Thứ Tư, 9 tháng 3, 2011

Sự khiếp nhược được che đậy bằng cái gọi là khôn khéo(*)

(*) Thấy bài này trên mạng hay... lôi về, nhưng xin lỗi tác giả
Nguyễn Quang Lập
được đề lại cái tiêu đề bằng câu kết (vì thấy nó đúng sự thật hơn chằng?)




Ai đục bỏ lòng yêu nước?



clip_image001
Hôm qua, báo Thanh Niên cho đăng bài “Lạng Sơn, những ngày tháng hai”, một ghi chép (không phải phóng sự) rất hay. “Đây là lần đầu tiên lễ kỷ niệm được tổ chức tại chính Lạng Sơn, mảnh đất tiền tiêu mà 32 năm trước đã diễn ra những trận đánh ác liệt nhất của quân và dân ta để giữ vững từng tấc đất biên cương Tổ quốc… Với nhiều đồng đội cũ, đây là cuộc gặp gỡ sau hàng chục năm xa cách. Người đã chuyển ngành, người vẫn phục vụ trong quân đội nhưng dường như mọi ký ức, tình cảm của những người lính Quân đoàn 14 vẫn còn vẹn nguyên như ngày nào”. Từng là người lính nhập ngũ trong thời kì “Chống Trung Quốc xâm lược”, tui rất cảm động. Nhiều đoạn rưng rưng nước mắt.
Đến khi nhìn thấy bức ảnh:”Tấm bia kỷ niệm chiến thắng tại đầu cầu Khánh Khê” thì sững sờ, rực lên một nỗi đắng cay.
Tấm bia kỉ niệm chiến thắng mà tan nát thế này a? Bốn chữ “Trung Quốc xâm lược” đã bị đục bỏ trắng trợn. Đỗ Hùng (báo Thanh Niên) đã viết trong blog của anh: “Từ “Trung Quốc” đã bị xóa gần như hoàn toàn, từ “xâm lược” cũng thế. Tấm bia ghi chiến tích đánh Trung Quốc của quân đội Việt Nam trong cuộc chiến tranh biên giới 1979 đã bị đục nát như là bằng chứng cho sự khiếp nhược đã tới mức không thể diễn tả bằng lời“. (Ở TP.HCM, tôi thấy những tấm bia ghi chiến tích đánh Mỹ đặt trước Lãnh sự quán Mỹ, khách sạn Park Hyatt vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt).”
Ai đục bỏ mấy chữ kia? Đỗ Hùng không nói, báo Thanh Niên cũng không nói, chỉ than thở nhẹ nhàng: “Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia”. Cái “con người” mà báo Thanh Niên nói,  đó là ai? Tại sao lại phải đục bỏ mấy chữ kia? Bởi vì một khi chủ trương đục bỏ bốn chữ  “Trung Quốc xâm lược”  trên tấm bia kỉ niệm chiến thắng tức là tự mình đục bỏ lòng yêu nước. Đỗ Hùng gọi đấy là sự khiếp nhược, quá đúng, sự khiếp nhược được che đậy bằng cái gọi là khôn khéo. Thảm hại thay!
N. Q. L.


08-03-2011

3 nhận xét:

  1. "“Những dấu tích của thời gian và con người đã xóa mờ một vài chỗ trên tấm bia”. Cái “con người” mà báo Thanh Niên nói, đó là ai?"
    Cái “CON người” mà báo Thanh Niên nói, đó là ai? Đó là cái CON đã lấn át cái người rồi, anh ạ! Một khi như thế, thì dòng chữ "TỔ QUỐC GHI CÔNG" trên các Nghĩa trang liệt sĩ, trên các bằng Liệt sĩ có cần phải đục bỏ, phải xóa đi hay không? Và các Liệt sĩ đã bỏ mình vì nước có còn được được thừa nhận hay không? Và lịch sử hào hùng và đắng cay của Tổ quốc Việt nam ta có cần phải lưu giữ, có cần phải truyền cho con cháu nữa hay không?
    Than ôi!

    Trả lờiXóa
  2. Chỉ thương những con người vì mảnh đất này mà ngã xuống,tôi còn nhớ những bài ca ngày ấy đã vang lên. Ngày ấy cũng là ngày sinh nhật của tôi...

    Trả lờiXóa
  3. Cũng vì thế mà sự bịp bợm đã lộ rõ bộ mặt thật khi họ cần xương máu của Dân tộc này để giành quyền bính-Nhân danh giải phóng Dân tộc.Đến nay Nhân dân và Thế hệ trẻ Việt nam đã hiểu,trong cuộc chiến tới-Tất cả các Đảng viên sẽ ra trận để trả giá cho điều này và cho tất cả bổng lộc chỉ thuộc về họ cùng gia đình.Chúng ta chờ tin thắng trận của Đảng.

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này