Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2011

Nhân chuyện "chè bẩn"


Dạo này đọc báo, xem TV...thấy toàn chuyện làm ăn dối trá, lại cũng thấy có sự giống nhau giữa lối làm ăn gian trá của người Việt và người tàu. Chẳng lẽ ảnh hưởng của "1.000 năm bắc thuộc" sâu sắc đến vậy?  

Ai cũng biết lâu nay ở Việt Nam luôn rộ lên những đợt mua vét từ phía thương lái TQ đối với các "hàng độc" xuất xứ từ  Việt Nam. Cách đây không lâu đó là móng và sừng trâu; thậm chí cả con đỉa dưới ruộng nước; rồi nhãn, vãi,...hiện tại là khoai lang, chè (trà) được sơ chế thành "chè bẩn". Mỗi lần như thế dân ta chẳng cần biết lợi hại lâu dài thế nào, và cũng quên luôn bài học của quá khứ, cứ thế nhào dzô làm mọi điều có thể, kể cả những thủ đoạn bẩn thiểu (theo đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của nó) chỉ vì một chút trước mắt. Đó là dân gian. Còn những kẻ có chức quyền thì làm ăn to hơn nhiều bằng cách đem cho thuê dài hạn (thực chất là bán rẻ) cả đất rừng, hầm mỏ, đồng ruộng... ! Nghĩ mà vừa buồn vừa cười...Và nhục nữa!      

Nghĩ kĩ thì cũng có căn nguyên của nó. Để nói về chuyện này, trước hết cứ phải khẳng định lại rằng dân tộc Việt Nam có rất nhiều ưu điểm . Nhưng cụ thể ra, trong đó, phần ưu điểm thường thấy trong chiến tranh; phần yếu điểm thường thấy trong thời bình. Nếu ai đó không muốn gọi là yếu điểm thì có thể gọi là “tác dụng phụ" (như đối với thuốc Tây vậy). Tất thảy bắt nguồn từ điều kiện đặc thù về địa lý, lịch sử, truyền thống và nhân văn của dân tộc này. Thiết nghĩ không cần nói nhiều vì đã có rất nhiều lời đàm tiếu dân gian xung quanh những yếu điểm như vậy rồi. Ở đây chỉ xin nêu ra một điểm có liên quan đến cách làm ăn vừa nói trên đây. Đó là tính “theo đuôi mù quáng và thiển cận” (tức là thấy người ta làm gì thì làm theo để mong cái lợi trước mắt, chứ không tự mình khởi sự hoặc làm khác với số đông, qua đó thường tạo nên lối hành xử theo kiểu "phong trào"). Đây là nguyên nhân của câu chuyện dở cười dở khóc về quá trình chuyển đổi sản xuất giữa các cây/con như mía-đường, cao su, café, hồ tiêu, lúa, tôm, cua, cá, ốc biêu, chim cút, gà vịt, sắt thép, xi măng, cảng biển … ! 

Lần này đến lượt cafe và chè - hai thứ đặc sản truyền thống mà ta đang rất hy vọng sẽ sớm trở thành "thương hiệu quốc gia" trên thị trường quốc tế. Giờ thì hy vọng đó đang bị đe dọa khi các quán cafe đã bắt đầu vắng khách trước thông tin về cafê pha bột ngô hoặc bất cứ thứ gì có thể...Mới đây lại có tin (và hình ảnh cụ thể rõ ràng) về "công nghệ" sản xuất chè bẩn theo quy trình cực kỳ giản đơn, tùy tiện và rất bẩn. Nghe nói người từ bên kia biên giới phía Bắc sang dạy cách làm rồi lại thu mua đem về bên í ..., còn làm gì thì không biết! Chỉ biết là dân ta đua nhau giữ lá chè lại để tự làm trong khi các nhà máy không có nguyên liệu để duy trì sản xuất. Đã xuất hiện nguy cơ phá sản cả một ngành chè và cả uy tín quốc tế đang mới được nhen nhóm của nó.

