Dư luận trong nước và quốc tế rất quan tâm đến chuyến đi của TBT Nguyễn Phú trong đến TQ từ 11-15/10/2011. Riêng người Việt Nam thì ngoài vấn đề thời điểm và nội dung của chuyến thăm còn quan tâm đến cả những chi tiết lễ nghi, phong cách ứng xử ,v.v... Và trên thực tế đã hình thành một trào lưu phê phán ngay từ trước chuyến thăm. Những người phê phán cho rằng đáng lẽ TBT chưa nên đi TQ vào lúc này khi mà Bắc Kinh vẫn tăng cường xúc tiến các biện pháp xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam với hàng loạt vụ bắt giữ, phạt vạ ngư dân ta, cho tàu hải giám cắt cáp tàu dầu khí của ta, rồi đe dọa sự hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ v.v… Đặc biệt, chỉ vài ngày trước chuyến thăm Tờ Hoàng Cầu (báo chính luận của đảng CSTQ) còn lên tiếng đe dọa “đánh Việt nam…”. Tóm lại chưa nên thăm khi mà phỉa nước chủ nhà không hề cho thấy dấu hiệu kiềm chế và thái độ tôn trọng cần thiết đối với nước khách, chí ít là vào thời điểm trước chuyến thăm.
Một bộ phận đông đảo nhân dân, kể cả trí thức, cán bộ và bộ đội về hưu hoặc đương chức lo lắng trước xu hướng mà họ cho là "vô cảm" và nhu nhược trong một bộ phận giới lãnh đạo của đất nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thực hiện tự cường dân tộc trước sự lấn lướt của cường quốc láng giềng phương Bắc. Phải chăng đó là do tàn dư của thời kỳ “ý thức hệ” mà trong đó lợi ích quốc gia bị đặt dưới lợi ích của "CNXH anh em"? Phải chăng đó là do "nỗi sợ hãi" mà lịch sử đã khiến người Việt phải duy trì mãi mãi trước một kẻ thù truyền kiếp ? Phải chăng đó còn là do sự hình thành những "nhóm lợi ích xuyên quốc gia" đang dần có khả năng chi phối đường lối đối ngoại của đất nước? Phải chăng với tất cả những nguyên nhân nói trên khiến bất cứ người lãnh đạo nào của đất nước này đều sẽ rơi vào thế khó nói thẳng và nói mạnh đối với cường quốc số 2, mặc dù trong khi hoàn toàn có thể làm như vậy đối với cường quốc số 1 là Hoa Kỳ? Đây chính là nỗi niềm băn khoăn, lo lắng ít nhiều đang hiện hửu trong mỗi con người Việt Nam dù ở trong và ngoài nước, nhất là trước những sự thật và thử thách trong thời gian gần đây. Nỗi niềm đó hoàn toàn có thể hiểu được.
Tuy nhiên, đã nói đi thì cũng phải nói lại; có một cách tiếp cận khác đối với chuyến thăm TQ của TBT. Khách quan mà nói, nếu xem xét thấu đáo mọi khía cạnh, ta thấy chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trong sang TQ lúc này là việc “không thể đừng”, vì đó không chỉ là một cử chỉ xã giao giữa các quốc gia mà còn mang tính truyền thống trong quan hệ Việt – Trung. Hơn nữa, cái chính là chuyến thăm thực ra đã được sắp đặt một cách có tính toán và hợp lý nhất trong bối cảnh tình hình đối nội , đối ngoại của đất nước cũng như trong mối tương quan lực lượng quốc tế và khu vực hiện nay. Cụ thể, trước khi thăm TQ, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thăm Lào, đó là một thứ tự hoàn toàn khác với thời kỳ của TBT Nông Đức Mạnh cũng như nhiều đời TBT trước đây. Hơn nữa cùng thời gian chuyến thăm TQ của TBT còn có là chuyến thăm đầy ý nghĩa thực tiễn của Chủ tịch nước đến Ấn Độ - một động thái mà dư luận báo chí phương Tây cho là Việt Nam "chọc giận" TQ!. Một sự kiện quan trọng nữa diễn ra đồng thời cùng thời gian này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghênh tiếp đoàn cấp cao CHLB Đức "để nâng quan hệ hai nước lên tầm cao đối tác chiến lược". Có một điều cũng lưu ý, đó là phía nước chủ nhà mặc dù bận đón Thủ tướng Nga Putin nhưng vẫn dành những nghi thức và nghi lễ ngoại giao đầy đủ và trọng thị đối với cấp nguyên thủ của khách Việt Nam.
Trong thủ thuật ngoại giao và quan hệ quốc tế, những điều trên đây đều phải được đem ra “đong đếm” đầy đủ trước khi đi tới những nhận định đánh giá nào đó, huống chi đây là phạm trù quan hệ Việt-Trung. Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một vị TBT mới của của Việt Nam mà quá chậm trễ (hoặc không) thăm chào xã giao đối với nước lớn láng giềng phương Bắc ? Do đó, có thể thấy rằng chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua là một hoạt động cần thiết, và cũng là một thắng lợi của nền ngoại giao Hồ Chí Minh!
