Ở Việt Nam gần đây có một quan niệm khá phổ biến là đất nước đang thiếu lãnh đạo, hẫng hụt lãnh tụ(!). Và quan niệm này dường như được chia sẻ bởi cả dân chúng và chính quyền. Nếu đem so sánh với các thế hệ lãnh đạo trước như Cố Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn v.v... thì những thế hệ lãnh đạo sau này không thể sánh kịp về tài năng, đức độ, nhất là về uy tín trong nhân dân. Đặc biệt trong quảng 10 năm trở lại đây cùng với những thất bại trong các kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đã bộc lộ sự yếu kém của bộ máy công quyền đồng thời với tệ nạn tham nhũng lan tràn như một căn bệnh hết phương cứu chữa. Đó không chỉ là nguyên nhân làm mất uy tín cá nhân những người lãnh đạo mà là nguyên nhân làm mất lòng tin của dân chúng vào sự lãnh đạo của Đảng đến mức "đe dọa sự tồn vong của chế độ" như đã được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng, trong khi dân gian bàn tán một cách bi quan về "vận nước đang suy vong..." với những lời đồn đại nhuốm màu mê tín dị đoan.
Thực ra, về số lượng lãnh đạo Việt Nam không hề thiếu, trái lại còn thừa; nếu thiếu là thiếu lãnh đạo có năng lực, và thiếu vai trò lãnh tụ, thì đúng hơn. Tình trạng mất uy tín của đội ngũ lãnh đạo đất nước là có thực. Nhưng đó là do bản thân giới lãnh đạo (kể cả những người tuổi đời còn trẻ) tự thoái hóa, biến chất hoặc không còn thích ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Số này là những cá nhân hoặc đại diện cho các nhóm lợi ích, chứ không đại diện cho toàn bộ nguồn nhân lực của dân tộc. Theo lẽ thường, một đất nước có 90 triệu dân (kể cả đang ở nước ngoài) không thể nào thiếu nhân tài. Sở dĩ có tình trạng thiếu lãnh đạo, hụt hẫng lãnh tụ là do cách thức tuyển chọn không bình thường, theo đó người ta khoanh vùng những nhân vật được coi là có tiềm năng lãnh đạo để bồi dưỡng và đề bạt thành lãnh đạo, thậm chí thành lãnh tụ của đất nước! Sẽ là thiếu công bằng nếu phủ nhận hoàn toàn phương cách chọn lựa và đào tạo cán bộ. Đúng là nó có thể phát huy tác dụng nhất định như một giải pháp tình thế trong giai đoạn đầu của chính quyền. Nhưng cách làm này không thể kéo dài mãi mãi, và càng không thể coi đó là cách duy nhất đúng nhằm phục vụ những lý do chính trị mơ hồ. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu bỏ qua quy luật phát triển và lựa chọn tự nhiên đối với năng lực con người. Cách làm này không khác nào "cắt gọt" con người cho vừa với một bộ quần áo may sẵn mà không tính đến tầm vóc con người và đất nước Việt Nam hiện đại hoặc giống như những chiếc phểu lọc ngăn chặn mọi nhân tố mới. Hết đại hội này sang đại hội khác, hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, Đảng và Nhà nước đều đánh giá "trình độ cán bộ còn yếu kém..., chưa đáp ứng nhu cầu"....để rồi cứ loay hoai tìm kiếm "người hiền tài" trong số ít ỏi những nhân vật đã từng năm lần bảy lượt được "nâng lên đặt xuống". Rốt cuộc không chọn được người này thì phải chọn người kia khi tuổi tác của họ đã quá cao nhưng trình độ vẫn như cũ. Để bổ khuyết người ta đặt ra phương thức "luân chuyển cán bộ" như là một biện pháp để rèn luyện đào tạo..., nhưng thực chất chỉ là sự hoán đổi vị trí để che dấu sự bất tài hay khuyết điểm của những người được chọn. Đó là chưa nói những hậu quảmà họ có thể gây ra khi chuyển sang làm những công việc không đúng với sở trường của họ. Quy chế "tập sự" cán bộ lãnh đạo các cấp không khác nào "bắt cóc bỏ dĩa". Cách thức và quy trình lựa chọn, đào tạo như vậy là nguyên nhân "làm già hóa" đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đất nước, trong khi tạo ra những kẻ hở cho những kẻ cơ hội với một nguyên tắc bất thành văn là cứ nhắm mắt phục tùng cấp trên thì sớm muộn cũng sẽ được đề bạt.
