Thứ Sáu, 25 tháng 11, 2011

Chủ quyền biển đảo: Khi người đứng đầu lên tiếng

Trong sự mong đợi của công luận, hôm nay (25/11/2011) Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa kết thúc buổi đăng đàn Quốc hội của mình vào lúc 11h20. Điều quan trọng không phải là việc đăng đàn mà là nội dung của nó, và Thủ tướng đã làm tốt điều này. Chỉ vài giờ sau đã thấy nhiều báo chí "lề phải" và "lề trái" đều đồng loạt phát đi nội dung phát biểu. Tờ Tin nhanh Vn-Expess online chạy dòng tít ấn tượng "Việt Nam đòi chủ quyền Hoàng Sa bằng hòa bình" nhưng kèm theo câu mở đề không úp mở: "Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Việt Nam phải giải quyết và khẳng định chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm năm 1974". Các báo và website  cùng nhiều trang mạng tư nhân đều đưa nội dung phát biểu của Thủ tướng với những lời bình tích cực.

Theo Chủ blog tôi được biết, đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam tuyên bố chính thức và đầy đủ nhất về lập trường của đất nước liên quan đến chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Khách quan mà nói đó là một cuộc trả lời chất vấn hoàn hảo, đặc biệt là trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều những "phát ngôn lạ" từ một số cán bộ tuyên huấn và "ông nghị" khiến công luận rất bất bình. Khác hẳn với họ, ông Thủ tướng đã đưa ra những lập luận ngắn gọn, nhưng rõ ràng , khá đầy đủ và chặt chẽ với những chứng cứ lịch sử cần thiết, thái độ thẳng thắn, không úp mở.  Có thể nói đây là một "động thái" đầy ý nghĩa giúp làm yên lòng công chúng Việt Nam vốn đang ngày một "bức xúc" trước tình trạng thiếu vắng sự giải thích công khai, minh bạch từ phía giới lãnh đạo đất nước về các vấn đề liên quan đến chủ quyền lãnh thổ,  biển đảo cũng như số phận của hàng triệu ngư dân trước âm mưu và hành động xâm phạm ngang ngược của phía Trung Quốc. Điều đáng chú ý là, khác với những phát biểu có thể nói là rời rạc, đôi khi "giữ kẻ" và"tế nhị"... của bất cứ vị lãnh đạo nào trước đây, lần này Thủ tưởng đã không tránh né với những danh từ cụ thể, sự kiện cụ thể và lập trường cụ thể. Tóm lại, có thể nói Thủ tướng với tư cách một người đứng đầu đất nước đã gửi ra thế giới  một thông điệp rõ ràng về lập trường của dân tộc Việt Nam liên quan vấn đề chủ quyền biển đảo, bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa. Động thái này đang được toàn thể nhân dân Việt Nam và bạn bè  quốc tế hoan nghênh.     

Bạn đọc có thể xem nghe nội dung đầy đủ phát biểu của Thủ tướng tại đây:
* Clip: Thủ tướng trả lời chất vấn về biển Đông

 Dưới đây xin trích một số nội dung chính yếu để tiện theo dõi.

1) Đối với vùng chồng lấn ở Vịnh Bắc bộ,
"Trong Vịnh Bắc bộ, sau nhiều năm đàm phán ta vả  Trung Quốc đã đạt được phân định ranh giới vào năm 2000. Còn vùng biển ngoài cửa vịnh Bức bộ,theo công ước luật biển, thềm lục địa của nước ta có chồng lấn với đảo Hải Nam của Trung Quốc.  Từ 2006 hai bên đã tiến hành đàm phán, đến năm 2009 hai bên quyết định tạm dừng vì lập trường còn khác xa nhau"...;
"Trong khi chưa phân định, hai bên đã tự hình thành vùng quản lý của mình trên cơ sở đường trung tuyến"...;

2) Đối với quần đảo Hoàng Sa,
"Chúng ta làm chủ thực sự Hoàng Sa, ít nhất từ thế kỷ 17 khi hai quần đảo này chưa thuộc bất kỳ quốc gia nào. Chúng ta đã làm chủ trên thực tế và liên tục hòa bình";

"Năm 1974 Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa (lúc đó trong sự quản lý của chính quyền Sài Gòn). Chính quyền Việt Nam Cộng hòa lúc đó phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hợp Quốc can thiệp. Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam lúc đó cũng ra tuyên bố phản đối hành vi chiếm đóng này";

"Lập trường nhất quán của chúng ta là quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chúng ta có đủ căn cứ và lịch sử pháp lý để khẳng định điều này. Nhưng chúng ta chủ trương đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình. Chủ trương này phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc, phù hợp với Công ước Luật biển";

3)Đối với quần đảo Trường Sa,
"Năm 1975 hải quân Việt Nam đã tiếp quản 5 đảo do quân đội của chính quyền Sài Gòn đang quản lý. Sau đó, với chủ quyền của Việt Nam, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo với 33 điểm đóng quân. Ngoài ra, Việt Nam còn xây dựng 15 nhà giàn để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này - vùng biển trong phạm vi 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta";

