Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

Khi cán bộ thiếu phẩm chất, thừa quyền hành


Sự kiện cán bộ huyện Đức Phổ và tỉnh Quảng Ngãi trừng trị những người dân hành hương vĐền Hùng (được thuật lại trên nguyentuongthuyblog dưới đây) mới nghe thấy có v lạ lẫm...(!?) Nhưng tìm hiểu khơn tôi tin vụ việc đó là có thật, chỉ có những chi tiết cụ thể cần xác minh thêm. Về cách hành xử của cán bộ với người dân theo kiểu "chuyện bé xé ra to" như vậy khônđáng nghi ngờ trong bối cảnh trình độ cán bộ yếu kém do công tác đào tạo, tuyển dụng tràn lan và tệ nạn mua quan bán tước quá dẽ dàng suốt mấy chục năm nay rồi. Cũng không còn lạ lẫm gì tình trạng đã được xã hội thừa nhận: quan lại lộng hành, ức hiếp nhân dân, chỉ khác nhau  tùy theo địa phương và cấp đ. Với một địa bàn  xa trung ương và "nỗi tiếng" khắt khe với dân chúng như Quảng Ngãi thì vụ việc nêu trên lại càng dễ xảy ra. Điều llẫm hơn là tại sao một vụ việc chứa đầy uẩn khúc như thế vẫn tồn tại dai dẳng 12 năm nay? 

Riêng về khía cạnh giáo dục lịch sử, thì vụ việc nói trên gióng thêm một tiếng chuông cảnh báo về nguy cơ mất gốc nguồn cội dân tộc do nếp tư duy sai lệnh và cách "làm sử" lạc hậu kéo dài của các cơ quan chức năng. Thật không thể chấp nhận khi một dân tộc luôn tự hào với 5.000 năm lịch sử (từ  thời Kinh Dương Vương  2879 trước CN) nhưng 90 triệu thành viên mỗi người hiểu về nguồn cội một cách khác nhau , thậm chí trái ngược nhau: Người cho rằng "Việt Nam từ Trung Quốc mà ra", người khác quả quyết rằng người Việt là tiền bối của người Trung Quốc,v.v...thì chẳng lạ gì có ai đó nhận "nguồn gốc Chiêm Thành"!. Phải chăng vì sách sử của ta clặp lại những kiến thức rập khuôn mơ hồ nng vý nghĩa chính trị mà không tôn trọng sự thật lịch sử khách quan, né tránh nghiên cứu bàn thảo vể những chđđược cho là "nhậy cảm"...? Nếu sợ hãi là lý do thì quả là nực cười! Vì điều đáng sợ hơn là khi chính những người đại diện chính quyền không hiểu đúng v quá trình biến thiên của chủ quyền lãnh thổ quốc gia như thế nảo... Nếu hiểu rõ điều đó, chắc mấy ông quan Đức Phổ kia dù lộng quyền cũng đã không hành động quá lố bịch như vậy!

Nhìn rộng sang các lĩnh vực khác, các địa phương khác, từ trung ương xuống địa phương cũng đều thấy những vụ việc sai phạm trương tbắt nguồn từ sự yếu kém vtrình đvà đạo đức của một "bộ phận không nhỏ" trong đội ngũ cán bộ, chứ không ai khác.  Hãy xem cái cách mà các bộ/ngành, các tĩnh /thành, quận/huyện, phường/xã thực thi công vụ trong các lĩnh vực như quản lý đất đai, xây dựng, giao thông, ý tế, giáo dục v.v...ta sẽ thấy ngay rằng, tuy khác nhau về mức độ, h hoàn toàn giống nhau ở tình trạng kém năng lực, thiếu đạo đức, nhưng quá thừa quyền hành và thđoạn. Hậu quả là đương nhiên khi "bộ phận không nhỏ" này  trực tiếp điều hành các cơ quan công quyền, các công ty, dán ...? Đã xảy ra rồi đó những vụ thất thoát bạc nghìn tỷ mà công luận đu biết, và đang diễn ra đầy rẫy những vđồng lỏa, câu kết nhằm chiếm dụng đất đai, tài sản công... Và đđạt điều đó bọn họ không nề hà mọi thđoạn, kể cám hại những người dám lên tiếng tố giác.  Đó chính là mối đe dọa trực tiếp đối với người dân và là hiểm họa đối với dân tộc.


