Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

Thấy gì qua những cột điện ở Việt Nam

Đây là một vài trong hàng trăm ngàn cột điện tại các thành phố Việt Nam lâu nay. Trên thân chúng thường nặng triễu những cuộn giây các loại chen lấn nhau trong mạng lưới điện chằng chịt ngang dọc vừa rối rắm vừa nguy hiểm!!!. Từ dưới lên trên thân cột là những họp kĩ thuật các loại trông như lính thủy đánh bộ Mỹ ra trận, trong đó có những họp đựng công tơ điện vốn là "sáng kiến" nhằm chống mất trộm điện từ thời bao cấp đến nay vẫn tiếp tục duy trì và phát triển. Nhiều cột điện xiêu vẹo nghiêng ngã như chực đổ quỵ bất cứ lúc nào. Chúng không chỉ cho thấy sự khác biệt bề ngoài so với cột điện trên thế giới mà còn nói lên cung cách quản  lý kinh tế-xã hội của đất nước này. Luôn đổ lỗi cho người tiêu dùng "thiếy ý thức trách nhiện" nhưng các nhà chức tránh dường như còn vô trách nhiệm hơn khi họ bất lực để tình trạng ngày càng xấu thêm .

Một trong những điều khó hiểu là những cuộn giây điện các loại treo lơ lững trong nắng mưa không biết để làm gì ? Người bảo để "dự trữ"... nhưng chẳng thấy sử dụng bao giờ ; kẻ khác bảo đó là "mẹo" để khai khống chi phí DA lấy tiền chia nhau,v.v....Chẳng biết thật hư ra sao (?). Có lẽ cái giá trị duy nhất của chúng (nếu có) là tạo nên sự hiếu kỳ đối với du khách ngoại quốc; dù sao, giữa phố phường đơn điệu những cột điện như thế là những "kỳ quang" !. Chỉ có các bác nông dân từ quê ra tĩnh nhìn thấy là tiếc ngẫn ngơ liền quy ra thóc xem được bao nhiêu...

Những cột điện với những mạng giây nhợ rối rắm như thế phơi bày ra giữa phố ai cũng thấy . Nhưng các khâu quản lý còn rối rắm hơn nhiều do sự chồng chéo giữa các ngành điện lực, viễn thông và giao thông công chính thì không phải ai cũng thấy. Chỉ khổ cho những đường phố cùng người dân mỗi khi các cơ quan nói trên đào bới lòng đường và vĩa hè để tiến hành "cải tạo" hệ thống của họ, mà trong quá trình đó luôn xảy ra tình trang tranh chấp lãnh địa giữa các cơ quan với nhau. Chỉ có người đi đường và người tiêu thụ điện, nước và dịch vụ viễn thông lãnh đủ mọi hậu quả . Tình trạng quản lý "chồng lấn" rối rắm càng kéo dài, những kẻ hở quản lý càng tăng lên và tất nhiên dẫn đến nhiều thất thoát trong kinh doanh là điều dẽ hiểu . Chẳng hay đã có cơ quan nào tiến hành  kiểm kê toàn bộ những công tơ điện, nước được mắc theo "thỏa thuận ngoài luồng" chưa? Với những công tơ như vậy điện, nước của nhà nước vẫn được "bán" nhưng không bao giờ thấy phiếu thu. Có nhiều trò ăn cắp tinh quái của người tiêu dùng mà nhiều trường hợp đều có sự câu kết của người trong ngành. Đó là lý do gây thất thoát lãng phí điện năng và nguồn nước khiến cho các ngành chủ quản dù liên tục tăng giá vẫn không bao giờ cắt được lỗ. Giá điện, nước và dịch vị viễn thông bán cho dân  thì cao chót nhưng chất lượng dịch vụ thì ngày càng kém hơn ! Điện có thể "mất" bất cứ lúc nào không một lời xin lỗi. Chẳng cơ quan nào đứng ra thống kê xem bao nhiêu thiết bị điện của người dân bị hư hại do cúp điện bất ngờ . Cũng chẳng ai bồi thường cho người kinh doanh bị thua thiệt vì mất điện giữa chừng. Các dịch vụ truyền hình, viễn thông, internet cũng cùng chung cảnh ngộ. Tình trạng  bấp bênh của nguồn cung điện, nước khiến người dân phải  lắp đặc các thiết bị dự phòng vừa tốn kém vừa mất mĩ quan và cũng rất huy hiểm. Có lẽ không nước nào trên thế giới lại có tình trạng nhà nhà có bể ngầm, bể treo và bơm áp, máy phát điện, bình ác quy...như ở Việt Nam. Đó là một sự lãng phí rất lớn xét trên quan điểm kinh tế-xã hội./.  


5 nhận xét:

  1. kiểu làm ăn
    bè cha ná chú
    dân muốn lương thiện mà nhà nước muốn daannooir dậy

    Trả lờiXóa
  2. Vì ghế cao nên điện phải cao có thế mới an toàn được!

    Trả lờiXóa
  3. Ngu quá - đấy là cáp quang của viễn thông treo vào cột điện lực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là ngu mới treo hàng đống giây lên cột điện. Đỗ lỗi cho nhau làm gì? Đều là một duộc tham nhũng ,vô trách nhiệm!

      Xóa
  4. Nhũng dây dợ loằng ngoằng trên cột điện lực này là dây cáp thông tin, truyền hình cáp...không phải là dây điện lực, dây điện lực không ai dám treo như thế này,nếu quy cho Điện lực thì oan cho họ!

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này