"Như vậy, trên quần đảo Trường Sa, Việt Nam là quốc gia có số đảo đang đóng giữ nhiều nhất... Việt Nam cũng là quốc gia duy nhất có cư dân đang làm ăn sinh sống trên một số đảo, trong đó có 6 khẩu đã sinh ra và lớn lên trên các đảo này";

4) về chủ trương giải quyết tranh chấp,
"Việt Nam chủ trương nghiêm túc thực hiện công ước Luật biển, công ước ứng xử của các bên liên quan ở biển Đông (DOC) và các nguyên tắc thỏa thuận mới đây đã ký với Trung Quốc. Việt Nam yêu cầu các bên giữ nguyên trạng, không làm phức tạp thêm để gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực này". Việt Nam cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế xã hội và cơ sở vật chất kĩ thuật ở những nơi đang đóng giữ, để cải thiện đời sống và tăng cường khả năng tự vệ đối của quân dân trên đảo Trường Sa";

"Đối với hàng hải ở biển Đông, Việt Nam đã nghiêm túc thực hiện và yêu cầu các bên liên quan nghiêm túc thực hiện theo đúng Công ước Luật biển năm 1982 và tuyên bố DOC là phải bảo đảm hòa bình, ổn định, an ninh, trật tự, tự do hàng hải ở biển Đông. Lập trường này của Việt Nam được cộng đồng quốc tế ủng hộ, gần đây nhất là tại hội nghị cấp cao ASEAN và cấp cao ASEAN với các đối tác;


5)Vê luật biểu tình,
"Điều 69 Hiến pháp quy định công dân được quyền biểu tình theo pháp luật nhưng chúng ta chưa có Luật biểu tình. Hiện nay, có nhiều cuộc tụ tập đông người, biểu tình để bày tỏ ý kiến, nguyện vọng kiến nghị với chính quyền nhưng chúng ta chưa có luật để điều chỉnh vấn đề này. Do đó khó cho người dân khi thực hiện quyền được Hiến pháp quy định và cũng khó cho quản lý của chính quyền. Từ đó, xuất hiện những biểu hiện mất an ninh trật tự, xuất hiện những việc lợi dụng để kích động, xuyên tạc gây phương hại cho xã hội.
Trước thực trạng như vậy, Chính phủ đã báo cáo kiến nghị với Quốc hội khóa 12, và Quốc hội đã có công văn yêu cầu Chính phủ ban hành nghị định để quản lý, điều chỉnh biểu hiện này. Tuy nhiên, nghị định của Chính phủ hiệu lực pháp luật thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, tầm mức như Hiến pháp quy định và cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế cuộc sống đang đặt ra";

"Chính phủ thấy rằng nên kiến nghị với Quốc hội xem xét đưa vào chương trình xây dựng luật để chúng ta có Luật biểu tình. Luật đó phù hợp với Hiến pháp, đặc điểm lịch sử văn hóa, điều kiện cụ thể của Việt Nam, thông lệ quốc tế và cũng để đảm bảo quyền tự do dân chủ của người dân. Đồng thời luật đó cũng có yêu cầu là ngăn chặn những việc làm, những hành vi gây xâm hại đến an ninh trật tự, đến lợi ích của xã hội và nhân dân";
"Chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước là luôn luôn trân trọng, biểu dương những việc làm thật sự vì mục tiêu yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng đồng thời cũng không hoan nghênh, buộc xử lý nghiêm những hoạt động, hành vi với động cơ lợi dụng danh nghĩa lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền để thực hiện mục tiêu, mục đích gây phương hại cho đất nước, cho xã hội".

Ghi chú: Xin trân trọng thông báo để bạn đọc thông cảm: Bài viết đã được chủ blog chỉnh sửa ít giờ sau khi post lên nhưng không thay đổi gì về nội dung.  

12 nhận xét:

  1. Đúng vậy bác,
    Gần đây Tạp chí Xây dựng Đảng đã rộng mở để lắng nghe dư luận. Nhiều độc giả và em comments thẳng thắng, họ vẫn đăng.
    Thủ thướng phát biểu rành mạch về chủ quyền quốc gia và quyền biểu tình của người dân, một động thái đã nhen lên niềm hy vọng cho chúng ta.
    Anh 3D cứ thế, em sẽ bớt chửi.

    Trả lờiXóa
  2. Sau những ì xèo liên quan Vinashin và điều hành kinh tế, phát biểu này sẽ là một điểm cộng (+) nặng ký cho 3D. Còn hơn những vị không làm gì sai cũng chẳng làm gì đúng!

