Có thể nói đã từ lâu, nhất là trong mấy chục năm lại đây Đền Hùng đã đi sâu vào tiềm thức nhân dân ta như một biểu tượng thiêng liêng của nguồn cội tổ tiên. Nó phản ánh nhu cầu tâm linh truyền thống thờ cúng tổ tiên của Việt tộc, và không có gì phải bàn nếu không có những “góc khuất lịch sử”. Có thật không tại nơi đây Lạc Long Quân-Âu Cơ đã sinh ra các Vua Hùng? Hay chỉ là nơi “thờ vọng” để tưởng nhớ tổ tiên của 5.000 năm trước từ Hồ Động Đình lui về ?
Do tò mò, tôi đã thử thăm dò ý kiến của một số người thuộc các thành phần và lứa tuổi khác nhau, hầu hết đều mặc nhận rằng Đền Hùng là đất tổ của dân tộc ta. Tuy nhiên sau một hồi trao đổi thảo luận ai cũng cảm thấy “ngờ ngợ” về điều này. Nhưng cái gì đã qua thì cho qua... và mọi người không mấy băn khoăn, thắc mắc nữa.
Trước lòng tin của số đông, thú thật tôi đã nhiều lần e ngại không dám nêu lên cảm nghĩ khác biệt . Nhưng rồi cũng phải nói ra, nhất là khi nhận thấy đang có một xu hướng lãng quên sự thật lịch sử vì nhiều lý do khác nhau. Không ít người, kể cả giới sử học và trí thức nói chung hình như dễ dãi tự cho phép mình từ bỏ quan điểm 5.000 năm lịch sử để thỏa mãn với khoảng 2.000 năm thôi! Không ít người, chủ yếu thuộc thế hệ trẻ thậm chí còn đùa cợt về truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân và các Vua Hùng bằng những câu đồng giao vô thức như "Chung quy chỉ tại Vua Hùng/ Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên" ...Thật đáng buồn, đúng không?
Trước lòng tin của số đông, thú thật tôi đã nhiều lần e ngại không dám nêu lên cảm nghĩ khác biệt . Nhưng rồi cũng phải nói ra, nhất là khi nhận thấy đang có một xu hướng lãng quên sự thật lịch sử vì nhiều lý do khác nhau. Không ít người, kể cả giới sử học và trí thức nói chung hình như dễ dãi tự cho phép mình từ bỏ quan điểm 5.000 năm lịch sử để thỏa mãn với khoảng 2.000 năm thôi! Không ít người, chủ yếu thuộc thế hệ trẻ thậm chí còn đùa cợt về truyền thuyết Âu Cơ-Lạc Long Quân và các Vua Hùng bằng những câu đồng giao vô thức như "Chung quy chỉ tại Vua Hùng/ Sinh ra một lũ vừa khùng vừa điên" ...Thật đáng buồn, đúng không?
Sự vô lý không chỉ thấy ở trường hợp Đền Hùng mà còn thấy ở những di tích khác. Đền Gióng thờ một vị anh hùng chống giặc Ân”, tức là Nhà Thương (1766-1122 TCN) một triều đại tiền sử của Trung Quốc lúc đó chỉ mới đủ mạnh để vượt qua bờ Nam sông Dương Tử thì làm sao đủ sức để xuống tận vùng Bắc Ninh ngày nay(?)
Sách giáo khoa chính thức chưng lên tấm bản đồ nước Văn Lang với cương vực nằm trọn trong lưu vực sông Hồng. Vậy nếu nói rằng nước Việt cổ chỉ ở lưu vực sông Hồng thì cớ sao Hai Bà Trưng đánh giặc bên Lưỡng Quảng? Rồi sau này Vua Quang Trung cũng nguyện đòi lại Lưỡng Quảng? Tương tự cũng có những điều phi lô-gíc liên quan đến vai trò của Triệu Đà, câu chuyện Thành Cổ Loa và chiếc Nỏ Thần. Nếu nói Nam Việt không thuộc Việt Nam thì cớ sao Hưng Đạo Vương đã từng coi Triệu Đà là là "bậc tiền bối" của dân tộc? (Nên nhớ rằng các vua chúa TQ xưa đã không thừa nhận vai trò của Triệu Đà). Thật đáng xấu hổ VN cũng chối bỏ một thời kỳ lịch sử của tổ tiên mình. Xin hỏi, Triệu Đà có khác gì trường hợp các vị vua chúa có “nguồn gốc Hoa” trong lịch sử dựng nước của Việt Nam? Hay chỉ vì bị Phương Bắc cấm không được nhận ?
