Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Dân trí có hạn hay quan trí có vấn đề?

Nguyễn Văn Tuấn / Basam 05-06-2015

Cứ mỗi lần Quốc hội nhóm họp là người dân có dịp nghe những lời hay ý đẹp của các đại biểu, và năm nay cũng không phải là ngoại lệ. Chẳng hạn như trong cuộc thảo luận về trưng cầu dân ý một ông dân biểu Hà Nội nói rằng cần phải xem “lòng đảng” ra sao. Tôi đọc đi đọc lại mà không hiểu cái “lòng đảng” là cái gì mà cần phải xem xét. Mượn ý cụ Nguyễn Du, có ai lấy thước mà đo … lòng đảng được? Một ông khác thì nói “dân trí thấp, không thể tuỳ tiện trưng cầu” (1). Hi vọng là báo chí tường thuật đúng những gì ông nói. Ông là một quan chức trong Hội nhà báo, tức là thuộc nhóm có học, mà nói như thế thì quả là đáng ngạc nhiên.
Vì ngạc nhiên, nên tôi tò mò kiểm tra xem tình hình dân trí của ta như thế nào, và kết quả có lẽ sẽ làm bạn ngạc nhiên. Sau đây là vài số liệu chính dựa vào điều tra dân số năm 2009 (tức là hiện nay đã khá hơn) (2):
  1. Gần 94% người dân biết đọc, biết viết;
  2. Khoảng 1/4 người Việt xong trung học hay cao hơn;
  3. Ở người trên 15 tuổi, 4.2% có bằng cử nhân và 0.2% có bằng sau đại học;
Việt Nam có hơn 100 ngàn thạc sĩ, 24 ngàn tiến sĩ, 10 ngàn giáo sư và phó giáo sư (3). Ngoài ra, chúng ta còn biết rằng Việt Nam có nhiều tướng lãnh có bằng tiến sĩ và học hàm giáo sư.
Niên học 2011-2012, Việt Nam có 215 trường cao đẳng, 204 trường đại học, với 756 ngàn học sinh cao đẳng và 1.4 triệu sinh viên đại học.
Nói chung, nhìn qua những con số trên, rất khó nói rằng dân trí Việt Nam còn thấp. Nếu nhìn vào con số giáo sư và tiến sĩ, Việt Nam còn cao hơn cả Thái Lan (vốn chỉ có 5414 phó giáo sư và 708 giáo sư).
Ở VN có một nghịch lí rất đáng chú ý. Khi nói về thành tựu giáo dục thì các quan chức thích nói rằng nền giáo dục ưu việt đã thành công xoá mù chữ, rằng dân ta thông minh và sáng tạo. Nhưng khi có ai đề nghị cải cách thể chế, phục hồi các quyền căn bản của công dân (như tự do báo chí, tự do ngôn luận, trưng cầu dân ý) thì chính những cán bộ này lại nói rằng trình độ dân trí còn thấp, chưa thể cải cách được. Hiếm thấy các quan chức Việt Nam khinh thường dân như thế. Ấy thế mà họ lúc nào cũng oang oang nói là đầy tớ của nhân dân!
Nhưng những dữ liệu tôi vừa trình bày trên đây cho thấy dân trí Việt Nam khá tốt. Tuy nhiên, hãy giả dụ rằng người dân thiếu thông tin, thì nhiệm vụ của Nhà nước là phải cung cấp cho họ thông tin đa chiều để nâng cao nhận thức và “dân trí”. Nhưng rất tiếc là các cán bộ trong chính quyền chưa làm (hay chưa dám làm) việc nâng cao dân trí bằng cách cung cấp thông tin cho người dân.
Thật ra, những người mở miệng nói dân trí thấp chính là “suy bụng ta ra bụng người” — chính cái quan trí của họ mới thật sự thấp.
___
Ghi thêm: Hôm nay, ông dân biểu này đính chính rằng ông ủng hộ trưng cầu dân ý, nhưng chỉ hạn chế trong một số vấn đề (4). Ông không nói những vấn đề nào không nên trưng cầu dân ý, có lẽ chính ông cũng không biết.
Ông “đá banh” sang một ông giáo sư luật tên là Nguyễn Đăng Dung, nói rằng ông Dung là người nói trình độ dân trí VN còn thấp và trưng cầu ý kiến chỉ gây hại. Chưa biết có thật sự Gs Dung nói câu đó. Thật ra, bất cứ ai, kể cả những người có chức danh giáo sư, mà nói thế thì tôi nghĩ cái trí của người đó cũng thấp thế thôi, đâu có đáng để tham khảo. Vấn đề là chứng cứ, chứ ý kiến cá nhân của ông ấy chẳng có giá trị gì.
====
(1) http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/241118/trung-cau-y-dan-phai-xem-long-dang.html
(2) http://vietnam.unfpa.org/webdav/site/vietnam/shared/Factsheet/FINAL_Factsheet_Education_ENG.pdf
(3) http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/09/ve-nhung-con-so-giao-su-pho-giao-su-vn.html
(4) http://vtc.vn/noi-trinh-do-dan-tri-thap-bi-phan-ung-dai-bieu-ha-minh-hue-len-tieng.2.556547.htm