    Trả lờiXóa
  3. Phát súng hiệu của Barac Obama đã khởi động cho những nhà lãnh đạo Việt nam "dám" mở miệng. Có lẽ kẻ ăn năn nhất hiện nay là Hoàng hữu Phước vì cái ngu quá sức, và những lời nịnh nọt của một kẻ nịnh thần nên có mắt như mù và không thấy được sự chuyển biến của thời cuộc. Một điều hy vọng là sau những lời phát biểu trên của TTNTD thì từ nay trở đi sẽ không còn những kẻ nói leo theo kiểu nịnh thần để phát biểu những điều đi ngược lại nguyện vọng của dân tộc, và ảo tưởng thân Tàu.

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết hay nhưng lại để lỗi chính tả, thật tiếc. Ngay đoạn đầu của bài đã viết Trường sa thành Tường Sa, lỗi này khó bỏ qua.
    V/đ đàm phán phân định vùng biển, hình như ngừng đàm phán là năm 2009 thì phải. Cái này tôi cũng nhớ không chắc lắm, bạn xem lại thử nhé.
    Trân trọng!

    Trả lờiXóa
  5. Tôi đã xem truyền hình trực tiếp,xem lại Video clip trên VNN,sáng nay đọc đi63m tin trên ABS và vào trang này.Lần đầu tiên tôi thật sự cảm động với những lời giải đáp của TT về HS,TS và về luật Biểu tình.Với thá độ bình thản,không diễn văn,nói thẳng vào vấn đề,dùng từ ngữ dân gian TT đã nói lên nguyện vọng của 90 triệu đồng bào về chủ quyền HS và TS là của VN.TT đã tát vào mặt HHP bằng câu trả lời vì sao làm luật biể tình.Nếu quên vụ Vinashine tôi vô cùng hạnh phúc và tự hào đất nước mình có một Ông TT thay mặt cho nhà nước nói thẳng với TQ như vậy trên diễn đàn QH và cho cả thế giới biết tên xâm lăng đất nước VN.Rất cảm ơn TT.Chúc TT sức Khõe.

    Trả lờiXóa
  6. Khi một lãnh đạo chính phủ đã nói thì nên tin họ hành động vì đất nước, dân tộc. Chẳng ai muốn sau này bị nguyền rủa là một giuột với Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống cả! Chỉ còn Tổng Trọng chưa lên tiếng cụ thể! Tại sao? Hay là ...

    Trả lờiXóa
  7. Bùi Văn Mạnh, Hà Nộilúc 17:44 25 tháng 11, 2011

    Thật súc động và hạnh phúc khi đọc được những lời này, hy vọng "đây là sự thực" trong suy nghĩ và hành động của các lãnh đạo Việt Nam

    Trả lờiXóa
  8. Ngài Thủ Tướng phát biểu kỳ này khá rõ ràng,không run giọng nhưng rất tiếc là không thấy Ngài nhắc gì đến cái di sản khổng lô` mà PVĐ đã bút sa vào cái gọi là công hàm bán nước năm 1959... các bác nghĩ sao về tính trung thực của ngài Thủ tướng ?????

    Trả lờiXóa
  9. Suốt buổi đăng đàn của TT NTD để QH chất vấn. Tôi rất cảm xúc với cách trả lời của TT. Lần đàu tiên một nhà LĐ cao nhất,tuyên bố HS,TS là của VN,và chúng phải lấy lại 1 cách khôn ngoan,căn cứ vào luật pháp QT. Và tôi cũng không quên ông Nguyễn thanh Nghị phát biểu mạnh mẽ,rõ ràng về quyền lợi QG bị TQ đe doạ.
    Lời phát biểu của TT là câu yêu cầu thả "Điếu cày"
    Hy vọng Ông Trương Tấn Sang không để thua ông Dũng, xem lại hồ sơ Toà án về CHHVũ,"THẢ". Hai ông đối đầu với nhau củng có cái Hay Hay (vì hiện tại VN đang không có Đa Đảng).Nhưng 2 ông này phải khẳng định mình là người VN và phải thật sự yêu Nước hơn yêu Tiền
    Chúc TT sức khoẻ ( tôi thấy ông đẹp lên trên Diễn đàn QH )

    Trả lờiXóa
  10. Để có buổi đăng đàn và trả lời một cách mạnh mẽ như hôm nay, TT và chính phủ đã phải tích cực ngoại giao con thoi giữa các nước để giành lấy tiên cơ, giành lấy chính nghĩa , tranh thủ được sự ủng hộ của bạn bè quốc tế. Tôi đánh giá cao công tác ngoại giao và đội ngũ cố vấn công tác đối ngoại đã có những sách lược hợp lý đối phó với giặc tàu.

    Trả lờiXóa
  11. hoan ho loi phat bieu rat cu the cua thu tuong ve truong sa va hoang sa cung nhu thong tin luat bieu tinh nhung de xem hanh dong cua cp va thu tuong trong tuong lai moi ro

    Trả lờiXóa
  12. Thủ tướng khẳng định Trung quốc đã dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa của ta. vậy còn câu " hơn cả sự khẳng định" của ông nguyễn chí Vịnh: .."trung quốc không lấy một mét đất , mét biển nào của ta .." thì sao ?. Ai đúng ?

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này