Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Đôi điều về quan hệ Trung-Mỹ có liên quan đến thế trận Việt Nam tại Biển Đông


Bản đồ do TQ tự phát hành trên Wikipedia cố ý bôi màu tím và vàng toàn bọ 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa    

Quan hệ quốc tế là một lĩnh vực ngaỳ cảng trở nên phổ cập trong "thời đại internet".  Trong bối cảnh những ngày gần đây khi tình hình Biển Đông dường như đang dậy sóng, lôi cuốn không chỉ các giới ngoại giao, chính khách và báo chí mà cả người dân bình thường. Đó cũng là tâm trạng và lý do để người  viết bài này muốn tham gia bình luận đôi điều liên quan chủ đề tranh chấp Biển Đông.
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng có hai thực tiễn mang tính luận cứ không thể không xem xét khi nghiên cứu về  tranh chấp biển Đông để từ đó xác định thế ứng xử của Việt Nam.
Một là, nếu như  trong  thời kỳ chiến tranh lanh quan hệ quốc tế phụ thuộc chính vào cặp quan hệ Mỹ-Xô thì giờ đây  đó là cặp quan hệ Mỹ-Trung. Quan hệ Mỹ-Xô về bản chất là quan hệ giữa "hai phe"; quan hệ Mỹ-Trung chỉ là quan hệ cạnh tranh giữa hai cường quốc.   Hai là,  trong thời chiến tranh lanh  thường xảy ra  các “quan hệ nóng”, trong đó bao giờ cũng phản ánh sự đối đầu giữa giữa các cường quốc  (như cuộc chiến tranh Việt Nam, vụ khủng hoảng hai bờ eo biển Đài Loan ; khủng hoảng tên lửa Caribe,  v.v…) Nhưng trong thời hậu chiến tranh lạnh chưa thấy có tình trạng "đối đầu" giữa các cường quốc mà chỉ thấy  sự thỏa hiệp  giữa họ với nhau để đối phó với các lực lượng nhỏ yếu hơn, bất kể  là khủng bố Bin Laden hay các quốc gia dân tộc có chủ quyền đàng hoàn như I-rắc, Lybia, Tunisia…  
Tuy nhiên, thời gian gần đây, trong bối cảnh trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc và tình hình suy thoái  kinh tế của nước Mỹ  và Châu Âu, có một số giả thuyết cho rằng Mỹ sẽ sử dụng phương thức chiến tranh như "một mũi tên bắn hai mục đích": vừa ngăn chặn sự trỗi dậy của Trung Quốc,vừa làm động lực phục hồi kinh tế của nước Mỹ và phương Tây. Xem ra giả thuyết  này không mấy phù hợp với thực tiễn quan hệ quốc tế truyền thống và càng không đủ sức thuyết phục trong một thế giới không còn phân cực đối đầu. Hơn nữa chắc ai cũng biết, một  cuộc chiến như vậy nếu xảy ra, sẽ không bên nào thắng ... Nói cách khác, một cuộc chiến như vậy chỉ có thể xảy ra  khi nào có sự sai lầm nào đó trong giới lãnh đạo của hai nước này. Do đó có thể nói, xu hướng hòa hoãn vẫn là chủ đạo trong quan hệ Mỹ-Trung. 
Gần đây dư luận Việt Nam xôn xao lo lắng Trung Quốc sẽ "đánh" Việt Nam một lần nữa... Bối cảnh đó đã hình thành ngày càng rõ sự khác biệt trong tư duy của người Việt liên quan đến quan hệ Việt-Trung. Trong khi trào lưu chính thống vẫn là "dĩ hòa vi quý" với ông bạn láng giềng, thậm chí vẫn còn tin vào "ý thức hệ" thì một bộ phận khác muốn độc lập hơn và độc lập thực sự với Trung Quốc, thậm chí kêu gọi "đi với Mỹ" để phòng nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược... 
Tình hình mới đang đặt những người lãnh đạo đất nước vào thế khó xử. Đâu là thế trận của Việt Nam trong bối cảnh mà cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo tại Biển Đông đã trở thành tâm điểm trong quan hệ Việt-Trung cũng như trong các mối quan hệ khu vực và quốc tế. Để không phải nói dài về điểm này, xin mạn phép dẫn  ra đây đường link đến một bài viết của cùng tác giả cách đây không lâu:   http://trankinhnghi.blogspot.com/2011/04/tran-viet-nam-can-mot-tu-duy-moi
