Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Tìm hiểu về tiếng Việt cổ

Nguồn:Bách khoa toàn thư mở -Wikipedia

Trước khi chữ Hán du nhập vào Việt Nam, một số học giả cho rằng người Việt có chữ viết kiểu nút còn gọi là "chữ khoa đẩu". Theo các nhà nghiên cứu thì không phải người Việt dùng kiểu thắt nút để trị quốc như các sách sử của Trung Quốc mà người Việt có văn tự riêng của mình; bằng chứng là các văn tự được tìm thấy ở các văn bia miền núi phía Bắc có chữ viết ngoằn nghèo như lửa (nên còn gọi là Hỏa tự). Tiếng Việt cổ đại cũng là một ngôn ngữ thuộc họ Mường-Khmer của hệ Nam Á, khác hẳn với hệ ngôn ngữ của tiếng Hán. Nhiều nhà nghiên cứu, từ Hà Văn Tấn, Lê Trọng Khánh, Bùi Văn Nguyên, Trần Ngọc Thêm... cho đến Vương Duy Trinh, Trương Vĩnh Ký, cả những nhà nghiên cứu nước ngoài như Anh, Tiệp Khắc, Mỹ, Pháp, nhất là Trung Quốc: từ Lục Lưu, đến Hứa Thân, Trịnh Tiểu... đều khẳng định: Việt Nam xưa đã có chữ viết riêng. Chữ Việt cổ được phát hiện ngày một nhiều trên nhiều hiện vật khảo cổ, được khắc trên đá, trên xương thú, trên đồ đồng như vũ khí, trống đồng cổ và phân bố rộng khắp lưu vực có người Việt sinh sống. Nhiều tác giả cho rằng chữ Hán du nhập vào Việt Nam vào khoảng thế kỷ 1 trước Công nguyên (TCN), ngay sau khi Trung Quốc chiếm xong Việt Nam. Trong suốt một nghìn năm, từ thế kỷ 1 TCN tới năm 938, tiếng Việt bị ảnh hưởng mạnh mẽ của chữ Hán (hay còn gọi là chữ Nho).
Trong suốt thời gian Bắc thuộc đó, với chính sách Hán hóa của nhà Hán, tiếng Hán đã được giảng dạy ở Việt Nam và người Việt Nam đã chấp nhận ngôn ngữ mới đó song song với tiếng Việt, tiếng nói truyền miệng. Tuy người Việt Nam tiếp thu tiếng Hán và chữ Hán nhưng cũng đã Việt hóa nhiều từ của tiếng Hán thành từ Hán-Việt. Từ đó đã có rất nhiều từ Hán-Việt đi vào trong từ vựng của tiếng Việt. Sự phát triển của tiếng Hán ở Việt Nam trong thời kỳ Bắc thuộc song song với sự phát triển của tiếng Hán ở chính Trung Quốc thời đó. Tuy nhiên, năm 938, sau chiến thắng Bạch Đằng của Ngô Quyền, Việt Nam đã độc lập và không còn lệ thuộc vào phương Bắc nữa, nhưng ngôn ngữ vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán. Sau ngày giành được độc lập, mặc dù tiếng Hán là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng đã phát triển theo hướng khác với sự phát triển tiếng Hán ở Trung Quốc. Nói thêm, hiện nay một số nhà nghiên cứu không đồng tình với quan điểm này, với các âm Hán Việt trong ngôn ngữ tiếng Việt, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, sỡ dĩ số lượng từ Hán Việt chiếm phần lớn trong ngôn ngữ Việt, không phải do quá trình Hán hóa mà do quá trình xâm nhập đồng bằng phía Nam, các dân tộc Việt, đã kết hợp với các dân tộc phương Bắc hình thành dân tộc Hán, như vậy, ngôn ngữ Hán được hình thành dựa trên ngôn ngữ Việt cổ, do vậy có sự xuất hiện của nhiều từ Hán Việt (hay Việt Hán) trong ngôn ngữ Việt.[3]
Tiếng Hán vẫn tiếp tục được dùng và phát triển nhưng cách phát âm các chữ Hán lại theo cách phát âm của người Việt, hay âm Hán-Việt. Do nhu cầu phát triển, người Việt đã sử dụng chữ Hán để tạo ra chữ viết cho họ, đó là chữ Nôm. Nhưng chữ Nôm không phải là bộ chữ hoàn thiện, cũng giống như người Quảng Đông vậy. Họ có thể viết chữ Hán Quảng Đông trong trò chuyện bình thường, nhưng họ cũng phải sử dụng chữ Hán chuẩn trong văn thư để tỏ lòng trân trọng, dù đối tượng tiếp nhận văn thư là người Quảng Đông. [4]

--------------

1 nhận xét:

  1. Tiếng Việt hiện đại cùng một cơ chế vận hành với tiếng Lào, tiếng Thái, tiếng Choang,...Các ngôn ngữ này, ngoài vốn từ cơ bản chung và đều có thanh điệu, còn giống nhau về phương thức cấu tạo từ, về ngữ pháp. Đặc biệt là về tâm lí ngôn ngữ được phản ánh qua thành ngữ, quán ngữ, tục ngữ. Có thể nói, từ một ngôn ngữ mẹ (giới ngữ học gọi là proto) Việt cổ hay Bách Việt đã phân nhánh thành các tiếng Lào, Thái, Việt, Tày, Lự, Mường, Sộ,...hiện nay. Những đặc điểm nêu trên hiển nhiên được chứng minh dễ dàng. Vậy mà các nhà ngữ học VN như Nguyễn Tài Cẩn,và trước đó nhà ngữ học Tây như Haudricourt cố chứng minh TV là Môn-Khmer bị Tày Thái hóa do tiếp xúc ngôn ngữ!!!

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này