Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Khi không thể "1 chọi 100" trên biển

Hình chỉ có tính minh họa
Những ai theo dõi tình hình biển Đông thời gian gần đây đều ít nhiều lo lắng về nguy cơ xung đột quân sự đang đến gần. Một cuộc xung đột quân sự nếu nổ ra chắc chắn không phải do phía các nước nhỏ trong khu vực khơi mào (mặc dù họ luôn bị phía TQ cố tình kiếm cớ gây sự...); nó chỉ nổ ra do sự chủ động từ phía TQ. Có ít nhất 4 lý do để nói như vậy: 1) Sau thời kỳ "ném đá dò sông" (từ 2009 đến cuối năm 2011) phía TQ dường như đã biết mức độ phản ứng của dư luận quốc tế là có giới hạn ; riêng ASEAN đã bị Bắc Kinh dùng nhiều thủ đoạn kinh tế, ngoại giao phân hóa, chia rẽ đến mức cần thiết ; 2) Giờ đây Bắc Kinh có thể đoan chắc không một nước thứ ba nào, kể cả Mĩ, Nga sẽ trực tiếp can dự vào một cuộc chiến  giữa  TQ với một nước ASEAN, kể cả Philipine là đồng minh của Mĩ , nhất là nếu đó chỉ là một cuộc chiến quy mô nhỏ và nhanh gọn (theo nhận định của thời báo Hoàng Cầu); 3) Đến thời điểm này, phía TQ đã cơ bản "tập kết" đông đủ lực lượng áp đảo bao gồm hơn 1.000 tàu các loại. Bên cạnh căn cứ khổng lồ Tam Á ở Đảo Hải Nam, cơ sở  tiếp tế hậu cần  trên đảo Hoàng Sa cũng đã hoàn tất; giàn khoan dầu-khí  khổng lồ cũng đã bắt đầu hoạt động tại đây; các lực lượng hải-không quân đã được tập dượt sẵn sàng cho tình huống xung đột, đặc biệt cho việc đánh chiếm các đảo ngoài khơi (theo tổng hợp các nguồn tin TQ và quốc tế); 4) Qua vụ "va chạm" với Philipine gần đây nhất tại đảo Scarborouph cho thấy Bắc Kinh dường như đã chọn chiến thuật "biển người" làm chủ đạo đồng thời sẵn sàng dùng biện pháp "chiến tranh nóng" khi cần. Và một thắng lợi tại đây sẽ khuyến khích họ áp dụng sang các địa điểm khác, với các nước khác. Nói tóm lại, sau thời kỳ thăm dò dư luận và chuẩn bị thực lực, phía TQ nay đã sẵn sàng và quyết liệt trong cuộc tranh dành biển Đông. Tham khảo về bố trí lực lượng TQ tại biển Đông http://dantri.com.vn/c36/s36-595785/cac-can-cu-quan-su-cua-trung-quoc-tren-bien-dong.htm

Nhìn vào bối cảnh tình hình và mối tương quan so sánh lực lượng tại biển Đông hiện nay và có lẽ cả trong tương lai gần, ta thấy một thế trận mới dường như đã an bài. Đó là thế trận áp đảo của lực lượng Trung Quốc. Thế mạnh duy nhất vốn có của Việt Nam, Philipine và ASEAN nằm ở tính chính nghĩa dựa trên luật pháp và công lý quốc tế, nhưng đã bị phía TQ trắng trợn khước từ.Các tổ chức quốc tế, kể cả của LHQ, khoanh tay đứng nhìn như "bất lực". Vai trò của Mĩ vốn được kỳ vọng, nay cho thấy không đáng tin cậy. Khối đoàn kết ASEAN ngày càng lộ rõ tình trạng bị TQ chia rẽ, lũng đoạn và vô hiệu hóa.Có thể nói, chừng nào chưa nỗ ra chiến tranh lớn hoặc chiến sự kéo dài tại biển Đông, chừng đó TQ vẫn giữ thế chủ động lấn chiếm biển đảo theo lịch trình của họ. Trở ngại chỉ xảy ra nếu bị đối phương phản kích mạnh và  cuộc chiến kéo dài thế giằng co.  
những dàn tên lửa từ đất liền