Từ đó đến nay có thêm một số động thái đáng lưu ý: Đó là cuộc thăm làm việc  của  Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức đến Mỹ ngày 17/5 vừa qua. Chuyến thăm đã được phía Mỹ coi trọng hơn so với mức bình thường. Bằng sự kiện này hai bên đã tháo bỏ việc Trung Quốc đơn phương tuyên bố  “ngưng” quan hệ song phương  với Mỹ từ đầu năm 2010 khi Mỹ quyết định tăng cường bán vũ khí tối tân cho Đài Loan. Có thể coi đây là một dấu hiệu"tan băng" nho nhỏ trong quanhệ Trung Mỹ. Sự kiện thứ hai là, Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN lần thứ 5 (ADMM-5) đã diễn ra tại Thủ đô Jakarta của Indonesia từ 19-20/5/2011, qua đó khẳng định lại lập trường giải quyểt tranh chấp Biển Đông bằng phương pháp hòa bình, nhưng chưa đi đến một biện pháp cụ thể có ý nghĩa thiết thực nào. Trong khi đó,  cùng  với hàng loạt các hoạt động phô diễn lực lượng quân sự của phía Trung Quốc, đáng chú đã xảy ra mấy vụ đụng độ với Philippine. Với Việt Nam phía Trung Quốc dường như đang cho thấy một dấu hiệu thay đổi chiến thuật: tỏ thái độ đấu diệu  trong tiếp xúc, nhưng  vẫn xúc tiến mạnh mẽ các hành động lấn lướt trên biển đảo và tăng cường hoạt động xuống vùng Trường Sa.  Gần đây báo mạng Trung Quốc rêu rao Trung Quốc có đầy đủ lực lượng để “giải quyết rốt ráo” bằng vũ lực nếu muốn đánh chiếm các đảo Trường Sa và Biển Đông…, nhưng không  làm như vậy(!?) - một bộ phận "dân luận" TQ cho đó là nhu nhược, số khác lại lo sợ Mỹ can thiệp hoặc “ mắc mưu” Mỹ !...
Có thể nói, đây là thời kỳ “thú vị” đối với những người nghiên cứu tình hình Biển Đông, nhưng cũng là thời kỳ đáng cảnh giác nhất của các bên nước nhỏ yếu. Đối với Việt Nam tình hình nhắc ta nhớ lại những gì đã từng xảy ra trước tháng 2/1979 và  năm 1988 -khi cũng đã từng diễn ra  sự “đi lại nhộn nhịp” giữa Bắc Kinh và Washington hoặc giữa Hà Nôi và Bắc Kinh.  
Mặc dù bối cảnh và tương quan lực lương hiện nay không hoàn toàn giống với các thời kỳ trước, nhưng không khí đang phảng phất  “mùi vị” của những thời kỳ  đó. Thiết nghĩ không nên úp mở gì, ngoài  Trung Quốc mạnh vượt trội, chỉ có 3 bên tranh chấp đáng kể là Việt Nam,  Đài Loan và Phiilippine, trong đó Đài Loan và Philippine đã chính thức là đồng minh của Mỹ. Việt Nam vẫn trơ trọi một mình, lại bị giới “quân luận” Trung Quốc cho là “yếu” và "không có khả năng tổ chức chiến tranh…"; "nếu Trung Quốc đánh là chắc thắng!...". ̣ 
Có thể nói,  trong bối cảnh tình hình như hiện nay, Việt Nam không thể trông chờ vào sự tốt bụng của ông bạn “bốn tốt” và cũng không thể ảo tưởng vào sự giúp đỡ vô tư và kịp thời của Mỹ hoặc Nga hoặc tập thể ASEAN. Do đó, ngoài việc cần khẩn trương tìm kiếm các mối quan hệ bạn bè, đồng minh và tranh thủ dư luận quốc tế,  Việt Nam KHÔNG CÓ CÁCH NÀO KHÁC là phải tăng cường sức đề kháng của bản thân với những phương thức truyền thống trên cơ sở tự lực, tự cường. Muốn vậy, giới lãnh đạo  hãy tĩnh táo với những bài học cay đắng của quá khứ gần đây và coi đây là một dịp tốt để sửa sai  bằng cách kịp thời xác định một chiến lược, chiến thuật phù hợp  cho trước mắt và tương lai. Nhưng điều kiện tiên quyết là phải đảm bảo khối đoàn kết toàn dân trên dưới một lòng; và chớ để khi có giặc mới đoàn kết thì e sẽ không còn cơ hội nào nữa./. 



