Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Lại một bài "chân gỗ"?(*)

(Tự bloggẻ tôi xin mạn phép sửa lại tiêu đề bài viết để phản ánh đúng hơn nội dung muốn nói, tránh hiểu nhầm nếu không đọc kỷ. Toàn bộ nội dung bài viết và bản đồ trích ở dưới (chữ đen nhỏ hơn) là nguyên văn của tác giả Đài Loan chứ không phải của blogger tôi)  

Mới đây website Nghiên cứu Biển Đông có đăng một bài viết nói nguồn của Vượng báo (Đài Loan) nhan đề  "Thế kẹt của Trung Quốc ở Biển Đông". Sau đó nó đang được loan truyền trên mạng và có thể cả báo viết của Việt Nam....với sự tán thưởng thì phải (?)

Blogger tôi đã đọc đi đọc lại vài lần và "trộm nghĩ": Bài viết này "dỡ dơi dỡ chuột"...,  ở chỗ nói như thể phía Trung Quốc đang khó khăn trong vấn đề Biển Đông lắm... Nhưng nhân đó  đưa ra các chứng cứ bịa đặt có lợi cho phía Trung Quốc, đồng thời nêu lên những luận cứ và cách gải quyết theo kiểu "vẽ đường cho hưu chạy" hoặc là thanh minh cho phía Trung Quốc. Nói cách khác nó giống như một tài liệu tuyên truyền của Trung Hoa lục địa, chứ không phải một tài liệu nghiên cứu khách quan của Đài Loan.

Mới đọc qua người đọc (nhất là Việt nam) dễ có cảm tưởng Trung Quốc đang "kẹt" (tức là khó khăn trong âm mưu bành trướng ở Biển Đông), và do đó  sinh ra "lạc quan tếu". Nhưng thực chất bài báo cố ý nêu lên rằng độc chiếm Biển Đông tuy khó nhưng là một nhu cầu sống còn của Trung Quốc ngày nay; và muốn đạt được Trung Quốc cần làm một cách  bài bản thế này thế kia...   

Rất có thể đây lại là một "chân gỗ" nữa của tình báo Hoa Nam mà bạn đọc Việt Nam cần cảnh giác (!?).  Tôi nghĩ giá trị của tài liệu này, nếu có, chỉ là một động thái giúp ta hiểu thêm về âm mưu thâm hiểm và lòng tham vô đáy của chủ nghĩa bành trướng Trung Hoa.  Lời nguyền đáng giá cho chúng là "tham thì thâm"...chứ không cách  nào khác !

Dưới đây xin trích đăng lại nguyên văn bài viết để bạn đọc tiện tham khảo.

“Vượng báo” (Đài Loan) ngày 4/6 cho biết, Biển Đông có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với Trung Quốc cũng như các nước xung quanh. Cùng với sự trỗi dậy mạnh mẽ, Trung Quốc ngày càng chú ý tới Biển Đông và đang thúc đẩy các hành vi tích cực bảo vệ lợi ích của mình. Tuy nhiên, Trung Quốc đang lâm vào tình thế “đánh không được, đàm không xong, kéo không thể” trong chính sách đối với Biển Đông.



"Đánh không được” tức là không thể khai chiến, nếu không cho dù thế nào, hình tượng "trỗi dậy hòa bình" của Trung Quốc sẽ mất đi và không thể lấy lại, cơ hội phát triển hòa bình của Trung Quốc cũng sẽ không còn. Do vậy, Trung Quốc tuyệt đối sẽ không tuyên chiến nếu chưa bị ép.

“Đàm không xong” nhằm chỉ việc các nước liên quan thường áp dụng lập trường “không đàm phán” đối với tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Hơn nữa, đàm phán lãnh hải và đàm phán biên giới trên bộ khác rất xa về bản chất, đàm phán lãnh hải liên quan đến lợi ích kinh tế to lớn, do vậy mà càng khó khăn hơn. Phương thức đàm phán còn nhiều tranh cãi, lại thêm sự can thiệp tích cực của Mỹ, tình hình càng trở nên phức tạp. Đàm phán mặc dù là biện pháp cần thiết, song chỉ dựa vào đàm phán sẽ rất khó bảo vệ lợi ích của bản thân. Do vậy, ngoài việc tích cực đàm phán, còn cần phải sử dụng các biện pháp đồng bộ khác.

“Kéo không thể”, tức không thể để vụ việc kéo dài, trong tình trạng hiện nay, nếu Trung Quốc không bắt tay vào xử lý, sau này xử lý sẽ càng bất lợi và càng phức tạp.