tàu khu trục từ quân cảng
Tình thế đòi hỏi Việt Nam, chí ít trong giai đoạn giao thời từ sức mạnh của bạo cường đến sức mạnh của chân lý, không có cách nào khác là phải vận dụng nội lực bằng cách dựa vào thế đất, trời, nuối, sông và biển cả. Từ ngàn xưa ông cha ta đều đánh bại kẻ thù chủ yếu bằng cách dựa vào nội lực đấy chứ!. Một trong những nhân tố để tạo nên nội lực trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền biển đảo chính là địa thế hình chữ S án ngữ từ bắc xuống nam của biển Đông. Trước thế thượng phong của đối phương, nếu dốc hết tiềm lực cho trận chiến trên biển đảo, cùng lắm Việt Nam cũng chỉ đạt thế "1 chọi 100" với đối phương mà thôi!. Tuy nhiên, dù trong bất cứ tình huống nào, nếu ta phá được âm mưu "đánh nhanh thắng nhanh" của đối phương, buộc chúng rơi vào thế sa lầy và chiến sự kéo dài, ta nhất định sẽ được dư luận ủng hộ và chiến thắng. Để làm được điều này ngoài lực lượng tại chỗ (tức là căn cứ trên các đảo và tàu chiến) phải có sự yểm trợ hỏa lực mạnh từ đất liền, trong đó hỏa lỏa lực chính là tên lửa từ các bệ phóng đặt ven bờ biển kết hợp với các máy bay oanh tạc xuất phát từ các căn cứ trên đất liền. Bằng cách này, toàn bộ phần phía tây của biển Đông, kể cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý đều nằm trong tầm yểm trợ trực tiếp của hỏa lực từ đất liền. Đó vừa là sức mạnh tấn công đầy hiệu quả vừa là thế răn đe đối với kẻ thù trước khi chúng định phiêu lưu xâm lược.
Trên đây chỉ là một vài nhận xét được"kiểm nghiệm" từ một ý tưởng đã đề cập trong một bài viết dài hơn của tôi cách đây một năm. Bài viết đó đã được nhiều bạn đọc góp ý thảo luận, trong đó có những lời bình tâm đắc xin đăng lại nguyên văn dưới đây để mọi người cùng tham khảo. 

Trích dẫn:                                                                          


Chia sẻ với tác giả bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới
Ngày 29/4/2011, Blog Trần Kinh Nghị đăng bài “Thế trận Việt Nam: Cần một tư duy mới”; đây là bài của chính chủ Blog, Trần Kinh Nghị, ông từng là Phó Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch.

Bài viết thuyết phục người đọc bởi cách viết đi từ truyền thống và Lịch sử (phần I), so sánh tương quan lực lượng (phần II); và cuối cùng, trong một góc nhìn riêng, tác giả đưa ra những ý tưởng về giải pháp (phần III) để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trước những âm mưu không chỉ thôn tính Biển Đông, mà còn cả khu vực Đông Nam Á của giới lãnh đạo Trung Quốc.

Tôi đồng ý với tác giả, khi ở “phần III: Sự lựa chọn nào cho Việt Nam?”, tác giả Trần Kinh Nghị nêu ra các giải pháp (ý tưởng) của ông như sau:
Không nhất thiết phải đứng về một bên chống một bên 
Yếu tố quyết định là nội lực và sự đoàn kết dân tộc
Dựa vào thế trận “chiến tranh nhân dân”
Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Ngoại giao cởi mở, công khai, minh bạch

Tôi tâm đắc và muốn bàn thêm với tác giả ở nội dung “Tránh chạy đua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền”, khi toàn bộ phân này, tác giả viết (nguyên văn):
Tránh chạy dua vũ trang một cách dàn trải, ưu tiên vũ trang phòng thủ từ đất liền
Trong số các bên tranh chấp Biển Đông, Việt Nam là nước án ngữ gần như toàn bộ bờ Tây của biển này. Với địa thế và địa hình độc đáo như vậy, không có lý do gì để không tính đến một chiến thuật phòng thủ độc đáo. Đó là phòng thủ từ đất liền là chính (tất nhiên với mức độ vũ trang cần thiết về hải quân và không quân với khả năng của nền kinh tế nước nhà). Với địa hình địa thế ven biển của Việt Nam, đây có thể là một giải pháp lý tưởng mà các nước khác quanh Biển Đông không thể có.

