Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Không chỉ là “phép thử"

Theo dõi quá trình vi phạm của phía Trung Quốc đối với chủ quyền biển đảo Việt Nam trong mấy năm gần đây có thể thấy vụ phá hoại tàu Bình Minh 02 là nghiêm trong nhất nếu xét về  “tính chính thức”  vì  nó đi kèm với  lập luận  của  người phát ngôn Bộ Ngoại Giao
Ảnh:3 tàu hải giám TQ nhìn từ một tàu bảo vệ của Bình Minh 2           Trung Quốc đã được chuẩn bị sẵn nhằm xuyên tạc, đổi  trắng thay đen  đúng theo cách thức “vừa ăn cướp vừa la làng” như thể Trung Quốc là nạn nhân của Việt Nam vây!  

Tuy nhiên đó chỉ là một cao điểm của cả quá trình còn tiếp tục. Từ đó đến nay các loại tàu, kể cả tàu hải quân Trung Quốc đã đồng loạt hung hăng khiêu khích trên nhiều địa bàn khác nhau sâu bên trong vùng  đặc quyền kinh tế 200 hải lý, thậm chí có nơi sát bờ biển của Việt Nam, lại còn nổ súng ở Trường Sa nữa. Ngày 31/5 người phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc lại còn lên tiếng đòi Việt Nam “chấm dứt vi phạm”(?)
Điểu đáng lưu ý là, những hành động trên đây đã và đang diễn ra ngay trước  cuộc Đối thoại cấp Bộ trưởng Quốc phòng thường niên giữa 28 quốc gia  chủ chốt của khu vực Châu Á -TBD đang nhóm họp tại Sangri La (Singapore) từ 3-5/6 này- một sự kiện quan trọng bậc nhất về lĩnh vực an ninh khu vưc.  
Thông thường không ai dại gì lại khuấy động tình hình trước một dịp như vậy. Nhưng Trung Quốc đang  làm điều đó. Trong khi thẳng tay khiêu khích Việt Nam và Philippine thì Trung Quốc tỏ ra đấu diệu với Mỹ. Trong huyến thăm Mỹ mới đây  Tướng Trần Bỉnh Đức đã chủ động tuyên bố chấm dứt tình trạng ngưng quan hệ hai nước (do vụ Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan hồi năm 2010). Họ cũng thành công trong việc mua chuộc lôi kéo Myanma khỏi sự đồng thuận  ASEAN trong vấn đề Biển Đông nhân chuyến thăm của người đứng đầu Myanma đến Bắc Kinh ngày31/5 vừa rồi. Giờ đây bề ngoài có vẽ như  “không có vấn đề gì lớn” giữa 2 siêu cường, chỉ còn vấn đề giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, nổi cộm là Việt Nam và Philipine vốn được coi là đang xâm phạm nhiều “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc.
Sau vụ tàu Bình Minh 2,  đã có một nhận định phổ biến  rằng  Trung Quốc đang “nắn gân”  hay “làm phép thử” đối với Việt Nam và ASEAN. Cũng có ý kiến cho rằng Trung Quốc chỉ “già nắn, rắn buông” mà thôi!  Nhận định như vậy không có gì sai, nhưng  có lẽ chưa đầy đủ.  Hành động của Trung Quốc nhằm  "hâm nóng" lại  đòi hỏi chủ quyền hình “lưỡi bò” vốn đã bị dư luận rộng rãi coi là phi lý, vô căn cứ, không có giá trị. Nó cũng cho thấy giờ đây  Trung Quốc thực sự  nôn nóng muốn kết thúc càng sớm càng tốt đòi hỏi chủ quyền của họ trước khi các nước ven bờ như Việt Nam và Philippine có cơ hội củng cố và xúc tiến việc khai thác tài nguyên trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của mỗi nước. Với mối lo lắng này Trung Quốc rất có thể “làm càn”, không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để đạt những gì  mà họ không thể đạt được bằng đấu tranh pháp lý. Nói cách khác phía Trung Quốc không chỉ "thử" và "nắn gân" mà  đang thật sự tiến hành các biện pháp lấn chiếm, chí ít tại những điểm mớc mà họ cho là quan trong ở 2 bên của chiếc "lưỡi bò"!

