phần đối với Tây TBD. Nhưng TQ cố tình sử dụng chiêu bài "mối đe dọa Mỹ" để ngăn cản các nước ASEAN, đặc biệt Việt Nam, cải thiện quan hệ với Mỹ. Sự ngăn cản này là quá lố bịch, tuy nhiên, trên thực tế lại khá hữu hiệu cho mưu đồ độc chiếm biển Đông của TQ. Điều đáng tiếc là tất cả các nước thành viên ASEAN, kể cả Philipin và Việt Nam là hai nhân tố quan trọng nhất trong giải pháp biển Đông, lại không vượt qua được chính mình và lúc này lúc khác vẫn "mắc bẩy" của TQ. Riêng VN do vị thế và lợi ích riêng cùng những ràng buộc về ý thức hệ đã liên tục bị Bắc Kinh sử dụng như một lá bài riêng của họ trong âm mưu độc chiếm biển Đông.
Giải pháp biển Đông: Cần vai trò quốc tế
Rõ ràng ASEAN không phải là đối thủ của TQ và cũng không phải là một cơ chế thích hợp để đứng ra giải quyết vấn đề biển Đông một cách sòng phẳng, công bằng với TQ. Nếu có chăng, phải cần thêm tham gia của các bên ngoài khu vực, đặc biệt vai trò của cơ chế quốc tế kể cả các tòa án quốc tế và tổ chức LHQ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là cho đến nay toàn thế giới vẫn tỏ ra bất lực trước TQ với tư cách nước lớn thứ hai nhưng tự cho phép mình vi phạm nhiều luật lệ quốc tế, trong đó có Luật Biển, các luật lệ về môi trường sinh thái biển, về quyền sinh kế của ngư dân, về sử dụng vũ lực, v.v...
Đến nay có thể nói TQ đã từ chỗ không hề có vị trí đứng chân nào trên biển Đông đến chỗ có cả một "thành phố" và các căn cứ quân sự được bố trí thành hệ thống trên toàn bộ biển Đông. Kết cục này xem ra khá bất ngờ và cũng rất khó đối phó đối không chỉ với VN, Philipin hay cả khối ASEAN mà cả với thế giới. Trong bối cảnh hiện nay khi con cáo Trung Quốc không chỉ thò được chân mà còn chui vào nằm giữa tấm chăn biển Đông, liệu ASEAN và thế giới đã "tỉnh người" ra chưa? Và nếu tỉnh rồi thì liệu ai có đủ sức mạnh và tư cách để buộc (hoặc yêu cầu) Bắc Kinh trở về nguyên trạng tại biển Đông? Chắc là không. Có lẽ chỉ còn vài tia hy vọng từ các nhân tố bên ngoài khu vực. Ngoài chủ trương"xoay trục" của Mỹ, hy vọng các cường quốc tầm trung có lợi ích trực tiếp tại biển Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc...sẽ chủ động liên kết cùng ASEAN trên cơ sở mục đích bảo vệ tự do hàng hải tại biển Đông bằng những biện pháp cụ thể thiết thực. Đây là mục tiêu khiên tốn nhất có thể được.
Ngoài ra, với một đối tác khổng lồ nhưng không chịu tuân thủ luật chơi như TQ thì có lẽ chỉ có sức ép tập thể của cộng đồng quốc tế may ra mới có tác dụng. Hy vọng thế giới hãy thức tỉnh trước con sư tử đã tỉnh và đang lăm le chiếm cứ trọn biển Đông. Không thể chấp nhận một ngày kia bạn đến đây hoặc tàu thuyền và cả máy bay đi qua đây phải xin giấy phép xuất nhập cảnh của TQ. /.
Việc Bắc Kinh hạ đặt giàn khoan Haiyang 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN hồi tháng 5 năm nay thể hiện sự ngông cuồng, bất chấp luật pháp và công luận quốc tế. Nhưng nếu nhìn lại toàn bộ mưu đồ của TQ thì đó cũng chỉ là một động tác giả "Dương Đông kích tây" mà thôi; mưu đồ chính của TQ là nhằm thực hiện phương châm "thực lực chiến" của Tập Cận Bình tại Biển Đông kia.