Chiến thuật này không chỉ phù hợp về  địa thế mà còn ít tốn kém hơn nhiều so với các phương án chiến thuật phòng thủ trên biển hoặc trên không. Chưa cần tính toán cụ thể , ta cũng có thể ước đoán kinh phí  cho một cỗ đại pháo tầm xa hay một dàn tên lữa “đất đối biển” chắc chắn thấp hơn  so với một tàu chiến, và thấp hơn nhiều so với một tàu ngầm hay tàu sân bay. Độ chính xác hỏa lực cũng không thua kém gì nhau. Khả năng ngụy trang, bảo vệ tương đương so với các phương tiện trên biển. Ngoài ra nó có ưu thế từ đất liền khống chế hầu như toàn bộ 1/2 phía Tây của Biển Đông. Yếu điểm (nếu có) của chiến thuật này là chỉ mạnh về phòng thủ, không có khả tấn công và chiếm giữ trên biển. Tuy nhiên nó hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chính trị của Việt Nam với tư cách người tự vệ. Nó có tác dụng răn đe và khống chế (tương tự như những cổ pháo của Đan Mạch từng một thời khống chế eo biển Ban Tích ). 

Trong một vài bài viết trước đây, khi đề cập đến nguy cơ đến với Việt Nam từ phía Tây (Lào và CamPuChia - CPC), tôi đã có đề cập đến hệ thống xa lộ chạy từ Vân Nam (TQ) đi qua lãnh thổ Lào xuống CPC và đến cảng Sihanoukville (vịnh Thái Lan); như vậy, TQ sẽ hình thành một “gọng kìm” ở hai phía Đông và Tây đối với VN; và đã cảnh báo:
Nếu như trong kháng chiến chống Mỹ, VN dựa vào đường Trường Sơn huyền thoại, thì trong “cuộc chiến” với ông bạn hữu nghị “4 tốt” điểm mạnh này không còn nữa... điều gì sẽ đến?

Như vậy, từ một lợi thế độc đáo về địa thế, địa hình… như tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; thì đến nay, bằng các dự án Bô xít tại Tây Nguyên; và đang “cổ xuý” cho việc hình thành tuyến đường sắt xuyên á của TQ, và kể cả “Xa lộ song hành xuyên Đông Dương”; đặc biệt, việc VN đã để cho TQ thâm nhập sâu vào tình hình chính trị tại Lào và CPC…thì đến nay, tất cả những sai lầm trên, VN đã hoàn toàn đánh mất lợi thế.
Theo tôi, đây là một sai lầm mang tính lịch sử; và tất nhiên, VN sẽ phải trả giá đắt cho điều này.
Ngoài các giải pháp mà tác giả Trần Kinh Nghị đã nêu; theo tôi trong chiến thuật phòng thủ, VN cần tính đến một chiến lược với Phillippin; Qua đó, trong quá trình bảo vệ Biển Đông trước một cuộc chiến do TQ gây ra, máy bay VN có thể hạ cánh ở Phillippin, hoặc sử dụng bầu trời Phillippin, để trên đường bay khi trở lại VN, máy bay của ta mới thực hiện bắn phá mục tiêu là các tàu chiến TQ; trong trường hợp bị TQ bắn hạ, thì đội lực lượng tàu cao tốc có thể ứng cứu phi công vì khi đó, phi công nhảy dù đã ở gần đất liền…