Thực tế cho thấy Đền Hùng và các di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam ngày nay đều chỉ có khá muộn sau thời kỳ Bắc thuộc. Nên nhớ dân tộc bao giờ cũng ra đời trước quốc gia, và quốc gia của người Việt cổ xưa (thời các Vua Hùng) và nước Việt Nam sau này đã bị gián đoạn bởi 1.000 năm Bắc thuộc - một thời gian đủ dài để nhiều quốc gia dân tộc có thể “biến mất”!. Vậy nên những sự thật lịch sử bị mai một, hoặc bị xuyên tạc, tráo đổi trong quá trình thống trị của ngoại bang là điều hoàn toàn có thể; chỉ có truyền thuyết được truyền miệng mới có thể trường tồn. Và trên thế giới lịch sử của nhiều dân tộc khác cũng đều căn cứ vào truyền thuyết mà không nhất thiết phải chứng minh bằng chứng cứ có thật. Cái may của Việt Nam là dân tộc vẫn còn thì việc tìm lại cội nguồn là hoàn toàn có thể. Về để tìm đúng nguồn cội, ngoài những dấu vết dưới chân mình còn phải tìm từ những dấu vết đã đi qua. Vấn đề không phải là thiếu cơ sở sử liệu khảo cổ mà là thiếu ý chí để tìm lại sự thật lịch sử một cách khách quan.
Sách giáo khoa chính thức chưng lên tấm bản đồ nước Văn Lang với cương vực nằm trọn trong lưu vực sông Hồng. Vậy nếu nói rằng nước Việt cổ chỉ ở lưu vực sông Hồng thì cớ sao Hai Bà Trưng đánh giặc bên Lưỡng Quảng? Rồi sau này Vua Quang Trung cũng nguyện đòi lại Lưỡng Quảng? Tương tự cũng có những điều phi lô-gíc liên quan đến vai trò của Triệu Đà, câu chuyện Thành Cổ Loa và chiếc Nỏ Thần. Nếu nói Nam Việt không thuộc Việt Nam thì cớ sao Hưng Đạo Vương đã từng coi Triệu Đà là là "bậc tiền bối" của dân tộc? (Nên nhớ rằng các vua chúa TQ xưa đã không thừa nhận vai trò của Triệu Đà). Thật đáng xấu hổ VN cũng chối bỏ một thời kỳ lịch sử của tổ tiên mình. Xin hỏi, Triệu Đà có khác gì trường hợp các vị vua chúa có “nguồn gốc Hoa” trong lịch sử dựng nước của Việt Nam? Hay chỉ vì bị Phương Bắc cấm không được nhận ?
Thực tế cho thấy Đền Hùng và các di tích lịch sử trên đất nước Việt Nam ngày nay đều chỉ có khá muộn sau thời kỳ Bắc thuộc. Nên nhớ dân tộc bao giờ cũng ra đời trước quốc gia, và quốc gia của người Việt cổ xưa (thời các Vua Hùng) và nước Việt Nam sau này đã bị gián đoạn bởi 1.000 năm Bắc thuộc - một thời gian đủ dài để nhiều quốc gia dân tộc có thể “biến mất”!. Vậy nên những sự thật lịch sử bị mai một, hoặc bị xuyên tạc, tráo đổi trong quá trình thống trị của ngoại bang là điều hoàn toàn có thể; chỉ có truyền thuyết được truyền miệng mới có thể trường tồn. Và trên thế giới lịch sử của nhiều dân tộc khác cũng đều căn cứ vào truyền thuyết mà không nhất thiết phải chứng minh bằng chứng cứ có thật. Cái may của Việt Nam là dân tộc vẫn còn thì việc tìm lại cội nguồn là hoàn toàn có thể. Về để tìm đúng nguồn cội, ngoài những dấu vết dưới chân mình còn phải tìm từ những dấu vết đã đi qua. Vấn đề không phải là thiếu cơ sở sử liệu khảo cổ mà là thiếu ý chí để tìm lại sự thật lịch sử một cách khách quan.
