Hội nghị TW 7 chưa hoàn toàn kết thúc, nhưng những gì diễn ra từ sau Đại hội Đảng lần thứ XI đang cho thấy một tình hình mới hiếm có trong chính trường đất nước, đó là sự bất đồng giữa Trung ương và Bô Chính trị xung quanh chủ đề nhân sự và chiến dịch chống tham nhũng. Điều này được thể hiện qua kết quả của Hôi nghị TW 6 và Hội nghi TW 7 cách nhau không đầy một năm. Tại Hội nghị TW 6 đã bỏ phiếu đa số tuyệt đối bác bỏ nghi quyết của Bộ Chính trị về việc "thi hành kỷ luật một ủy viên bộ Chính trị...". Và mới đây tại Hội nghị TW 7 lại bác bỏ danh sách đề cử bổ sung nhân sự của Bộ Chính trị, trong đó có nhân vật chủ chốt Nguyễn Bá Thanh-người đang giữ chức Trưởng Ban Nội chính Trung ương (tức cơ quan chỉ huy chống tham nhũng) và do đó rất cần thiết có chân trong Bộ Chính trị để phát huy đầy đủ quyền lực. Đó là những dấu hiệu cho thấy sự mâu thuẩn đến mức nào và không chỉ giữa các thế lực lãnh đạo chóp bu mà còn giữa các trào lưu tư tưởng và lợi ích trên quy mô toàn quốc.
Có thể nói, đại đa số người dân Việt Nam không tránh khỏi cảm giác thất vọng trước diễn biến tình hình nói trên.Với lòng tin sâu sắc rằng tham nhung là nguyên nhân chính ngăn cản bước tiến của đất nước và được Đại Hôi Đảng XI tái xác nhận "đang đe dọa sự tồn vong của chế độ", người dân đặt kỳ vọng vào chiến dịch chống tham nhũng do vị Tổng Bí thư (được hiểu là Đảng và Nhà nước) phát động. Đó cũng là lý do để người dân cảm thấy thất vọng về vai trò lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đồng thời bất bình trước sự cố kết của các thế lực tham nhũng đang ăn tàn phá hại nền kinh tế đất nước với những hậu quả không thể chối cãi. Nhiều ý kiến quả quyết rằng "bác Tổng đi sai nước cờ" hoặc do "thiếu quyết đoán" nên đã thất bại ... Dĩ nhiên, trong khi ván cờ còn chưa đến hồi kết thúc, thì ai đó vẫn có quyền hy vọng... Nhưng đối với những người xem bên ngoài thì thắng thua coi như đã rõ. Và cảm nhận chung là một sự bi quan bao trùm.
Tuy nhiên, còn một "cách tiếp cận win-win" khác xem ra cũng rất có lý. Đó là hãy coi tình hình hiện nay như một hình thái mới xuất hiện trong chính trường Việt Nam, mà từ đây sẽ có thể dẫn đến những thay đổi theo hướng tích cực. Cơ sở cho cách tiếp cận này là dựa vào quy luật tiến hóa: Những gì đã lỗi thời sớm muộn cũng phải bị đào thải để nhường chỗ cho cái mới phát huy. Cách tiếp cận này cho rằng trong chính trường Việt Nam lâu nay mọi thứ thường diễn ra một hướng và bao giờ cũng êm đềm trong bối cảnh chẳng có đối lập cũng không có cánh tả, cánh hửu hay quân đỏ, quân đen... thì sự kiện đấu đá nội bộ vừa xảy ra giữa Ban Chấp hành TW và Bộ Chính trị đúng là một hiện tượng mới, thậm chí đáng lo ngại (đến nỗi ông Tổng Bí thư cũng phải khóc đấy thôi!). Nhưng, so với thế giới thì đó là một hiện tượng rất bình thường. Đúng ra, nên coi đó là hiện tượng lành mạnh hiếm có trong chính trường Việt Nam để lấy đó làm niềm an ủi và cảm hứng. Có người mô tả nó như cuộc đấu giữa "Phủ chúa" và "Cung vua" nghe khá hình tượng. Nhưng nếu gọi đó là cuộc đấu giữa "Nhóm lợi ích" và "Nhóm bảo thủ" thì có lẽ chính xác hơn. Thực ra hai nhóm đó chẳng nhóm nào tốt hơn nhóm nào. Nhưng vào lúc này nếu có thể lựa chọn thì người ta nên lựa chọn cái "ít xấu hơn", đó là Nhóm lợi ích. Lý do đơn giản là vi dù sao nhóm này đã "ăn đủ" rồi và hi vọng bọn họ ít nhiều đã hiểu được cái giá phải trả cho sự tham nhũng(?). Còn Nhóm bảo thủ như thường lệ quá đề cao lý thuyết chính trị là thống soái và xa rời với thực tế. Họ tưởng có thể chống tham nhũng bằng thứ vũ khí "phê và tự phê" trong khi vẫn duy trì cơ chế và luật lệ đã bị bản thân coi là "bất cập" từ lâu rồi.
