Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Nên ngừng dự án phát triển chờ chống tham nhũng?


Ở VN ngày nay bất cứ một dự án nào cũng là "chùm khế ngọt" và căn bệnh "thích dự án" đã trở thành kinh niên gắn liền với tệ nạn tham nhũng ở mọi cấp độ trên quy mô cả nước. Có lẽ đó là nguyên nhân tại sao mức chi phí của các dự án VN bao giờ cũng cao gấp nhiều lần so với thế giới. Đó là chưa kể các khoản chi "phát sinh" vì những lý do không rõ ràng. Các khoản chi để "sửa chữa khắc phục" trong thời kỳ hậu dự án cũng rất lớn. Với tất cả các loại chi phí chồng lấn lên nhau như vậy thường rất khó xác định tổng chi phí thực sự của một dự án. 


Tuy nhiên ta có thể làm một vài so sánh đơn giản với những thông tin và số liệu sẵn có trên mạng internet để thấy sự thất thoát ngân sách ở VN kinh khủng đến mức nào. Vẫn biết mọi so sánh đều có sự khập khiễng nhất định, nhưng không so sánh thì không thấy sự chênh nhau vô lý giữa VN và thế giới. Dưới đây là một vài ví dụ.
Đường Ô Chợ đừa (Hà Nội) dài 547m với tổng mức đầu tư hơn 642 tỉ đồng (trung bình hơn 1,1 tỉ đồng mỗi mét, vị chi hơn 50 triệu đô/km, và được mệnh danh là "đường đắt nhất hành tinh". 
Đường Láng-Hoà Lạc dài 30 km, 6 làn xe chi phí tương đương 410 triệu đô la, tính ra chi phí 13,7 triệu đô la cho 1km. 
Đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai dài 245, 4 làn xe, có nơi chỉ có 2 làn xe, chi phí hết 1,47 tỷ đô la, vị chi 6 triệu đô la cho 1km.



Một đoạn mặt đường rạn nứt của Cao Tốc Hà Nội-Lào Cai sau 2 tháng khánh thành


Trong khi đó, theo Cục giao thông và đường bộ Road& Transport Authority of Dubai RTA, con đường tránh đi vào thành phố Dubai (bypass) dài 70 km khánh thành năm 2012 với 12 làn xe tổng chi phí xây dựng hết 1 tỷ dirham= 278 triệu đô la. Như vậy tính ra chi phí xây dựng 1km đường cao tốc 12 làn xe của họ chỉ hết 3,97 triệu đô la thôi (*) 

Dự án sân bay Long Thành được khái toán 18 tỉ USD. Tuy mới chỉ là khái toán nhưng cho thấy đã quá cao so với quốc tế, cụ thể như: 
Sân bay Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ: 5,6 tỉ USD rộng 77 triệu mét vuông, tức gần 20.000 ha, lớn gấp 4 lần dự án sân bay Long Thành, có khả năng đón 150 triệu lượt hành khách mỗi năm được kỳ vọng sẽ là "sân bay lớn nhất thế giới". 
Sân bay Quốc tế Denver, bang Colorado, Hoa Kỳ: đã xây xong và đưa vào hoạt động từ năm 1995, tổng chi phí đầu tư là 4,8 tỉ USD (tương đương 7,45 tỉ USD ở thời điểm hiện nay). Sân bay này rộng 54 dặm vuông, tương đương 140 km vuông (gần 35.000 ha), lớn hơn 7 lần so với dự án sân bay Long Thành. Lượng khách đón hàng năm: 52,5 triệu.

tổng chi phí 33 tỷ USD , diện tích 220 km vuông, tương đương 55.000 ha, lớn gấp 101 lần dự án sân bay Long Thành (5.000 ha) và lớn gấp 65 lần sân bay Tân Sơn Nhất (8.500 ha) có khả năng đón 160 triệu lượt hành khách và 12 triệu tấn hàng hóa hàng năm, nhưng tổng chi phí chỉ bằng 1,8 lần khái toán của sân bay Long Thành. bay Long Thành (**)

Đó là chưa nói tình trạng chất lượng của hầu hết các công trình của VN bao giờ cũng xuống cấp nhanh, mới khánh thành đã phải xử lý "sự cố kỹ thuật". Dễ nhận thấy nhất là các dự án xây đường cao tốc, sân bay, bến cảng và các công trình công cộng lớn nhỏ. Hầu hết các tuyến đường cao tốc ở VN đều bị tình trạng sụt lún ngay sau khi khánh thành; mặt đường thì mấp mô, hành lang an toàn sơ sài nên tốc độ chạy xe không thể đạt chuẩn cao tốc.
Vậy câu hỏi đặt ra là vì sao chi phí cho các dự án ở VN quá cao so với thế giới mà chất lượng quá tồi? Câu trả lời chung nhất mà giới chức VN thường viện dẫn là "giá đền bù giải phóng mặt bằng", nhưng họ không nêu rõ lý do tại sao chi phí giải phóng mặt bằng cao như vậy. Thực ra sự "bí ẩn" này nằm ở khâu "cơ chế tham nhũng" thường rất tinh vi, có tổ chức hoặc được bảo kê của các cá nhân hoặc cơ quan nhà nước đầy quyền lực. Sự phản ứng của người dân trong các vùng có dự án cho thấy điều này.

"Kết quả" của phong trào dự án nhìn thấy được qua là sự biến đổi nhanh chóng trong bức tranh quang cảnh vùng ngoại vi Hà Nội, Sài Gòn và một vài tỉnh thành. Nhưng đi kèm với chúng là sự tàn phá khủng khiếp đối với đất trồng lúa (điển hình là dự án Ecopark ngay cửa cửa ngõ của Thủ đô); môi trường sinh thái bị tàn phá đồng thời dẫn đến nhiều tệ nạn xã hội không thể kể hết ra đây. Nếu xét về mục đích của đầu tư là để phát triển thì có thể nói VN đã và đang làm điều ngược lại, nguy hiểm nhất là biến đất nước thành một con nợ đầy rủi ro.

Vậy nên chăng đã đến lúc phải tạm ngừng cái gọi là "dự án phát triển" để chờ cải cách hành chính và giải quyết vấn nạn tham nhũng, nếu không muốn vỡ nợ ?


Ghi chú:(*) Thông tin do một cựu đại sứ VN tại Trung Đông cung cấp.
(**) Thông tin trên trang Anh basam tập họp từ các nguồn chính thức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này