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2015

Bắc Kinh báo hiệu: Không còn hiền lãnh ở Biển Đông nữa

Tác giả: Andrew Browne- Wall Street Journal 2/6/2015/ Người dịch: Trần Văn Minh

Ở vào thế giành quyền kiểm soát hồ” của mình, Trung Quốc rút lại sự khoan dung lâu dài dành các nước láng giềng
Đô đốc Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã 'kiềm chế hết mức' ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
Đô đốc Trung Quốc, ông Tôn Kiến Quốc nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore vào cuối tuần này. Đô đốc Tôn cho biết, Trung Quốc đã ‘kiềm chế hết mức’ ở Biển Đông. Ảnh: AFP / Getty Images
SINGAPORE—Cách Trung Quốc xem các tranh chấp chủ quyền đang sôi động ở Biển Đông, rằng sự nhẫn nại của họ đã đi quá xa.
Các nước nhỏ hơn ở quanh vùng biển gồm Việt Nam, Philippines và Malaysia đã thách thức sự kiên nhẫn của Bắc Kinh bằng cách đưa ra các tuyên bố chủ quyền trên nhiều đảo nhỏ, công trình xây dựng trên các đảo này và thăm dò năng lượng ở vùng biển xung quanh. Thật vậy, những hành động này đi trước bất kỳ hành động nào của Trung Quốc. Nhưng sự khoan dung cũng có giới hạn.
Cảm nghĩ về tính chính đáng này đã dẫn Trung Quốc tới dự án xây dựng đảo trong quần đảo Trường Sa, mà hiện nay là tâm điểm của một cuộc khủng hoảng đang gia tăng trong khu vực kinh tế năng động nhất thế giới.
Và điều này đến từ một quan điểm lịch sử xa xưa. Trung Quốc chỉ đơn thuần trả lại những gì họ gọi là “vùng biển gần” của họ cho nhà nước mà họ tin rằng nhà nước này đã hiện hữu hàng ngàn năm – như là một cái “hồ” của Trung Quốc – trước kỷ nguyên chủ nghĩa thực dân xâm chiếm.
Ngày nay, sau khi Trung Quốc bỏ sau lưng cuộc nội chiến, sự xâm lược của Nhật Bản và các xáo trộn khác, và sau bốn thập niên tăng trưởng kinh tế ngoạn mục, cuối cùng họ đã đủ mạnh để đứng thẳng lên dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Còn xa với cách hành xử như một quyền lực xét lại với tham vọng quân sự để thống trị, trong cách tính toán của Trung Quốc để mở rộng các rạn san hô và đá thành các pháo đài tiềm năng là một hành động cứu chuộc với lịch sử.
Một cách ngắn gọn, các hoạt động nạo vét của Trung Quốc không phá vỡ sự cân bằng, Trung Quốc khôi phục lại nó.
Bên ngoài, quan điểm chung này giúp giải thích tuyên bố bất thường của Đô đốc Tôn Kiến Quốc tại hội nghị an ninh quan trọng ở Singapore vào cuối tuần trước.
Khi chính ông nói tới vấn đề nằm trong tâm trí của tất cả mọi người tại Đối thoại Shangri-La – việc Trung Quốc xây dựng 2.000 mẫu đất trên lãnh thổ giữa biển trong vòng 18 tháng qua (tương đương với 1.500 sân bóng bầu dục) – Phó tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc tuyên bố rằng, nước ông đang thực sự kiềm chế.
Ông nói, “Trung Quốc đã kiềm chế hết sức”.
Không đếm xỉa tới lời kêu gọi của ông Ash Carter, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, nên ngừng công việc mở rộng, là đe dọa ưu thế quân sự của Mỹ và đẩy qua hết một bên quốc gia Á châu này đến quốc gia khác, đến nỗi các lãnh đạo quân đội và an ninh của họ than phiền rằng Trung Quốc đang đe dọa hòa bình, Đô đốc Tôn khẳng định rằng các hoạt động xây dựng là “hợp pháp, chính đáng và hợp lý”.
Đô đốc Tôn đã không tiếp tục giải thích những gì Trung Quốc có thể sẽ làm nếu họ không tự kềm chế.
Tuy nhiên, câu hỏi này là gốc rễ của sự lo lắng hiện nay đang chi phối châu Á. Nếu một công cuộc xây dựng thả cửa với mức độ chưa từng thấy mà gọi là kiềm chế, thì sự không kiềm chế sẽ như thế nào?
Bởi vì các tuyên bố chủ quyền biển của Trung Quốc quá rộng lớn – gần như toàn bộ Biển Đông và tất cả các thực thể biển – nỗi lo sợ trong vùng Đông Nam Á là Trung Quốc đang tạm thời đè nén sự thôi thúc cho việc kiểm soát toàn bộ cái “hồ” của họ và các tuyến đường biển trong đó.