Nói tóm lại, cách chọn lọc, đào tạo cán bộ như trên thường không đưa lại kết quả tốt. Người ta có thể uốn nắn một cái cây để thành "cây cảnh", nhưng không thể uốn nắn một con người để thành lãnh tụ. Ngoài một vài cái lợi trước mắt, cách tuyển dụng cán bộ này hạn chế, thậm chí làm thui chột nguồn nhân tài của đất nước. Trong suốt quá trình dài vừa qua, hầu hết các vị trí lãnh đạo từ thấp lên cao của Đảng và Nhà nước vẫn được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm theo cùng một cách thức nên khó mà có những người lãnh đạo tốt, lại càng khó có những lãnh tụ xuất chúng với đầy đủ bản lĩnh, tư cách và tầm nhìn mới mẽ. Để lên được cấp cao nhất người lãnh đạo thường không còn là bản thân mình nữa, họ đã phải thỏa hiệp hoặc bị đồng hóa với tư tưởng và phong cách của thế hệ đi trước. Ở đây có một điều nghịch lý là, dù mang danh nghĩa một nhà nước dân chủ XHCN với khẩu hiệu "do dân, vì dân", nhưng cách thức bổ nhiệm lãnh đạo không khác mấy so với thời phong kiến. Mọi quá trình chọn lọc và bổ nhiệm đều diễn ra trong hậu trường cho đến khi công bố thì dân mới được biết. Đặc biệt trong thời kỳ gần đây, khi nạn tham nhũng lộng trào khiến quyền lực gắn liền với đồng tiền, thì động cơ "làm quan" tái diễn rất mạnh mẽ với tình trạng con ông cháu cha "chen ngang" nắm các cương vị lãnh đạo trong bộ máy công quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước. Trào lưu mua danh bán chức bằng nhiều thủ đoạn cũng đua nỡ, chưa có bằng cấp thì mua bằng cấp để được đề bạt, thậm chí đề bạt trước rồi "cho đi học" kiếm bằng cũng không sao!
Thực ra, về số lượng lãnh đạo Việt Nam không hề thiếu, trái lại còn thừa; nếu thiếu là thiếu lãnh đạo có năng lực, và thiếu vai trò lãnh tụ, thì đúng hơn. Tình trạng mất uy tín của đội ngũ lãnh đạo đất nước là có thực. Nhưng đó là do bản thân giới lãnh đạo (kể cả những người tuổi đời còn trẻ) tự thoái hóa, biến chất hoặc không còn thích ứng với tình hình nhiệm vụ mới. Số này là những cá nhân hoặc đại diện cho các nhóm lợi ích, chứ không đại diện cho toàn bộ nguồn nhân lực của dân tộc. Theo lẽ thường, một đất nước có 90 triệu dân (kể cả đang ở nước ngoài) không thể nào thiếu nhân tài. Sở dĩ có tình trạng thiếu lãnh đạo, hụt hẫng lãnh tụ là do cách thức tuyển chọn không bình thường, theo đó người ta khoanh vùng những nhân vật được coi là có tiềm năng lãnh đạo để bồi dưỡng và đề bạt thành lãnh đạo, thậm chí thành lãnh tụ của đất nước! Sẽ là thiếu công bằng nếu phủ nhận hoàn toàn phương cách chọn lựa và đào tạo cán bộ. Đúng là nó có thể phát huy tác dụng nhất định như một giải pháp tình thế trong giai đoạn đầu của chính quyền. Nhưng cách làm này không thể kéo dài mãi mãi, và càng không thể coi đó là cách duy nhất đúng nhằm phục vụ những lý do chính trị mơ hồ. Sẽ là sai lầm nghiêm trọng nếu bỏ qua quy luật phát triển và lựa chọn tự nhiên đối với năng lực con người. Cách làm này không khác nào "cắt gọt" con người cho vừa với một bộ quần áo may sẵn mà không tính đến tầm vóc con người và đất nước Việt Nam hiện đại hoặc giống như những chiếc phểu lọc ngăn chặn mọi nhân tố mới. Hết đại hội này sang đại hội khác, hết nhiệm kỳ này sang nhiệm kỳ khác, Đảng và Nhà nước đều đánh giá "trình độ cán bộ còn yếu kém..., chưa đáp ứng nhu cầu"....