Trong âm mưu của mình, Bắc Kinh tỏ ra không lo ngại bất cứ từng nước cũng như tập thể khối ASEAN; trở ngại lớn nhất chỉ là Mỹ. Do đó Bắc Kinh đã liên tục sử dụng các chiêu bài "đàm phán song phương", "cùng khai thác", v.v... để gạt vai trò của Mỹ tại khu vực đồng thời "chia để trị" đối với nội bộ ASEAN.
Thế giới đều biết, sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ vì những lý do chủ quan và khách quan đã rút gần như hoàn toàn khỏi khu vực Đông Nam Á và rút từng phần đối với Tây TBD. Nhưng TQ cố tình sử dụng chiêu bài "mối đe dọa Mỹ" để ngăn cản các nước ASEAN, đặc biệt Việt Nam, cải thiện quan hệ với Mỹ. Sự ngăn cản này là quá lố bịch, tuy nhiên, trên thực tế lại khá hữu hiệu cho mưu đồ độc chiếm biển Đông của TQ. Điều đáng tiếc là tất cả các nước thành viên ASEAN, kể cả Philipin và Việt Nam là hai nhân tố quan trọng nhất trong giải pháp biển Đông, lại không vượt qua được chính mình và lúc này lúc khác vẫn "mắc bẩy" của TQ. Riêng VN do vị thế và lợi ích riêng cùng những ràng buộc về ý thức hệ đã liên tục bị Bắc Kinh sử dụng như một lá bài riêng của họ trong âm mưu độc chiếm biển Đông.
Giải pháp biển Đông: Cần vai trò quốc tế
Rõ ràng ASEAN không phải là đối thủ của TQ và cũng không phải là một cơ chế thích hợp để đứng ra giải quyết vấn đề biển Đông một cách sòng phẳng, công bằng với TQ. Nếu có chăng, phải cần thêm tham gia của các bên ngoài khu vực, đặc biệt vai trò của cơ chế quốc tế kể cả các tòa án quốc tế và tổ chức LHQ. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là cho đến nay toàn thế giới vẫn tỏ ra bất lực trước TQ với tư cách nước lớn thứ hai nhưng tự cho phép mình vi phạm nhiều luật lệ quốc tế, trong đó có Luật Biển, các luật lệ về môi trường sinh thái biển, về quyền sinh kế của ngư dân, về sử dụng vũ lực, v.v...
Đến nay có thể nói TQ đã từ chỗ không hề có vị trí đứng chân nào trên biển Đông đến chỗ có cả một "thành phố" và các căn cứ quân sự được bố trí thành hệ thống trên toàn bộ biển Đông. Kết cục này xem ra khá bất ngờ và cũng rất khó đối phó đối không chỉ với VN, Philipin hay cả khối ASEAN mà cả với thế giới. Trong bối cảnh hiện nay khi con cáo Trung Quốc không chỉ thò được chân mà còn chui vào nằm giữa tấm chăn biển Đông, liệu ASEAN và thế giới đã "tỉnh người" ra chưa? Và nếu tỉnh rồi thì liệu ai có đủ sức mạnh và tư cách để buộc (hoặc yêu cầu) Bắc Kinh trở về nguyên trạng tại biển Đông? Chắc là không. Có lẽ chỉ còn vài tia hy vọng từ các nhân tố bên ngoài khu vực. Ngoài chủ trương"xoay trục" của Mỹ, hy vọng các cường quốc tầm trung có lợi ích trực tiếp tại biển Đông như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Úc...sẽ chủ động liên kết cùng ASEAN trên cơ sở mục đích bảo vệ tự do hàng hải tại biển Đông bằng những biện pháp cụ thể thiết thực. Đây là mục tiêu khiên tốn nhất có thể được.
Ngoài ra, với một đối tác khổng lồ nhưng không chịu tuân thủ luật chơi như TQ thì có lẽ chỉ có sức ép tập thể của cộng đồng quốc tế may ra mới có tác dụng. Hy vọng thế giới hãy thức tỉnh trước con sư tử đã tỉnh và đang lăm le chiếm cứ trọn biển Đông. Không thể chấp nhận một ngày kia bạn đến đây hoặc tàu thuyền và cả máy bay đi qua đây phải xin giấy phép xuất nhập cảnh của TQ. /.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.