Trên đây là một vài “lạm bàn” của kẻ ngoại đạo, và như tác giả Trần Kinh Nghị nói:
Trên đây chỉ nêu ra một ý tưởng xét về mặt địa chính trị và tương quan so sách lực lượng tổng hợp giữa các bên liên quan.  Để cụ thể hóa, cần có sự tham gia của các chuyên gia vũ khí và chiến thuật gia quân sự.
Rất mong có nhiều người VN quan tâm đến vấn đề này; bởi vì, nguy cơ đối với VN đã không còn xa nữa. 
Hết trích dẫn

17 nhận xét:

  1. TQ sẽ không bỏ qua Hoàng nham.Chuẩn bị dư luận cả tháng nay,Nguấ ngáy với cái Thi Lang ve chai,đe nẹt VN và lệnh cho thái thú quậy bung bằng các vụ cướp đất...TQ sẽ đánh Philipine dành hoàng nham để thử bóp dái Mỹ,Lương quang Liệt đã qua Mỹ xin xỏ rồi thôi.Dại dột cho lãnh đạo nào còn nghĩ rằng
    chúng sẽ tha mình

    Trả lờiXóa
  2. Việt nam ta sẽ ứng xử thế nào nếu bị Trung quốc o ép như trường hợp của Philippine ở bãi đá cạn Scaborough? Trung quốc giờ đang như người khổng lồ mặc chiếc áo chật. Chắc không lâu nữa sẽ đến lượt chúng ta. Điều cấp bách hiện nay là người dân Việt nam nên đoàn kết một lòng, hiến kế giúp chính phủ bàn biện pháp đối phó trong trường hợp bị gây hấn, o ép. Và chúng ta phải rất khẩn trương chuẩn bị, thao dượt lực lượng để chống lại cuộc hải chiến có thể xảy ra trong tương lai gần.
    Công kích chính phủ hiện nay là cách mà nhiều người lựa chọn. Nhưng nên biết rằng, chúng ta không thể cứng rắn với Trung quốc được vì nó mạnh gấp ta nhiều lần và nếu có đánh nhau thì ta cũng sẽ mất. Cách tốt nhất là hãy phát tín hiệu để họ nhận thấy VN mình giống như 1 con ong có nọc độc. Nếu chúng đụng vào ta nhất định sẽ bị phản kháng mạnh mẽ. Bởi vậy trước khi chúng muốn hành động thì cần phải suy nghĩ cho kỹ.
    Cá nhân tôi ủng hộ quân đội ta, đặc biệt hải quân và không quân, đổi mới lực lượng càng nhanh càng tốt. Tình hình hiện nay rất cấp bách, cho dù trên dưới một lòng thì cần phải có gươm sắc, giáo nhọn để chống quân xâm lược.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi có thể có lòng tin vào quân đội VN, vì những người lính đó từ dân mà ra. Họ không có đặc quyền, đặc lợi. Họ chỉ có trách nhiệm bảo vệ quê hương, đất nước và người dân.
      Còn có tin và đảng CSVN có giữ được thế độc lập vì đất nước, vì dân tộc hay không khi bị đảng CSTQ chèn ép, thì tôi phải suy nghĩ lại.

      Xóa
  3. Đánh TQ trên biển Đông không phải là không có cách. Cho dù lực lượng đối phương hơn ta cả 100 lần, quan trong là chúng ta phải biết trang bị cho lực lượng phòng vệ biển những chủng loại vũ khí gì, vừa cơ động, vừa mạnh lại ít tốn kém, tránh đối đầu trực tiếp, ít lộ diện, đột kích từ nhiều hướng thậm chí cần cả sự liên kết tác chiến ngay trên lãnh hải của Philippine. Đầu tư nghiên cứu loại vũ khí nằm vùng, có nghĩa là cài cố định trong lòng biển và đột ngột tấn công qua điều khiển từ xa khi tàu địch đi vào vòng tác chiến hữu dụng. Chiến thuật phòng thủ luôn chủ động nếu biết khai thác. Tôi nghĩ với trí tuệ và kinh nghiệm chống ngoại xâm, người VN thừa cách ứng biến để gián cho TQ những bài học đắt giá, nhớ đời.

