Mấy ngày nay cả nước lại có dịp ôn lại khí thế hào hùng của thời chiến tranh chống Pháp, Mỹ. Những thước phim, vở kịch và rất nhiều bài ca "đi cùng năm tháng" lại được đem ra trình diễn mặc dù đến nay hầu hết những người anh hùng năm xưa đã lần lượt về cõi vĩnh hằng trong khi các mối quan hệ Việt-Pháp, Việt-Mỹ đã chuyển sang trang hữu nghị hợp tác hoàn toàn mới.
Vẫn biết dù sao việc nhắc lại quá khứ là điều cần thiết. Nhưng liệu có công bằng không khi chỉ nhắc lại hai kẻ thù Pháp, Mỹ mà không nhắc gì đến một kẻ xâm lược đã và đang trực tiếp đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mà vì nó hàng vạn anh hùng liệt sĩ và thường dân đã hy sinh đến nay vẫn là "vô danh"? Và điều quan trọng hơn là, cách thể hiện thiên lệch đó chắc chắn đã và đang gây ra những sự hiểu nhầm không cần thiết đối với thế giới và cả đối với kẻ thù, đồng thời khoét sâu thêm nỗi bức xúc trong dân chúng, đặc biệt những gia đình có con em đã hy sinh trong sự nghiệp chống quân bành trướng xâm lược Trung Quốc. Liệu điều này có lợi cho ai?
Không phải chỉ người Việt Nam mà cả thế giới đều biết về các cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam từ năm 1974 đến nay. Nhưng một bộ phận đông đảo nhân dân Trung Quốc chưa biết sự thật về tội ác xâm lược đó một phần vì sự tuyên truyền xuyên tạc của bộ máy tuyên truyền nước họ, nhưng một phần vì sự nín chịu của phía nạn nhân Việt Nam. Do đó, thật là vô lý và bất công khi Việt Nam không dám công khai gọi tên thủ phạm Trung Quốc xâm lược. Chẳng lẽ đối với người Việt Nam luôn có hai loại chiến tranh và hai loại kẻ thù, và chiến tranh do Pháp, Mỹ gây ra thì phải luôn ghi xương khắc cốt, nhưng chiến tranh do Trung Quốc gây ra thì phải quên đi và không được phép nhắc đến, thậm chí mấy cái bia tưởng niệm trót dựng lên ở Lạng Sơn cũng phải đục bỏ phi tang (ảnh trên); và những chiếc tàu ngày đêm xâm lấn biển đảo, ức hiếp dân chài của ta thì phải gọi là "tàu lạ"?
Vẫn biết dù sao việc nhắc lại quá khứ là điều cần thiết. Nhưng liệu có công bằng không khi chỉ nhắc lại hai kẻ thù Pháp, Mỹ mà không nhắc gì đến một kẻ xâm lược đã và đang trực tiếp đe dọa chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước mà vì nó hàng vạn anh hùng liệt sĩ và thường dân đã hy sinh đến nay vẫn là "vô danh"? Và điều quan trọng hơn là, cách thể hiện thiên lệch đó chắc chắn đã và đang gây ra những sự hiểu nhầm không cần thiết đối với thế giới và cả đối với kẻ thù, đồng thời khoét sâu thêm nỗi bức xúc trong dân chúng, đặc biệt những gia đình có con em đã hy sinh trong sự nghiệp chống quân bành trướng xâm lược Trung Quốc. Liệu điều này có lợi cho ai?
Dòng chữ trên một bia tưởng niệm chiến tranh biên giới bị đục bỏ |
Nếu nói rằng đó là "sách lược mềm mỏng, khôn khéo" thì cần xem xét lại ! Vẫn biết, sách lược mềm dẻo, khôn khéo là rất cần thiết, và Việt Nam không nên bao giờ chủ trương đối đầu với Trung Quốc và cần ưu tiên duy trì hòa bình để xây dựng đất nước, nhưng độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia phải là mục tiêu cao nhất và không thể nhân nhượng. Và muốn đạt mục tiêu này trước hết phải để cho toàn quân, toàn dân nhận biết kẻ thù là ai, chứ không thể mơ hồ lẫn lộn dù chỉ là bề ngoài.
Thực tiễn đấu tranh hơn nửa thế kỷ nay cho thấy giới cầm quyền Trung Quốc không từ một thủ đoạn nào để kiềm giữ Việt Nam trong vòng cương tỏa của họ, kể cả việc trắng trợn cấm đoán không cho Việt Nam mở rộng quan hệ với nước khác. Họ chẳng đã nhiều phen "trùm chăn đánh" ta không kêu được và qua mỗi bận như vậy đều gặm nhấm một phần lãnh thổ trên bộ và chiếm cứ thêm biển đảo của tổ quốc ta đó sao? Đó là lối hành xử rất không bình thường giữa các quốc gia bình đẳng. Do đó, nên chăng giờ đây đã đến lúc Việt Nam phải gọi đích danh kẻ xâm lược và coi đó là điều kiện tiên quyết để lấy lại tinh thần đoàn kết dân tộc và lấy lại lòng tin của nhân dân vào giới lãnh đạo đất nước. Đó là lựa chọn thích hợp trong bối cảnh hiện nay để "bảo vệ tổ quốc lúc chưa nguy" như Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mới nói trong dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội NDVN./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.