Bằng cách thúc giục Việt Nam ngưng các công trình cải tạo đảo của mình trong khu vực, ông Carter cho thấy rằng ông hiểu rất rõ mối nguy hiểm khi mà sự kiên nhẫn của Trung Quốc có thể chấm dứt.
Nhiều nước trong khu vực tin rằng chỉ là vấn đề thời gian trước khi Trung Quốc tuyên bố kiểm soát bầu trời bằng cách thiết lập một khu vực phòng thủ không gian, giống như điều mà họ đã tuyên bố trên biển Hoa Đông – một hành động mà Đô đốc Tôn không loại trừ. Một hành động như vậy “sẽ phụ thuộc vào vấn đề nếu an ninh hàng hải của chúng tôi bị đe dọa”, ông nói.
Trung Quốc đã khẳng định quyền điều khiển tất cả các hoạt động đánh bắt cá trong khu vựcBiển Đông. Và họ xem toàn bộ khu vực này là một phân khu hành chánh của đảo Hải Nam, một lệnh điều hành của chính phủ [TQ] tiến xa về phía nam, tới tận Indonesia.
Thêm nữa, Trung Quốc lựa chọn những khía cạnh của luật pháp quốc tế hỗ trợ cho trường hợp của họ và phớt lờ những điều không hỗ trợ. Mặc dù họ ký Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, nhưng họ chưa bao giờ nêu ra yêu sách biển dựa theo luật đó.
Tháng trước, hải quân Trung Quốc đã cố gắng xua đuổi một máy bay do thám của Mỹ mang theo một đội thu hình của CNN tiếp cận đá Chữ Thập, một trong những công trình xây dựng lớn nhất. “Hãy đi khỏi!” một nhân viên phát thanh của hải quân Trung Quốc la lớn.
Máy bay P-8 Poseidon đã bị cảnh báo đang tiến tới một “khu vực báo động quân sự” – một dạng không phận không có cơ sở pháp lý. Lời cảnh báo này chỉ ra rằng Trung Quốc hẳn có ý định sử dụng công trình xây cất để tăng cường kiểm soát bầu trời trên Biển Đông và các tuyến đường biển, tuyến đường chứa hơn một nửa thương mại thế giới.
Thựa ra, sự nhập nhằng là một chiến thuật có chủ ý của Trung Quốc. Một đường chín đoạn xuất hiện trên bản đồ của Trung Quốc xung quanh Biển Đông, cho thấy quyền sở hữu của Trung Quốc không bao gồm bất kỳ tọa độ nào. Cũng như Trung Quốc chưa từng giải thích về cơ sở pháp lý của bản đồ.
Dù vậy, không phải ai cũng tin rằng Trung Quốc có ý định áp đặt các tuyên bố chủ quyền của họ tới cùng.
Viết trên báo Straits Times của Singapore tuần này, ông Vương Canh Vũ (Wang Gungwu), một giáo sư tại Đại học Quốc gia Singapore và là một học giả hàng đầu về triều đình Trung Quốc, biện giải rằng Trung Quốc chưa bao giờ mong muốn trở thành một đế chế hàng hải. Các chuyến hải hành 600 năm trước của thái giám Đô đốc Trịnh Hòa là một điều khác thường.
Không giống như Anh và Mỹ, là những nước xây dựng vị thế siêu cường thông qua sức mạnh hải quân, Trung Quốc có truyền thống tìm kiếm quyền lực thông qua sức mạnh kinh tế và tiến bộ công nghệ.
Ông Vương viết: “Vấn đề chính của Trung Quốc là làm thế nào để thuyết phục các nước láng giềng rằng họ không có ý định chuyển từ quả quyết tới áp chế”.
Trong lúc này, Mỹ và các đồng minh Á châu chỉ còn phỏng đoán sự tự kiềm chế của Trung Quốc sẽ kéo dài bao lâu. Các cuộc tranh luận tại Washington về việc liệu sự kiềm chế của Trung Quốc cần được khuyến khích thông qua ngoại giao và kêu gọi tuân thủ các nguyên tắc pháp lý và chuẩn mực quốc tế, hoặc áp đặt bằng vũ lực. Dù bằng cách nào đi nữa, sự kiềm chế không thể xem như mặc định.

Lại xuất hiện cơ hội lớn đối với VN (*)

(*) Tiêu đề nguyên bản là "Cơ hội lớn nhất cho tất cả tổ quốc và đảng Cộng sản  Việt Nam" của tác giả Trần Quí Cao đăng tại blog Basam ngày 5/6/2015

Thời cơ trước mắt cực kì thuận lợi cho nước Việt Nam thoát Chậm Tiến, thoát Độc Tài Toàn Trị, và song song với đó là thoát Trung.
Thời cơ trước mắt cũng cực kì thuận lợi cho đảng CSVN thoát ra khỏi chính mình, tự xác lập là một chính đảng luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Việt Nam từ năm 1945 tới nay, và thức thời có công lớn trong việc đưa Việt Nam vào một giai đoạn mới: Dân Chủ, Phát Triển bền vững và Tự Chủ.

Tìm kiếm Blog này