                                               Sản xuất chè bẩn tại một gia đình người dân

Không chỉ vậy. Còn nhớ cứ mỗi lần rộ lên những vụ việc như vậy thì lại có lối suy luận trong dân và giới chức rằng đó là "âm mưu thâm độc" của nước ngoài (TQ) . Nói vậy, nhưng chẳng thấy ai, kể cả các nhà chức trách , có biện pháp gì để kịp thời ngăn chặn. Cứ thế vụ việc thường kéo dài cho đến khi ngành nghề nào đó đó hay địa phương nào đó bị "sập tiệm" phải kêu cứu ...thì đã quá muộn.

Trên đây chỉ là một trong vô số những biểu hiện của những “tác dụng phụ” mà dường như luôn đeo bám dân tộc ta. Lý do thì chẳng ai, kể cả "ông nhà nước", có thể trả lời một cách rõ ràng, minh bạch, mà chỉ ầm ừ cho qua chuyện, lần não cũng không quên nhắc nhỡ "bà con đừng hám lợi..."!. Phải chăng đây cũng là một cách thể hiện tinh thần "do dân, vì dân"?  

         Cũng không khác mấy với tình hình biển Đông đang dậy sóng, trên biên giới phía Bắc người ta cũng nói "thương trường là chiến trường" nhưng chưa hề thấy phát súng nào nổ khi cần nổ. Vì sao vậy? Chẳng lẽ sau bao phen bị lừa phỉnh, cả dân tộc này vẫn chưa thực sự tĩnh ngộ và sẵn sàng muốn thoát khỏi vòng cương tỏa của Vương triều phương Bắc?   

*****

3 nhận xét:

  1. Cái bọn bên kia biên giới nó muốn dân mình chết từ từ ,chết dần chết mòn .Còn lũ đầy tớ nhà mình nó lại sợ bọn 16 chữ còn hơn cọp nên nó tiếp tay cho bọn ấy.
    Chỉ khổ dân mình,nuôi ong tay áo !

    Trả lờiXóa
  2. Tự sát. Những doanh nghiệp vùng chè, chính quyền địa phương, người dân vùng chè nên hiểu việc này sẽ gây tác hại cực lớn cho chính họ. Chè không phải là thứ nước uống không thể thay thế. Nhiều người sẽ phải từ bỏ thói quen uống chè khi nó nguy hiểm cho sức khỏe. Lúc đó, thương hiệu ngàn năm sẽ bị hủy diệt trong một thời gian ngắn. Chính quyền địa phương phải can thiệp ngay, can thiệp mạnh và công khai kết quả, kéo lại thương hiệu một vùng kinh tế. Những người kinh doanh chân chính, người dân một sương hai nắng cũng phải thấy nguy cơ có thể hủy diệt kinh tế của chính mình để cùng chính quyền mạnh tay. Hãy cứu lấy quê hương trước khi quá muộn.
    Vậy nên mọi người hãy ủng hộ thưởng hiệu việt và giúp chè việt phát triển,Hãy cùng tham khảo qua website:http://chesachvn.com/ và ủng hộ ngành chè việt nam phát triển.

    Trả lờiXóa
  3. CÔNG TY TNHH TÂN CƯƠNG XANH

    CUNG CẤP - PHÂN PHỐI ĐẶC SẢN CHÈ TÂN CƯƠNG THÁI NGUYÊN CHÍNH HIỆU TRÊN TOÀN QUỐC

    Showroom Hà Nội: Cơ Sở 1 : 42 Tây Sơn - Đống Đa - Hà Nội

    Cơ Sở 2 : 27/329 Đường Cầu Giấy - Cầu Giấy - Hà Nội

    Hotline : 0983.412.602 - Điện thoại : 043.839.8447

    Website:http://tancuongxanh.vn/

    http://chethainguyen.us/

    Hà Nội :MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN

    GIAO HÀNG TẬN NƠI

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này