Tái hiện nguy cơ cuộc chiến Trường Sa

Có thể nói, chừng nào Trung Quốc còn nuôi tham vọng độc chiếm Biển Đông chừng đó vẫn còn nguy cơ xung đột quân sự  tại khu vực Biển Đông nói chung và tại quần đảo Trường Sa nói riêng.  Với Trung Quốc, việc chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa là một cứu cánh duy nhất để vin vào đó khẳng định chủ quyền sâu xuống phía Nam của Biển Đông trong trường hợp họ không thể thực hiện ý đồ lấn chiếm quá sâu vào  lãnh hải và đặc quyền kinh tế 200 hải lý hợp pháp của Việt Nam và Philippine. Lúc đó, nếu không được  "lưỡi bò", họ vẫn còn cái "lưỡi rắn"! 
Do đó kịch bản đánh chiếm tgoàn bộ Trường Sa luôn nung nấu trong đầu các tướng lĩnh bành trướng. Tuy nhiên, họ biết cuộc chiến  Trường Sa  nếu xảy ra sẽ giống như  một con dao hai lưỡi có thể không chỉ phá hỏng  tham vọng độc chiếm Biển Đông mà còn ảnh hưởng cả ý đồ độc chiếm Biển Đông cũng như tiến trình “trỗi dậy hòa bình” . Vì một khi nỗ ra chiến tranh quy mô lớn, đối thủ thực sự của Trung Quốc sẽ không phải  là Việt Nam, Philippine thậm chí cả khối ASEAN mà  là Mỹ và  các cường quốc bên ngoài khu vực có thể là Nga, Nhật Bản , Ấn Độ... Nói cách khác đây là một vấn đề quốc tế chứ không phải chỉ là vấn đề giữa Trung Quốc với các nước ASEAN.  Đó là lý do tại sao Trung Quốc luôn phải do dự và ra sức trì hoãn việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp Biển Đông và không thực lòng muốn hoàn thiện bản quy tắc ứng xử Biển Đông (DOC).    
Nhưng với cách nhìn nhận và đánh giá riêng của họ, nhất là khi đã đủ sức mạnh và sự nôn nóng ,  họ có thể liều lĩnh tấn công chớp nhoáng  để chiếm nốt các đảo còn lại ở Trường Sa, chí ít là những đảo lớn có vị trí chiến lược, bất kể đang thuộc Việt Nam hay Philippine, (nhưng chưa cần đánh các đảo do Đài Loan đang chiếm giữ vì trước sau cũng thuộc về trung Quốc).
Có thể vấn đề duy nhất khiến Trung Quốc do dự là, nếu cùng lúc đánh cả Việt Nam và Philippine thì sợ Mỹ can thiệp; nếu chỉ đánh Việt Nam thì có nhiều khả thi hơn, nhưng vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn 100%, và trong quá trình  cuộc chiến không loại trừ khả năng hình thành sự liên kết và can thiệp của bên thứ ba (đang là ẩn số) khiến Trung Quốc có thể  mất quyền kiểm soát tại các đảo khác, kể cả Hoàng Sa, và cuộc chiến kéo dài, vấn đề trở nên phức tạp và bất lợi. Đánh hay chưa chỉ là vấn đề thời điểm.      
Lựa chọn nào cho Việt Nam?
Như phân tích ở phần trên, Việt Nam luôn ở thế  yếu và bị động  trước Trung Quốc. Trước những diễn biến tình hình mới, vu tàu Bình Minh 2 là tiếng chuông cảnh báo về khả năng leo thang xung đột  trực diện giữa Việt nam và Trung Quốc, kể cả một cuộc chiến nữa tại Trường Sa.                  Ảnh: một cuộc tập trận của hải lục không quân Việt Nam
Dĩ nhiên một khi định  đánh chiếm Trường Sa, Trung Quốc sẽ có thể ém quân gây sức ép dọc biên giới phía Bắc và Vịnh Bắc Bộ, nhưng không nhất thiết để tiến hành  chiến tranh tổng lực với Việt Nam, chí ít trong thời kỳ đầu. 
Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến lựa chọn của Trung Quốc, đó là: a) mức độ phản ứng  quốc tế, đặc biệt của Mỹ và tập thể ASEAN;
b) Mức độ sẵn sàng đáp trả của bản thân Việt Nam.  Đó cũng là hai mặt trận  mà Việt Nam cần khẩn trường chuẩn bị, nhất là quỹ thời gian chuẩn bị của Việt Nam giờ đây không còn nhiều.