Đó là nói trong trường hợp có thể chọn lựa. Nhưng e rằng không dẽ diễn ra kịch bản lựa chọn như vậy! Bởi lẽ luôn còn đó nguy cơ của sự thỏa hiệp giữa Nhóm bảo thủ và Nhóm lợi ich như nó vốn vẫn diễn ra. Và sự thỏa hiệp còn nguy hại hơn nhiều. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng tiến thoái lưỡng nan thường thấy trong chính trường Việt Nam lâu nay./.
Đó là nói trong trường hợp có thể chọn lựa. Nhưng e rằng không dẽ diễn ra kịch bản lựa chọn như vậy! Bởi lẽ luôn còn đó nguy cơ của sự thỏa hiệp giữa Nhóm bảo thủ và Nhóm lợi ich như nó vốn vẫn diễn ra. Và sự thỏa hiệp còn nguy hại hơn nhiều. Đó cũng là nguyên nhân của tình trạng tiến thoái lưỡng nan thường thấy trong chính trường Việt Nam lâu nay./.
Bài này em thấy giọng văn của bác, nhưng không đề tên tác giả.
Trả lờiXóaLâu nay, hễ BCT quyết cái gì là BCHTW bỏ phiếu như thế, và lần này thì đã khác, như trong bài đã đề cập, theo em đây là điều tốt.
Có thể nói, uy tín của ông TBT Nguyễn Phú Trọng đã không còn một gram nào nữa, cuộc bỏ phiếu vừa rồi, nếu đúng như đã lan truyền, xem như là thất bại của ông Nguyễn Phú Trọng, và có thể ông Trọng sẽ nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ, trừ một vài ngoại lệ khác.
Chỉ định gợi mở vấn đề thảo luận thôi, Ng Hữu Quý.
XóaNếu buột chọn 1 trong 2: Kạo em chọn "Nhóm lợi ích" ăn no hối hận sẽ làm, hổng làm là quất đít. Nhưng 2 nhóm sẽ thảo hiệp để cùng tồn tại là tất nhiên, nhùng nhằn mãi dân tình bơ vơ.
Trả lờiXóaKhông nên hiểu là "nhóm lợi ích" đã ăn đủ rồi thì sẽ không ăn nữa hoặc ăn ít hơn trước. Lòng tham không đáy, chúng vẫn sẽ ăn đến chừng nào xã hội có được một thiết chế hữu hiệu và đủ mạnh không còn dám ăn nữa thì mới chịu thôi. Vấn đề nằm ở chỗ: Chúng đã ăn quá lâu và quá dày nên giờ phải lo giữ bằng mọi giá, kể cả cái giá đó sẽ đưa ĐCS xuống mồ. Một xã hội dân chủ và một nhà nước pháp quyền thật sự chính là cái giá chúng đang cần và trong thời đại của công nghệ truyền thông hiện nay, trò lén bán biển, bán đảo không còn áp dụng được nữa thì ĐCS ơi! Vĩnh biệt. Đó là giải pháp duy nhất và chúng cũng biết điều đó.
Trả lờiXóaOK!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
XóaPhương án tối ưu là tái lập thêm hai đảng nữa ở Việt nam như thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo Đất nước:Đảng Dân Chủ theo đường lối cấp tiến đại diện giới tri thức Quốc gia ,Đảng Xã Hội đại diện quyền lợi của giới chủ ,Đảng Cộng Sản hay Đảng Lao Động hay Công Đảng đại diện quyền lợi người lao động.
Trả lờiXóaTôi cũng chọn nhóm lợi ích, vì nhóm này sẽ muốn thay đổi, nếu không thì con cháu của họ có thể bị nhóm độc tài khác cướp lại tài sản mấy hồi.
Trả lờiXóaTất cả đều bảo thủ và chỉ có nhóm lợi ích trong nhóm bảo thủ chứ không phải hai nhóm như mọi người nghĩ. Nhóm lợi ích gồm những người nắm những chức vụ trong chính phủ, nhóm này mới có quyền phân phát và có đầy đủ điều kiện tham nhũng. Những nhân vật chỉ giữ chức vụ đảng thì bổng lộc chẳng thấm vào đâu. Do vậy bác tổng và BCT thua BCHTW là phải thôi. Kẻ có tiền, có quyền là kẻ mạnh. Đừng mắng Bác Lú nhiều quá tội. Chỉ trách quá nhu nhược thôi.
Trả lờiXóachính xác, tôi rất đồng tình với y kiến của bác.