Phải chăng huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) có tư tưởng ly khai?

Nguyễn Tường Thụy
Một người đàn ông trước đây đã nhiều lần gọi điện cho tôi xưng là Đinh Hùng Chung ở huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) hẹn khi nào ra Hà Nội sẽ đến thăm tôi.
Lần này ông ra Hà Nội. Tôi nghe điện thoại, thấy giọng quen của những lần gọi điện trước. Tôi đồng ý tiếp ông ở nhà. Bây giờ, trước mặt tôi là người đàn ông mà tôi đoán chừng 65 – 70 tuổi.

Nói chuyện một lúc, thấy tôi cứ xưng bác/em, ông bảo bây giờ phải hỏi tuổi nhau để xưng hô cho đúng, sợ thất lễ. Tôi nói tuổi tôi, ông nói tuổi ông. Thì ra ông sinh năm 1961, tức là 51 tuổi. Tôi nhìn lại gương mặt khắc khổ của ông và mái tóc bạc trắng, kinh ngạc.Ông kể cho tôi nghe hoàn cảnh oan khuất của ông và gửi cho tôi một lá đơn kêu cứu dài tới 16 trang của ông – Đinh Hùng Chung, nguyên bộ đội ở đảo Lý Sơn và ông Nguyễn Đức Thông, nguyên bộ đội ở Lào. Trong 16 trang ấy có 11,5 trang là nội dung đơn, 4,5 trang là ý kiến và chữ ký xác nhận nội dung đơn của 9 nhân chứng.
Qua câu chuyện ông kể và qua lá đơn, tôi chú ý đến một câu chuyện mà tôi thấy giật mình. Ông kể dài, trong đơn kể cũng dài, tôi chỉ tóm tắt câu chuyện:
Năm 2000, ông Chung, ông Thông cùng 16 bà con khác thuê xe về dự giỗ Tổ Hùng Vương. Trước khi đi, các ông có làm đơn xin phép nhưng chính quyền ngăn cản không cho đi. Thuê xe thứ nhất thì công an huyện hù dọa đòi bắt xe, lái xe không dám chở. Xe thứ hai cũng thế. Đến xe thứ 3 thuê từ Quảng Ngãi vào, nhờ mọi người giữ được bí mật thì mới đi được. Mọi người treo lên xe băng rôn ” ĐỒNG BÀO ĐỨC PHỔ DỰ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG NĂM 2000″ và được lái xe đồng tình. Khi chạy đi thu gom bà con thì cảnh sát giao thông Quang Ngãi chặn lại yêu cầu lột tấm băng rôn xuống. Mọi người không đồng ý. Do bà con đấu tranh mạnh nên cuối cùng họ cũng phải nhân nhượng. Sau khi đi về, hai ông và tất cả những ai đi chuyến hành hương về đất Tổ đó đều bị công an huyện mời lên mời xuống nhiều tháng không cho làm ăn gì cả. Khi các ông gặp ông Hoàng Quốc Vệ phó chủ tịch huyện hỏi, chúng tôi tội gì thì ông này nói:

Vua Hùng ở ngoài Bắc, không liên quan gì đến Đức Phổ. Đây là đất của Chiêm Thành (!?). Nhưng kẻ nào cho mình là con Rồng, cháu Tiên cần tiêu diệt.
Vì quá oan ức, các ông lên tỉnh xin can thiệp. Tỉnh ra công văn với nội dung là việc này thuộc chức năng của huyện và đưa cho các ông mang về huyện để giải quyết. Các ông mang về Thanh tra huyện, Công an huyện, rồi Tòa án huyện.

Ông kể tiếp: Đến Tòa án huyện Đức Phổ họ đã âm mưu sẵn. Trong khi làm việc, ông Phó chánh án huyện tự đập bể bảng chức danh của mình (bảng tên,chức vụ đặt ở bàn làm việc) và hô lên hai ông gây rối trật tự tại cơ quan Tòa án. Lập tức, Công an, Viện kiểm sát đến Tòa án bắt ông Chung và ông Thông giam.Tôi hỏi, thấy trong đơn ông nói bị đánh trong thời gian tạm giam, vậy cụ thể như thế nào. Ông Chung kể tại cơ quan CA Đức Phổ bị đánh 1 lần, còn tại trại giam Đức Phổ bị đánh 1 lần.
Sau đó hai ông bị đưa về trại giam của tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục bị hành hạ.