Vào lúc này bất cứ sự chuẩn bị nào cũng không thừa.  Sự nghiệp bảo về độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam giờ đây chính là  sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển đảo- đặc biệt là 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa. Để làm đươc sứ mệnh này, Việt Nam không thể chỉ dựa vào lực lượng của riêng mình mà nhất thiết phải vận dụng sức mạnh tổng hợp của dân tộc kết hợp với việc tranh thủ tối đa  sự hỗ trợ  của bạn bè, đồng minh quốc tế và khu vực. Thế mạnh pháp lý và tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh này thuộc về Việt Nam và đó là một lợi thế mà kẻ thù không bao giờ có.
Trong nhiều việc phải làm, có những việc cần làm ngay, đó là:
  •  Đã đến lúc không thể mơ hồ về địch/ta, bạn/thù.  Cũng đừng nghĩ kẻ thù  chỉ "nắn gân" mà chúng đang thực sự dùng chiến thuật "biển người" để tiến hành lấn chiếm trên thực địa ngư trường và tài nguyên biễn của ta, uy hiếp ngư dân ta không dám bén mảng đến đó nữa rồi từ đó họ độc chiếm lâu dài. Do đó, trong đấu tranh, ngoài sự mền dẽo khôn khéo, ta cũng cần  kiên quyết đáp trả mọi hành động lấn lướt của đối phương khiến chúng cũng bị thiệt hai thì mới chùn bước.  
  •  Trên mặt trận đối ngoại,  không chỉ người phát ngôn mà các vị lãnh dạo nhà nước phải lên tiếng tùy mức độ, nội dung và tình huống... (như Philippine, Malaysia đã thể hiện); đưa vấn đề ra các diẽn đàn quốc tế và khu vực  đồng thời khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại trong vụ phá cáp tàu Bình Minh 2; tăng cường công tác tuyên truyền đối ngoại nhằm phát huy tính chính nghĩa và lợi thế pháp lý của Việt Nam liên, tranh thủ sự đồng tình của dư luận quốc tế như đã từng làm trong quá trình kháng chiến chống Mỹ trước đây.
  • Trong đấu tranh, cần phân biệt: Đối với vùng tranh chấp của 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, hoặc trên hải phận quốc tế, ta cần có biện pháp nhằm giảm thiểu các vụ việc xung đột, tranh chấp không cần thiết. Nhưng  đối với  vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế từ 200 hải lý trở vào, ta kiên quyết  bảo vệ  bằng mọi lực lượng có thể,  kiên quyết đáp trả  thích đáng mọi hành động xâm phạm của đối phương với tinh thần tất cả vì sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo của tổ quốc.    
  •  Lịch sử cho thấy, đoàn kết toàn dân là nhân tố quan trọng nhất để chiến thắng kẻ thù xâm lược. Tuy nhiên chưa bao giờ khối đoàn kết dân tộc lại suy yếu như bây giờ khi mà dường như không còn nữa một sự đồng cảm giữa người dân và lãnh đạo. Lãnh đạo nghĩ gì dân không biết nên hoang mang mất lòng tin trở nên bức xúc và chống đối , tạo nên vòng xoáy của tình trạng bất bình, bất an không cần thiết. Trong bối cảnh gần đây vị cựu tướng quân-Chủ tịch nước Lê Đức Anh đã nêu ra một  lời khuyên và cũng là kinh nghiệm xương máu: " SỢ LÀ MẤT CHỦ QUYỀN". Có thể ông đang nhìn thấy ai đó đang sợ?    
------------
*****

2 nhận xét:

  1. Dạo này bác siêng viết, mà bác đã viết là hay, nhưng đường link đến các Blog liên kết bị trục trặc cho nên như em không biết được, trong khi lại bận, tin tức dồn dập... thành ra nếu không chủ động đến thăm bác là không đọc được bài.
    Bác kiểm tra lại link xem nhé.
    Bác có cái nhìn giống em, TQ chỉ còn đợi dư luận Quốc tế và cân nhắc nữa là đánh VN, vì lúc này VN ở thế yếu về mọi mặt.

    Trả lờiXóa
  2. I'd like to find out more? I'd want to find out some additional information.



    Also visit my web page; html email templates free

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này