XóaHy vọng bọn tham nhũng ăn đủ rồi sẽ ăn ít đi chẳng qua là tự lừa dối mình thôi. Chẳng còn bấu víu vào điều gì nên trông chờ vào lòng tốt của chó sói. Quá ngây thơ
Trả lờiXóaexellent comments
XóaCả hai nhóm đều khốn nạn như nhau cả thôi. Lấy gì để đảm bảo là nhóm lợi ích ăn đủ rồi nên không ăn nữa. Mơ hồ. Còn nhóm "bảo thủ" thì coi như đã là bọn Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Kéo dài sự sống cho nhóm này thì VN mình chỉ là nước chư hầu của bọn Tàu. Cái nhà đã nát thì phá đi để xây lại. Tuy nhiên khi phá nhà phải có người dọn sạch rồi mới xây được.Cái này có lẽ chỉ có anh Đa Đảng mới làm được.
Trả lờiXóaVậy anh "đa đảng" là ai mà tài zậy, chỉ ra cụ thể xem ở VN làm cách nào có được?
XóaMột giải pháp khả thi: chuyển giao nhẹ nhàng, Tổng Trọng lú lẫn, bất lực về vườn. Đảng bầu một nhân vật cấp tiến trong BCT thay thế. BCT thay máu bằng những người tâm huyết, có năng lực nhất định... tiến tới dân chủ, đa nguyên, đa đảng, hội nhập thật sự với thế giới văn minh, dứt bỏ CNXH lỗi thời, phản dân, hại nước, như Liên Xô và Đông Âu đã đi trước 1/4 thế kỷ
Trả lờiXóaNí nuận ....Xuông!
Xóatôi nghĩ trong nhóm có tổ, hoặc có phe ta sẽ lựa ra tổ , hoặc phe có tính cấp tiến hơn, nhưng phải có thời gian, chứ thật tình lúc này chả dám tin vào nhòm lợi ích hay phe bảo thủ; lạy trời phù hộ cho đất nước này, sớm có nhóm tiến bộ nào đó đủ khả năng đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu và chống trả nạn ngoại xâm phương Bắc!
Trả lờiXóaĐừng bao giờ trách nhóm lợi ích, cơ chế độc đảng như ta thì không có nhóm lợi ích mới là lạ . Nếu phải chọn giữa "nhóm lợi ích " và "nhóm bảo thủ " tất nhiên là phải chọn "nhóm lợi ích " rồi . Nếu " nhóm bảo thủ " thắng thế nước ta sẽ lại quay lại thời kỳ bao cấp thôi , dân lại khổ và không có cơ hội phát triển , hoà nhập với thế giới văn minh . Lý thuyết của "nhóm bảo thủ " rất hay nhưng xa lạ và không thực tế , không tuân theo quy luật tự nhiên để phát triển . Theo " nhóm lợi ích" may ra lúc họ nhiều tiền rồi , họ lại nghĩ đến "dân chủ " cho đất nước để họ được lưu danh và bảo vệ tài sản của họ .
Trả lờiXóaHai thế lực "bảo thủ" và "nhóm lợi ích" đang tranh nhau cơ hội độc quyền đục khoét đất nước. Phe nào thắng thì nhân dân vẫn khốn nạn, phẻ bảo thủ thì tiếp tục ngu dân, trói buộc đất nước vào cái xiềng Mac-Lê-Mao mà nhân loại đã ra cả nghị quyết lên án tội ác. Phe "nhóm lợi ích" thắng thì chúng càng cướp của dân ntaanf bạo và trắng trơn hơn, đặc bietj khi chúng muốn học theo mô hình độc tài của tay mật vụ Putin, bắt dân tiếp tục làm một đàn cừu. Nước Nga của tay KGB ày đang đứng thứ 143/182 nước tham nhũng nhất thế giới (số càng to tham nhũng càng lớn) chỉ vì mọi quyền hành đều tập trung vào tay bọn công an mật vụ Siloviki. Một chính quyền công an trị là sự khốn nạn tieps theo sự khốn nạn này. Nước Viêt hết từ ngõ cụt này lại chui vào ngõ cụt khác.
Trả lờiXóaCùng xuất than là chế độ độc tài, đồng chí X thì đi Nga, Belarus - hai nước độc tài - mã tầm mã ngưu tầm ngưu là thế, còn TT Thensein của Myanmar thì đi Mỹ! Hai hình ảnh đó cho thấy vận nước của nước Việt còn mờ mịt!
Bài phân tích thì hay nhưng chốt lại quá dở. Chờ lòng tốt của sói, ĐỪNG MƠ!
Trả lờiXóaChính xác!
XóaBiết ăn khắc biết làm..kakakaka!!!!!
Trả lờiXóaTôi thấy cái anh cs này cũng chả tốt đẹp đèo gề, cứ để cho anh X quậy cho nát mẹ nó bươm thì lại là cái hay..!!!
Trả lờiXóa