để rồi cứ loay hoai tìm kiếm "người hiền tài" trong số ít ỏi những nhân vật đã từng năm lần bảy lượt được "nâng lên đặt xuống". Rốt cuộc không chọn được người này thì phải chọn người kia khi tuổi tác của họ đã quá cao nhưng trình độ vẫn như cũ. Để bổ khuyết người ta đặt ra phương thức "luân chuyển cán bộ" như là một biện pháp để rèn luyện đào tạo..., nhưng thực chất chỉ là sự hoán đổi vị trí để che dấu sự bất tài hay khuyết điểm của những người được chọn. Đó là chưa nói những hậu quảmà họ có thể gây ra khi chuyển sang làm những công việc không đúng với sở trường của họ. Quy chế "tập sự" cán bộ lãnh đạo các cấp không khác nào "bắt cóc bỏ dĩa". Cách thức và quy trình lựa chọn, đào tạo như vậy là nguyên nhân "làm già hóa" đội ngũ cán bộ lãnh đạo của đất nước, trong khi tạo ra những kẻ hở cho những kẻ cơ hội với một nguyên tắc bất thành văn là cứ nhắm mắt phục tùng cấp trên thì sớm muộn cũng sẽ được đề bạt.
Nói tóm lại, cách chọn lọc, đào tạo cán bộ như trên thường không đưa lại kết quả tốt. Người ta có thể uốn nắn một cái cây để thành "cây cảnh", nhưng không thể uốn nắn một con người để thành lãnh tụ. Ngoài một vài cái lợi trước mắt, cách tuyển dụng cán bộ này hạn chế, thậm chí làm thui chột nguồn nhân tài của đất nước. Trong suốt quá trình dài vừa qua, hầu hết các vị trí lãnh đạo từ thấp lên cao của Đảng và Nhà nước vẫn được đào tạo, bồi dưỡng và bổ nhiệm theo cùng một cách thức nên khó mà có những người lãnh đạo tốt, lại càng khó có những lãnh tụ xuất chúng với đầy đủ bản lĩnh, tư cách và tầm nhìn mới mẽ. Để lên được cấp cao nhất người lãnh đạo thường không còn là bản thân mình nữa, họ đã phải thỏa hiệp hoặc bị đồng hóa với tư tưởng và phong cách của thế hệ đi trước. Ở đây có một điều nghịch lý là, dù mang danh nghĩa một nhà nước dân chủ XHCN với khẩu hiệu "do dân, vì dân", nhưng cách thức bổ nhiệm lãnh đạo không khác mấy so với thời phong kiến. Mọi quá trình chọn lọc và bổ nhiệm đều diễn ra trong hậu trường cho đến khi công bố thì dân mới được biết. Đặc biệt trong thời kỳ gần đây, khi nạn tham nhũng lộng trào khiến quyền lực gắn liền với đồng tiền, thì động cơ "làm quan" tái diễn rất mạnh mẽ với tình trạng con ông cháu cha "chen ngang" nắm các cương vị lãnh đạo trong bộ máy công quyền hoặc doanh nghiệp nhà nước. Trào lưu mua danh bán chức bằng nhiều thủ đoạn cũng đua nỡ, chưa có bằng cấp thì mua bằng cấp để được đề bạt, thậm chí đề bạt trước rồi "cho đi học" kiếm bằng cũng không sao!