Trần Kinh Nghị       
     

5 nhận xét:

  1. VN hãy là đồng minh của Mỹ như Đài loan và Philippin thì sẽ hết "trơ trọi" và sẽ giữ được toàn vẹn lãnh thổ! Thôi đừng chơi trò "leo dây" nữa!

    Trả lờiXóa


  2. Thế đã 40 năm Nixon in China (1)
    =========================

    Tôi xin thông báo với Thủ tướng nhân danh tổng thống Nixon một cách trịnh trọng nhất trước nhất rằng chúng tôi sửa soạn rút quân hoàn toàn ra khỏi Đông Dương và ấn định ngày giờ rút quân, nếu có cuộc ngưng bắn và phóng thích tù binh chúng tôi.
    Tiếp đến, chúng tôi sẽ để cho giải pháp chính trị của Miền Nam Việt Nam tự tiến triển và mặc cho người Việt một mình tự giải quyết

    Kissinger nói với Chu Ân Lai :

    "I would like to tell the Prime Minister, on behalf of President Nixon, as solemnly as I can, that the first of all, we are prepared to withdraw completely from Indochina and to give a fixed date, if there is a ceasefire and a released of our prisoniers.
    Secondly, we will permit the political solution of South Vietnam to evolve and to leave it to the Vietnamese alone."






    Thông tin quả là lọai bí mật
    Khi tôi bắt tay với Chu Ân Lai
    Trên sân bay trống ngọai ô Bắc Kinh
    Ngay giờ đây tòan Thế giới đang nghe ngóng

    Và dù chúng ta mật đàm yên lặng
    Tai mắt Lịch sử đang lắng nghe nhìn
    Bắt từng mỗi cử chỉ
    Và mỗi lời đang biến đổi chúng ta
    Như chúng ta biến đổi
    Làm nên Lịch sử

    News has a kind of mystery;
    When I shook hands with Chou En-lai
    On this bare field outside Peking
    Just now, the whole world was listening.

    And though we spoke quietly
    The eyes and ears of History
    Caught every gesture
    And every word, transforming us
    As we, transfixed
    Made History.
    (Opera : Nixon in China (1) John Adam & Alice Goodman)


    Từng tử thù nay trở thành bạn !

    Đổi thay Thế Sử + Sử Việt Nam. ..

    Vật tế thần cho Tình bạn mới :

    Đài Loan + Nam Việt trong mật đàm !

    Bàn cờ quốc tế sắp xếp lại

    Thế kỷ 20 dâu bể bẽ bàng !

    Mỹ - Trung tìm nhau vì Thời thế

    " Kẻ thù của thù ta "  .. .. đành sang trang !


    Nguyễn Hữu Viện

    Sàigòn, tháng 4 năm 1971 - Paris, tháng 4 năm 2011 -

    Trả lờiXóa
  3. Chia sẻ.

    Kính thưa Bác Trang chủ,
    Xin được chia sẻ hoàn toàn với nhận định và đánh giá của bác. Vận mệnh quốc gia luôn gắn liền an ninh chủ quyền và cố kết nội lực Dân tộc. Câu nói “đi (làm bạn) với Mỹ thì còn Nước, đi với Tàu thì còn đảng” có từ lâu; Vế thứ nhất có thể được khẳng định, trong khi vế thứ 2 đang bị phủ nhận: Không có gì rời ra Dân tộc và Đất nước mà “còn” (tồn tại) được.
    Dân tộc ta cảnh giác với bành trướng Tàu suốt chiều dài lịch sử. Ngày xưa, các vị vua anh minh như Trần Thái tông có rời vị đi tu cũng lên Yên Tử để coi động tĩnh ngoại bang. Ngày nay, cả một đội ngũ trí thức với tâm lực và trí lực của mình luôn đau đáu dõi soi vận thế qua phương tiện nhạy cảm của thời đại là internet và luôn cảnh tỉnh quốc dân và những người lãnh đạo. Đó là lương tâm và trách nhiệm “kẻ sỹ”.
    Sự thực thì “leo dây” mà có kết quả cũng do TRÍ và LỰC. “Trí” không gì khác là kết quả quy tụ “nguyên khí quốc gia”; “Lực” không gì ngoài tinh thần cố kết Dân tộc. Các nước khác dùng được phép “leo dây” hay “liên minh” đều là do đảng cầm quyền của họ bám được và dựa vào Nhân dân toàn nước.
    Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam làm như thế thì sẽ có hậu thuẫn cho việc làm của mình.

    Thân chúc bác Sức khỏe và Thành tựu.

    Trả lờiXóa
  4. Lịch sử hiển bầy
    Rõ ràng như vậy
    Kẻ tráo trở như vậy
    Đã trườn mặt ra tặng 16 chữ vàng
    Chỉ những kẻ đui mù nên chẳng nhìn thấy!

    Trả lờiXóa
  5. Nếu dân tộc là một, đố thằng Tàu đụng đến Việt Nam, dù là cái lông. Còn để mất là do những cái đầu bại não, dứt khoát không phải Nhân dân. Những người chỉ biết nhìn xuống chân ghế, để lại ô nhục cho con cháu mình. Dân tộc này muôn đời nguyền rủa. Tôi thề trên blog: Nếu Tổ quốc cần thằng già này, tôi không ra trận, thì tôi là con chó ghẻ sủa vu vơ!

    Trả lờiXóa

Hoan nghênh mọi ý kiến thảo luận, nhưng làm ơn viết tiếng Việt có dấu và không chửi tục.

Tìm kiếm Blog này