    Trả lờiXóa
  4. Quan trọng là tránh đánh nhau chứ đánh thì nói làm gì.
    Trước khi đánh phải trả lời được mấy câu hỏi sau:
    1-Bảo vệ Tổ Quốc cho ai?
    2-Lực lượng nào lãnh đạo?
    3-Giữ bí mật thế nào khi các quan chức ăn hối lộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giặc đến nhà mà còn chờ trả lời 3 câu hỏi thì e rằng đến cái mạng của mình cũng không còn đâu, anh bạn!

      Xóa
    2. Xin lỗi bác cháu nói thật nhé.

      TQ đánh VN sẽ đánh trả bằng miệng.Nếu VN dốc toàn lực đánh trả sẽ chia 2 đất nước .

      Nhưng TQ làm gì phải đánh khi người TQ tự do đi lại cư trú tại VN, hàng hóa TQ chiếm hầu hết thị trường VN và văn hóa giống nhau đến kinh ngạc (Cháu và vợ cháu đều lai Tàu)

      Xóa
    3. Tuong Can có lý đấy Bác à !

      Xóa
    4. Hãy nói gì cho có nghĩa đilúc 18:09 13 tháng 5, 2012

      Tuong Can nói năng lập luận chán chả muốn bàn! loại người cứ nói lăng nhăng theo lối mòn cực kỳ vô tích sự, làm phân tán ý chính. Ngán thật

      Xóa
  5. hehe, xin bố khỏi phải dạy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thảo luận thế thôi, có định dạy ai đâu! TQ đã mấy lần "đánh nhanh thắng nhanh" chiếm cả HS và một số đảo TS rồi đấy!Có cách nào để không tái diễn với phần còn lai, thưa ông bạn?
      Hình như "người quen"...nhưng sao không để đích danh? Dù sao cũng cảm ơn đã đọc và góp ý.

      Xóa
  6. Đem Lê Ngọc Thống ra làm hề cho TQ coi, bảo đảm lính TQ cười vỡ bọng đái mà chết

    http://viet-studies.info/kinhte/LeNgocTHong_TauNgamVietNam.htm

    Trả lờiXóa
  7. TQ chưa đánh chiếm VN thời điểm này vì:
    Cần duy trì vùng đệm cách ly với phương Tây: nếu VN theo Mỹ căn cứ quân sự đảo Hải Nam không an toàn, cắt đứt tham vọng bành trướng xuống phía Nam, nguy cơ ảnh hưởng nền dân chủ từ VN truyền sang...
    Duy trì ĐCS VN để làm suy yếu sức mạnh của VN: quan chức bất tài, tham lam, dễ sai..., thể chế chính trị độc tài toàn trị kiểm soát tốt các yếu tố chống TQ
    Trong trường hợp xấu khi VN chống trả những cuộc đột kích bất ngờ chiếm thêm các đảo nhỏ ở TS (Sẳn hàng trăm tàu chiến, tàu ngầm bao vây Philippine TQ lộng giả thành chân) TQ phát triển quy mô chiến tranh từ quy mô nhỏ vừa lên thành tổng tấn công, thì việc làm đầu tiên của VN không phải là lãnh vực quân sự mà là cải tổ chính trị:
    Loại bỏ bọn nội gián trong chính quyền: bọn chuyên kích động gây chia rẽ đoàn kết dân tộc: ra lệnh đàn áp, cưỡng chế dân, bắt người biểu tình, lộng quyền... Thanh lọc bọn bất tài vô dụng, Thả các tù nhân Chính trị mời họ tham gia công cuộc tái thiết đất nước
    Thành lập chính quyền dân chủ do dân vì dân để tập hợp sức mạnh toàn dân biến "Mỗi người dân trở thành một chiến sỹ trên mặt trận bảo vệ tổ quốc"
    Triệu tập một hội nghị Diên Hồng mới, công bố án văn tương xứng với bản "Hịch tướng sỹ", "Bình Ngô Đại Cáo" của tiền nhân.
    Các vũ khí quân dụng cần có trong cuộc chiến tranh nhân dân là các dạng gọn nhẹ, tính linh động cao, rẽ tiền... với một đội quân 90 triệu người thì chúng ta có thể thắng bất kỳ kẻ thù nào
    Muốn biết rõ quan điểm của tôi xin xem thêm www.anhbalap.wordpress.com

    Trả lờiXóa
  8. Vì có Lê Chiêu Thống, Trọng Thủy ở Việt nam rồi nên KHÔNG thấy Việt nam ủng hộ chủ quyền của bạn Phi, thật xấu hổ!!!