Nên chăng cần đặt lại vấn đề một cách khách quan phù hợp với thực tiễn quốc tế và trào lưu của thời đại. Trước hết, nguồn lực con người, trong đó vai trò lãnh tụ và lãnh đạo của một quốc gia là bất biến đúng như câu nói bất hủ của tiền nhân Nguyễn Trãi: "Hào kiệt đời nào cũng có". Nhiều nước trên thế giới không hề có chuyện lựa chọn, đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo như ở Việt Nam, nhưng họ không bao giờ thiếu người làm tổng thống, thủ tướng; nhiều người trong số họ ở độ tuổi trẻ hẳn so với lãnh đạo Việt Nam như các Tổng thống Clinton, Obama của Mỹ, Tony Blair của Anh hay nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra của Thái Lan hoặc ông phó Thủ tướng Đức gốc Việt nọ, v.v... Hầu hết những cuộc cách mạng vĩ đại nhất thế giới đều được lãnh đạo bởi những con người mà trước đó không được lựa chọn để đào tạo . Rất nhiều nhà lãnh đạo tài ba đều xuất thân từ một địa vị xã hội bình thường, có trường hợp tài năng được bộc lộ khi trẻ tuổi..., nhưng họ không hề được chọn lựa để đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục đích làm lãnh tụ! Thực tế cũng cho thấy chính yếu tố mới mẽ, trẻ trung được chọn lựa tự nhiên hoặc qua bầu cử trực tiếp của công chúng là bí quyết để làm nên những kỳ tích biến đổi xã hội. Ngược lại, những nhà lãnh đạo do sự lựa chọn của thế hệ trước thường bị hạn chế trong việc canh tân thay đổi, vì ho thường có cảm giác hàm ơn những người đã bồi dưỡng cất nhắc họ, từ đó cảm thấy có nghĩa vụ phải tuân thủ và bảo vệ chế độ cũ, thậm chí lo sợ cái mới. Đó là những kinh nghiệm mà Việt Nam không thể bỏ qua.
Bài hay, cảm ơn bác!
Trả lờiXóaCảm ơn Nhà văn đã khen. Giá được thêm giới Lãnh đạo khen nữa thì tốt!
Trả lờiXóa"Lãnh đạo giỏi là người lãnh đạo được những người giỏi hơn mình".
XóaĐược Bác Nguyễn Quang Lập khen là hạnh phúc lắm lắm rồi. Giới lãnh đạo họ chả giám khen đâu...
Cám ơn các Bác!!!
Lãnh đạo chỉ thích ca tụng, ưa nịnh hót, gian thần lộng hành. Làm thì láo, báo cáo thì kêu, giỏi tranh công đổ lỗi. Cơ chế này chỉ sinh ra những con vẹt nói theo nghị quyết. Bởi vì anh hùng chỉ có thể là sản phẩm của thời đại đấu tranh Cách mạng, từ trong phong trào đấu tranh oanh liệt của quần chúng nhân dân. Thời thế sẽ sinh ra những anh hùng hào kiệt vì dân vì nước.Chưa có anh hùng vì chúng ta chưa tạo ra thời thế để anh hùng xuất hiện .
XóaAnh cu thừa
Trả lờiXóaNước ta chẳng thiếu thứ gì
Nhưng mà thừa cũng rất chi chít nhiều:
Trên thừa bất chính, quan liêu
Dưới thừa rối loạn, giáo điều, gian manh
Cho nên lãnh đạo muốn thành
Chỉ cần cắt phéng cái anh cu thừa.
Thìa bác cứ nói trắng ra là họ chả lựa người tài, chỉ chọn thành phần COCC hoặc CCCCC làm lãnh đạo. Đâu cũng vậy cả. Bác lập khen chứ tui thấy bác viết bài này dở, hì hì...
Trả lờiXóaNgười khen, kẻ chê là chuyện BT! Cảm ơn cậu đã chê. Nhưng bài viết này không định "nói trắng ra" như vậy, vì chuyện COCC chỉ là một khía cạnh của vấn đề.
Trả lờiXóa