Trả lời tôi về thời gian tạm giam trước khi ra tòa, ông Chung nói, các ông bị giam 4 tháng tại trại giam Đức Phổ sau đó đưa ra trại giam Quảng Ngãi giam 4 tháng nữa rồi mới đưa ra tòa xét xử. Phiên Tòa sơ thẩm xử mỗi ông 3 năm tù giam. Phiên phúc thẩm y án. Các ông thi hành án ở trại Kim Sơn.
Ông cũng nói, quản giáo trại Kim Sơn (tên là Hùng) thấy tội trạng của các ông không có gì nên dễ dãi với các ông, ông rất biết ơn. Tôi lại hỏi về thời gian thi hành án thực tế như thế nào, ông Chung cho biết, ông được giảm 6 tháng, ông Thông được giảm 3 tháng bằng quyết định ân xá, lý do cải tạo tốt. Sau khi mãn hạn tù, về địa phương, các ông vẫn tiếp tục bị trù dập như trước.

Trở lại chuyện các ông đi dự giỗ tổ Hùng Vương về, các ông viết trong đơn:
Những người đi dự giỗ Tổ về bị công an Đức Phổ mời lên hành xuống làm cho kinh hoàng. Có người suy sụp tinh thần, có người chết như cô Hiền, anh Bưng, anh Nguyên. Mẹ của hai ông cũng bị suy sụp tinh thần lâm bệnh chết (mẹ ông Chung chết 2008, mẹ ông Thông chết năm 2007).Theo đơn trình bày thì cán bộ ở huyện Đức Phổ có những lời nói rất lạ, tới mức khó tin như:

Ông Nguyễn Đức Tâm, chủ tịch Quảng Ngãi nói: Giỏi đấy, tụi nó gọi con Rồng, cháu Tiên, tôi sẽ lệnh cho chính quyền huyện Đức Phổ bắt nhốt vô, trảy sạch.


Ông Cao Văn Lệ, bí thư Đức Phổ: Tụi nó không chấp hành cái lệnh của chính quyền Đức Phổ. Thằng nào đi dự lễ về, tao sẽ cho nó tan nhà nát cửa.


Ông Tạ Mỹ Ba, chủ tịch huyên Đức Phổ: Vua Hùng ở miền Bắc chứ đâu ở đây. Tụi nó mà phá lệnh của chính quyền tao cho chúng nó ở tù rục xương. Nói trực tiếp với ông Trung khi gặp tại huyện.


Ông Lê Trung Thu, trưởng công an Đức Phổ: Nếu các anh ngoan cố đi dự giỗ Tổ, ra khỏi Đức Phổ thì công an giao thông Quảng Ngãi sẽ bắt …


Ông Thọ, cảnh sát giao thông Đức Phổ: Chủ trương địa phương đề ra việc gì thì các anh chấp hành. Nếu theo chủ trương thờ Vua Hùng, thì các anh đã phản lại chủ trương của địa phương, tôi sẽ cho các anh chết.


Ông Huỳnh Quang Minh trưởng công an huyện Đức Phổ: luật pháp chính từ miệng tao, chủ trương cũng chính từ miệng tao. Nếu ngoan có dự giỗ Tổ về tới nhà chưa kịp rửa chân, tao sẽ cho tụi bay rục xương.


Ông Huỳnh Ngọc Trí, Viện trưởng Viện kiểm sát huyện Đức Phổ: Anh em cán bộ huyện Đức Phổ yên trí. Tụi con Rồng, cháu Tiên nó đi dự giỗ Tổ về là hết số.Tôi là Viện kiểm sát, tôi sẽ cho tụi nó tiêu đời.


Ông Huỳnh Kính, chánh tòa Đức Phổ: Tôi đang cầm cái máy chém mà anh Chung … Tụi anh mà còn theo Vua Hùng, tôi sẽ cho tụi anh mút chỉ.


Ông Huỳnh Ngọc Kháng, phó tòa Đức Phổ: Anh tưởng anh đi dự giỗ Tổ Hùng Vương là ngon lắm hay sao. Nếu anh ngoan cố chống lại chủ trương của huyện thì tôi là người đưa anh vào rọ cho anh hết đời.