Tuy nhiên, đã nói đi thì cũng phải nói lại; có một cách tiếp cận khác đối với chuyến thăm TQ của TBT. Khách quan mà nói, nếu xem xét thấu đáo mọi khía cạnh, ta thấy chuyến đi của TBT Nguyễn Phú Trong sang TQ lúc này là việc “không thể đừng”, vì đó không chỉ là một cử chỉ xã giao giữa các quốc gia mà còn mang tính truyền thống trong quan hệ Việt – Trung. Hơn nữa, cái chính là chuyến thăm thực ra đã được sắp đặt một cách có tính toán và hợp lý nhất trong bối cảnh tình hình đối nội , đối ngoại của đất nước cũng như trong mối tương quan lực lượng quốc tế và khu vực hiện nay. Cụ thể, trước khi thăm TQ, TBT Nguyễn Phú Trọng đã thăm Lào, đó là một thứ tự hoàn toàn khác với thời kỳ của TBT Nông Đức Mạnh cũng như nhiều đời TBT trước đây. Hơn nữa cùng thời gian chuyến thăm TQ của TBT còn có là chuyến thăm đầy ý nghĩa thực tiễn của Chủ tịch nước đến Ấn Độ - một động thái mà dư luận báo chí phương Tây cho là Việt Nam "chọc giận" TQ!. Một sự kiện quan trọng nữa diễn ra đồng thời cùng thời gian này là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nghênh tiếp đoàn cấp cao CHLB Đức "để nâng quan hệ hai nước lên tầm cao đối tác chiến lược". Có một điều cũng lưu ý, đó là phía nước chủ nhà mặc dù bận đón Thủ tướng Nga Putin nhưng vẫn dành những nghi thức và nghi lễ ngoại giao đầy đủ và trọng thị đối với cấp nguyên thủ của khách Việt Nam.
Trong thủ thuật ngoại giao và quan hệ quốc tế, những điều trên đây đều phải được đem ra “đong đếm” đầy đủ trước khi đi tới những nhận định đánh giá nào đó, huống chi đây là phạm trù quan hệ Việt-Trung. Thử hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một vị TBT mới của của Việt Nam mà quá chậm trễ (hoặc không) thăm chào xã giao đối với nước lớn láng giềng phương Bắc ? Do đó, có thể thấy rằng chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua là một hoạt động cần thiết, và cũng là một thắng lợi của nền ngoại giao Hồ Chí Minh!
Xét về nội dung, ta thấy có 6 văn kiện hợp tác được ký kết, nhưng chỉ một văn kiện có tầm quan trọng thực sự đó là "Nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển".
Có những ý kiến phê phán nghi ngờ về việc soạn thảo quá nhiều văn kiện trong thời gian ngắn…Có những ý kiến đi sâu phân tích phê phán từng câu chữ của các văn kiện, v.v…Sự phê phán như vậy có thể đúng một phần, nhưng không nhất thiết phải quá lo ngại về những chi tiết như vậy. Thực ra những văn kiện đó đều đã được các chuyên gia cấp dưới bàn bạc và thỏa thuận từ trước chuyến thăm, mà thực chất chỉ là "rượu cũ, bình mới” mà thôi! Nếu có chuyện đúng/sai về nội dung, kể cả những tiểu tiết hoặc sai sót trong nghi thức và giao tiếp. v.v… thì chúng đều đã được thể hiện trong cả quá trình quan hệ hai nước từ lâu nay rồi. Không nên và không thể kỳ vọng gì hơn từ một chuyến thăm xã giao, nhất là trong bối cảnh mà ta đã bàn đến trên đây. Vấn đề là cách hiểu và sự vận dụng của mỗi bên vào thực thi các vấn đề cụ thể sắp tới. Thực ra nó phụ thuộc rất nhiều vào “thiện chí” của nước lớn, điều mà nhân dân Việt Nam bằng kinh nghiệm cay đắng của mình luôn cảm thấy rất mỏng manh, do đó dễ sinh ra nghi kỵ cũng là chuyện dẽ hiểu. Mục đích lớn nhất của phía Trung Quốc đối với chuyến thăm như thường lệ vẫn là để "tạo dáng" hình ảnh của một "ông anh XHCN" đối vớiViệt Nam và một "cường quốc đàng hòang" đối với thế giới. Chuyện họ có "đánh" Việt nam nữa hay không hoàn toàn không phụ thuộc vào bất cứ câu chữ nào của các văn kiện vừa ký kết. Vì vậy, tốt hơn hết là, mọi người cần tiếp tục theo dõi quá trình sắp tới để rồi sẽ kiểm nghiệm và kết luận tiếp.
Với cách tiếp cận như trên, có thể nói chuyến thăm TQ của TBT Nguyễn Phú Trọng vừa qua thực sự chỉ là hình thức ngoại giao; nhưng cũng là một thắng lợi đối với Việt Nam trong cả quá trình đấu tranh đang tiếp diễn. Nó cũng có thể là một thắng lợi của Bắc Kinh theo cách nhìn của họ. Là người Việt Nam chúng ta không nên quá bi quan trước mọi diễn tiến của tình hình đất nước lúc thịnh lúc suy, nhưng lịch sử đã chứng minh "hào kiệt thời nào cũng có" và kẻ thù dù gian tham, độc ác bao nhiêu cũng không khuất phục được dân tộc này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.