    Trả lờiXóa
  9. Thưa bác Nghị, chuyện TQ, lịch sử mấy nghìn năm bắc thuộc ta đã rõ, không bàn cãi, tuy nhiên ngày nay khi mà văn minh của xã hội loài người đã phát triển, câu chuyện "The Wolf and the Little Lamd" sẽ không xảy ra đến mức quá tầm kiểm soát, chỉ trừ khi con cừu bé nhu nhược và đó là điều thôi thúc con sói đè cổ con cừu bé nhỏ ra mà ăn thịt.
    Ngày nay câu chuyện bản lĩnh của con dê đen trước con sói hung ác đã làm cho con sói khiếp sợ, vì nó là cái ác, cái phi nghĩa; con dê trắng vì hèn nhát mà chịu số phận thê thảm.
    Hai câu chuyện trên muốn nhắc chúng ta phải nhận thức kẻ thù, bản chất bất biến của chúng và từ đó có chiến thuật, chiến lược bảo vệ mình cho phù hợp.
    Chúc Bác cuối tuần an lành hạnh phúc!

    Trả lờiXóa
  10. "Lấy yếu địch mạnh, lấy ít thắng nhiều"
    "Lấy chí nhân để thay cường bạo"
    ...
    Đấy là sách lược của ông cha ta ngàn năm, nó được ứng dụng cho những cuộc chiến tranh giữ nước và dựng nước của chúng ta.
    Trong muôn vàn ứng biến cho cách đánh này, tôi xin đưa ra một cách chúng ta có thể vận dụng, cách này gọi chuột Jerry đánh mèo Tom, cụ thể khi phát hiện ra chuột máy nhỏ bé của Jerry, mèo Tom đã cử mèo máy ra tấn công và làm mèo máy Jerry tai tua, Jerry suy nghĩ và sử dụng rất nhiều chuột máy nhỏ hơn và chạy lung tung khiến mèo máy Tom phải bắn, đuổi theo đến kiệt sức và hết đạn.
    Ta thiết kế những canô ống phóng (có người hay không người lái)công suất lớn, nhỏ gọn, có thể mang kẹp 02 tên lửa/ngư lôi/khối thuốc nổ/... ở hai bên.
    Khi chiến sự xảy ra ta cho tầu lớn tiếp cận xa (ở khảong cách an toàn hay được bảo vệ an toàn) và nhả các canô ống phóng này ra, chúng sẽ tản cách nhau và tăng tốc hướng tới mục tiêu (Tầu lớn)của giặc và tiếp cận gần xong đó khai hoả và chạy về tầu căn cứ.
    1. Cơ số tên lửa của tầu giặc không phải nhiều
    2. 1 quả tên lửa hay ngư lôi bắn 1 canô ống phóng sẽ tốn kém và mất tập trung, như vậy dễ bị hoả lực khác của ta tiêu diệt.
    3. Chi phí không lớn, cách tiếp cận "bám thắt lưng địch mà đánh" rất hiệu quả
    4. Ta có thể dùng 1 tầu căn cứ cho nhiều mục tiêu khi mang được nhiều canô ống phóng.
    ...
    Kính bác nhé!
    (Dân ngoại đạo xin lạm bàn chút cho vui).

    Trả lờiXóa
  11. Nó dại gì mà đánh khi chiến dịch đồng hoá của nó đang tiến triển tốt đẹp. Nó sắp làm được cái điều mà tổ tiên nó suốt 2000 năm phải bó tay.

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này