Hiện trạng chiếm hữu Biển Đông của Trung Quốc hiện vô cùng bất lợi, trong số các đảo (và dải đá ngầm) ở Biển Đông, có đảo Thái Bình (Ba Bình của Việt Nam) do Đài Loan chiếm giữ, các đảo khác đều do Việt Nam chiếm giữ, Trung Quốc chỉ kiểm soát được 8 “dải đá ngầm”. Tiếp đó, toàn bộ trên 1.000 giếng khoan dầu ở Biển Đông hiện nay đều do Việt Nam và các nước khác cùng nhau xây dựng, Trung Quốc không có lấy một giếng. Bên cạnh đó, ngư dân Trung Quốc tác nghiệp trong vùng biển này thường xuyên bị tàu ngư chính các nước khác truy đuổi.

Do các nhân tố trên, thái độ và hành vi của Trung Quốc tại khu vực Biển Đông gần đây đã chuyển hướng tích cực hơn, chủ động hơn. Hành vi chủ yếu của Trung Quốc bao gồm 5 hạng mục:

Thứ nhất, tăng cường bổ sung cơ sở pháp lý cho “đường lưỡi bò”. Nhấn mạnh rằng “đường lưỡi bò” do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố năm 1947, cộng đồng quốc tế khi đó không có ý kiến khác nào, các nước Đông Nam Á xung quanh cũng chưa từng đưa ra kháng nghị ngoại giao, có nghĩa đã mặc nhận sự tồn tại của “đường lưỡi bò”.

Trước đó, chính quyền nhà Thanh đã từng cử hải quân đến quần đảo thị sát vào năm 1909 và kéo lên quốc kỳ Trung Quốc ở đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm của Việt Nam), báo cho thế giới biết đã chiếm lĩnh được nó. Mùa thu năm 1946, kháng chiến thắng lợi, Bộ tư lệnh hải quân của chính quyền Trung Hoa Dân Quốc đã cử tàu quân sự đến quần đảo Tây Sa và Nam Sa. Tháng 11 thu phục đảo Vĩnh Hưng, xây dựng “Bia kỷ niệm Hải quân Trung Quốc thu phục quần đảo Tây Sa”, tháng 12 thu phục “đảo Thái Bình” và đặt hòn đá “đảo Thái Bình quần đảo Nam Sa” ở phía Đông đảo. Tiếp đó, những người đi tiếp nhận đã đến đảo Trung Nghiệp (Thị Tứ của Việt Nam), đảo Tây Nguyệt (đảo Dừa của Việt Nam) và Nam Uy (Trường Sa của Việt Nam), lần lượt dựng bia xác định chủ quyền.

Thứ hai, lấy cọ sát để thể hiện tính bức thiết của đàm phán. Đối với cách làm của các nước xung quanh như dùng vũ lực chiếm hữu, tăng tốc khai thác, tạo ra sự việc đã rồi, Trung Quốc không ngừng cọ sát để thể hiện tranh chấp, cho thấy đàm phán là hết sức cần thiết, có đàm phán mới có thể tìm ra sự thỏa hiệp. Đối với Trung Quốc, cách làm này ít nhất cũng có thể tránh được thất bại.

Thứ ba, lấy sức mạnh kiểm soát cọ sát, bảo đảm giải quyết hòa bình. Trung Quốc không ngừng tăng cường sức mạnh quân sự tại Biển Đông, ngoài tàu sân bay Varyag sắp được hạ thủy, Trung Quốc còn không ngừng gia tăng trọng tải cùng trang bị vũ khí cho đội tàu hải chính, trang bị vũ khí cho đội tàu ngư chính đủ năng lực đối kháng với hải quân các nước xung quanh, như vậy mới bảo đảm đủ sức giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Bốn là, khởi động các hoạt động kinh tế, bảo đảm lợi ích cốt lõi. Cùng với các nước xung quanh thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông trong các lĩnh vực ngư nghiệp, du lịch, thăm dò và khai thác tài nguyên tương lai…, lấy biện pháp kinh tế đối phó biện pháp kinh tế.

Năm là, khu biệt mâu thuẫn, từng bước giải quyết, xây dựng mô hình điểm, mở rộng hiệu quả. Các bên có tranh chấp ở Biển Đông đều có lợi ích quan trọng của mình, giải quyết tranh chấp có thể áp dụng mô hình “dễ trước khó sau” và “kinh tế trước chính trị sau”. Các nước có mâu thuẫn nhỏ và ít xung đột có thể đàm phán trước, tìm ra lời giải, hình thành mô hình điểm, tích lũy kinh nghiệm rồi mở rộng áp dụng đối với khu vực khác có mâu thuẫn gay gắt hơn. 

Theo Vượng báo
Anh Tuấn (gt)

--------------
*****

1 nhận xét:

  1. Ta chớ có hi hửng như bác đã phân tích. Để độc chiếm Biển Đông, TQ loay hoay với khúc xương khó gặm chứ cũng chả phải kẹt nổi gì!

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này