Thiết nghĩ, “tìm lại chính mình” không chỉ là nguyện vọng tâm linh mà còn là nghĩa vụ của mọi công dân, là nguồn động lực để dân tộc tiếp tục trường tồn và phát triển sánh vai với các dân tộc khác. Để làm được điều này trước hết không thể không giải mã những “góc khuất lịch sử” nhằm khẳng định 2 khái niệm cơ bản dưới đây:
Một là, khẳng định lại 5000 năm lịch sử từ thuở Hồng Bàng với cội nguồn từ núi Thái Sơn, Hồ Động Đình nay thuộc Hồ Nam , TQ, chứ không phải chỉ có hơn 2000 năm lịch sử trong phạm vi châu thổ sông Hồng…Nếu lập luận này là đúng thì thử hỏi họ đã “quẳng” ½ thời gian tiền sử của họ Hùng đi đâu mất rồi? Hay chẳng lẽ ông cha ta đã bịa ra truyền thuyết Âu Cơ lạc Long quân.
Hai là, cũng không nên chối bỏ thực thể dân tộc Viêt Nam ngày nay tiêu biểu là người Kinh là kết quả của quá trình hợp chủng giữa Hán tộc và Việt tộc cụ thể là LạcViệt, Âu Việt trong suốt quá trình bị dồn đẩy về phương Nam. Sau đó trong quá trình mở mang bờ cõi xuống phía Nam của chính mình, người Việt cũng "hợp chủng" thêm cả với các sắc tộc bản địa như người Chàm, Khmer,... Nói cách khác nguồn gốc người Việt cũng tương tự người Hoa, chỉ khác ở chỗ người Hoa ở lại và bị người Hán đồng hóa thành nước Trung Hoa hiện đại, trong khi người Viêt lui dần về phía Nam để bảo toàn bản sắc (chủ yếu là văn hóa) để hình thành nước Việt Nam ngày nay.
Thực ra cho đến nay đã có khá đầy đủ cơ sở lý luận và sử liệu cùng những phát hiện mới về khảo cổ, sinh học và gien di truyền để đi tới khẳng định hai nội dung nói trên. Điều này cũng phù hợp với tinh thần của các truyền thuyết. Làm được như vậy là phản ánh thực tế lịch sử khách quan một cách có lợi cho dân tộc ta mà không xâm hại lợi ích của dân tộc khác. Cũng cần hiểu rằng nhắc lại sự thật lịch sử về cội nguồn dân tộc và cương vực lãnh thổ hoàn toàn không có nghĩa là “để đòi lại” hay “phải trả lại”, mà chỉ là để hiểu biết đúng đắn về quá khứ, trên cơ sở đó phát huy đầy đủ các mối quan hệ tương đồng, tương tác giữa các quốc gia láng giềng nhằm cùng tồn tại và phát triển một cách hài hòa và bền vững. Vậy tại sao không làm?
Hà Nội, mồng mười tháng ba Tân mão
Hay quá
Trả lờiXóalang thang gặp blog này. Bài viết quá hay. Mong chủ nhân blog khỏe, viết nhiều!
Trả lờiXóatại có mấy ngài giỏi chống hoa mà không có trình,quảng đông ,quảng tây đều là dân việt mà cứ ra rả cười nhạo làm mất đoàn kết thế là trúng kế ly gián
Trả lờiXóaĐể lập luận vững chắc,tác giả đã đặt một câu hỏi thay cho
Trả lờiXóacâu trả lời "Hay chẳng lẽ ông cha ta đã bịa ra truyền thuyét Âu Cơ-Lạc Long Quân ?".
Tôi đồng ý nhưng xin góp ý thêm nếu không bịa ra thì đó là một lời tiên tri thấu suốt tương lai của dân tộc VN.chăng,
do đó Việt sử có 2 thời kỳ dân tộc chia rẽ ghê gớm tạo nên cảnh núi xương sông máu ? Cũng vì 50 tiền nhân xuống biển
và 50 tiền nhân ở đồng bằng ?