Những người ở các vị trí trên đây đều vào thời kỳ các ông đi dự Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2000. Nay các vị trí đó đã có những thay đổi. Trong chuyện này, tôi đã lược bớt cho gọn và từ ngữ cũng nhẹ nhàng hơn. Trong đơn còn nhiều chi tiết khác với những tiếng kêu thảm thiết. Ngoài ra, nội dung đơn và lời kể của các ông còn đề cập đến những chuyện khác nữa.


Nếu đây là sự thật thì là một điều kinh hoàng. Nhưng các ông là người có địa chỉ cụ thể, các ông biết nếu nói sai thì trách nhiệm của mình ra sao. Ngoài ra, lá đơn có 9 nhân chứng xác nhận, trước khi ký xác nhận, những người làm chứng đều có nhận xét và xác nhận nội dung lá đơn. Chẳng lẽ các ông bịa ra để rồi 12 năm nay theo kiện cho tốn tiền và công sức? Bạn đọc tin đến đâu thì tùy suy nghĩ của mỗi người và có thể liên hệ với hai ông cùng ký đơn: Đinh Hùng Chung: số máy 01268370906, ông Nguyễn Đức Thông: 0163405946. Tôi đã liên hệ với ông Thông theo số máy trên. Ngoài ra tôi cũng đã liên hệ với bà Phạm Thị Kim Chi số máy 01677910091 là một trong 9 người ký tên làm chứng. Cả hai đều xác nhận nội dung lá đơn và kể cho tôi nghe thêm những chuyện xung quanh lá đơn trên.


Tại sao huyện Đức Phổ lại có chủ trương cấm dân đi dự Giỗ tổ Hùng Vương và đe dọa trắng trợn như vậy? Trong đơn, các ông có dẫn ra lời của ông Tâm, chủ tịch Quảng Ngãi, vậy ngoài Đức Phổ ra thì các huyện khác có cấm đoán dân như ở Đức Phổ không? Nếu có chủ trương này, thì nó được thực thi ở Đức Phổ hay cả tỉnh Quảng Ngãi? Được biết, trong suốt 12 năm qua, các ông đã khiếu kiện nhiều nơi, gửi đơn đến nhiều tòa soạn báo. Hiện trong tay tôi có trong tay bản foto công văn của UBND huyện Đức Phổ gửi báo Nhân dân và báo Công an nhân dân giải thích về đơn của các ông, bản foto bài viết trong mục “Hồi âm bài báo” của báo Tiền phong số ra ngày 1/9/2000.
Tất nhiên, công văn và bài báo nói trên đều bác bỏ nội dung mà các ông trình bày trong đơn. Vậy thêm một câu hỏi đặt ra: Tại sao các ông bịa đặt mà chính quyền hay các cơ quan chức năng ở Đức Phổ lại để yên cho các ông? Sao các ông vu khống chính quyền dễ dàng như vậy? Trong khi đó, tôi hỏi đi hỏi lại, các ông đều khẳng định những điều trình bày trong đơn là đúng sự thật. Ông Thông, khi trả lời tôi qua điện thoại, khẳng định: nếu tôi nói sai thì tôi chấp nhận đi tù. Ông Chung cho rằng, chính việc đi dự giỗ Tổ Hùng Vương là nguyên nhân dẫn đến ông và ông Thông vào tù với tội “gây rối trật tự”.

Đây là lần đầu tôi biết đến chuyện như thế này. Không biết ngoài việc cấm đoán, gây khó dễ với những người đi dự giỗ Tổ như thế thì chính quyền huyện Đức Phổ đã tuyên truyền cho dân đến đâu về việc không được xưng là con Rồng, cháu Tiên, rằng Vua Hùng không liên quan gì đến dân huyện Đức Phổ, rằng Đức Phổ là đất Chiêm Thành. Liệu ở Đức Phổ có tư tưởng ly khai?
Thiết nghĩ TW Đảng và Nhà nước cần điều tra cặn kẽ làm sáng tỏ chuyện này. Nếu đơn của các ông phản ánh đúng sự thật thì đây là sự việc tày đình. Cùng với việc giải oan cho hai ông, cần xử lý nghiêm khắc, kể cả đưa ra Tòa việc cấm đoán nhân dân hướng về cội nguồn, tổ tiên, tìm hiểu cặn kẽ nguồn gốc vấn đề, không thể xuê xoa, cho qua. Còn nếu ông Thông và ông Chung cùng với 9 người làm chứng viết sai sự thật, xác nhận sai sự thật thì cũng cần xử lý theo qui định của pháp luật./.
 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này